Chương trình học ngành kỹ thuật điện ĐH Bách Khoa HN

Kỹ thuật điện là ngành có triển vọng nghề nghiệp rất lớn trong tương lai. Với vai trò là trường Đại học hàng đầu cả nước về khối kỹ thuật, chương trình học ngành kỹ thuật điện của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội có gì khác biệt so với các trường khác hay tương tự. Hãy cùng tìm hiểu ở phía dưới nhé.

Ngành kỹ thuật điện là gì?

Khái niệm

Kỹ thuật điện là ngành giải quyết vấn đề ở các hệ thống điện vĩ mô như truyền tải năng lượng và điều khiển motor.

Ngành học tập trung vào các lĩnh vực có liên quan đến điện, điện tử và điện từ với nhiều chuyên ngành nhỏ như: năng lượng, điện tử học, hệ thống điều khiển, xử lý tín hiệu, ….

Ngành kỹ thuật điện là gì
Ngành kỹ thuật điện là gì

Các hình thức đào tạo

● Đại học chính quy: xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT quốc gia hàng năm theo tổ hợp xét tuyển khối A00, A01 dựa trên điểm chuẩn mà trường công bố hoặc tuyển thẳng theo quy định của Nhà trường.

● Liên thông Trung cấp, Cao đẳng: Xét tuyển dựa trên hồ sơ đăng ký với các sinh viên tốt nghiệp Trung cấp, Cao đẳng các ngành có liên quan hoặc ngành kỹ thuật điện.

Xem thêm: Hình thức học liên thông Đại học tại đây

Các hình thức đào tạo
Các hình thức đào tạo

Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một trong những đối tác uy tín và tin cậy của Đại học Bách Khoa Hà Nội trong việc tổ chức các khóa học liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và không thể kể đến chuyên ngành kỹ thuật điện.

Nếu bạn có mong muốn hay đang tìm hiểu ngôi trường nào tổ chức xét tuyển hồ sơ liên thông thì Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn đó.

Thời gian đào tạo

● Đại học chính quy: 4- 5 năm.

● Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: 3 – 3.5 năm.

● Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 2 – 2.5 năm.

Chương trình học đại học chính quy

Theo học hệ đại học chính quy, bạn sẽ được đào tạo kiến thức về chính trị- pháp luật, kiến thức chung và chuyên sâu với tổng số tín chỉ là 137 tín.

STTKiến thức đào tạoTín chỉ
1Lý luận chính trị – Pháp luật đại cương13
2Giáo dục thể chất5
3Giáo dục quốc phòng an ninh
4Tiếng Anh6
5Khối kiến thức Toán và Khoa học cơ bản32
6Cơ sở và cốt lõi ngành47
7Kiến thức bổ trợ9
8Tự chọn theo định hướng ứng dụng17
9Thực tập kỹ thuật & Đồ án tốt nghiệp8
TỔNG137

Chương trình học liên thông chuyên ngành hệ thống điện

Chương trình đào tạo đại học Kỹ thuật điện (mã số: 7520201) chuyên ngành hệ thống điện dành cho người đã tốt nghiệp cao đẳng được Ban hành kèm theo Quyết định số 79 ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Quy định:

– Với các bạn học đúng chuyên ngành: Chương trình học gồm 4 kì với tổng 72 tín chỉ.

– Với các bạn học trái chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành liên thông: Chương trình học gồm 5 kỳ bao gồm kì bổ túc và 4 kì tương tự như đúng chuyên ngành với tổng tín chỉ là 92.

Học kìKiến thức chínhHọc phầnSố tín chỉ
0Bổ túc (Đối với sinh viên học khác chuyên ngành liên thông)Triết học Mác-Lênin20
Tư tưởng Hồ Chí Minh
Pháp luật đại cương
Tiếng anh I, II
Phương pháp tính và Matlab
Tin học đại cương
1Cơ sở và cốt lõi ngànhNhập môn ngành Điện19
Lý thuyết mạch điện I
Cơ sở điều khiển tự động
Máy điện I
Vật liệu điện
Kinh tế năng lượng
Vẽ kỹ thuật
2Cơ sở và cốt lõi ngànhLý thuyết mạch điện II24
Điện tử tương tự và số
Kỹ thuật đo lường
Điện tử công suất
Hệ thống cung cấp điện
Thiết bị đóng cắt và bảo vệ
Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp
Đồ án I
3Tự chọn theo định hướng ứng dụngCác nguồn năng lượng tái tạo21
Đồ án II
Lưới điện
Ngắn mạch trong hệ thống điện
Rơ le bảo vệ
Kỹ thuật điện cao áp
Nhà máy điện và trạm biến áp
Thí nghiệm HTĐ I (CA1, Lưới điện)
Thí nghiệm HTĐ II (BV&ĐK,  NMĐ&TBA)
4Thực tập kỹ thuật & Đồ án tốt nghiệpThực tập kỹ thuật8
Đồ án tốt nghiệp cử nhân
TỔNG92

Các yêu cầu chuẩn đầu ra ngành kỹ thuật điện

Yêu cầu về kiến thức

Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là trường đại học hàng đầu cả nước chuyên về đào tạo các ngành kỹ thuật điện. Khi theo học tại đây, các bạn sẽ được học:

Kiến thức giáo dục đại cương: trang bị cho sinh viên các kiến thức giáo dục đại cương về Lý luận của Chủ nghĩa Mác Lênin và Tư tưởng Hồ Chí Minh; các kiến thức cơ bản về Toán, Lý, tiếng Anh, .…

Kiến thức cơ sở ngành: trang bị cho sinh viên những kiến thức về Toán chuyên ngành kỹ thuật điện, cơ sở hệ thống điện, các ứng dụng quan trọng của kỹ thuật điện, .…

Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được trang bị các kiến thức chuyên ngành để quản lý vận hành hệ thống điện: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng cũng như việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Phân tích, đánh giá và khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống điện: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng.

Chuẩn đầu ra ngành kỹ thuật điện
Chuẩn đầu ra ngành kỹ thuật điện

Kỹ năng cần thiết

– Kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề.

– Kỹ năng giao tiếp: giao tiếp với mọi người xung quanh và biết cách tập hợp mọi người cùng tham gia làm việc để giải quyết công việc.

Yêu cầu về kỹ năng
Yêu cầu về kỹ năng

– Làm việc nhóm: khả năng thích nghi và hòa nhập nhanh vào nhóm, phối hợp hiệu quả giữa các thành viên

– Quản lý: kiến thức cơ bản về quản lý kinh tế, tài chính, thuế, quản trị dự án, quản lý thời gian và điều hành công việc hiệu quả.

– Ngoại ngữ: Am hiểu kiến thức tiếng Anh chuyên ngành, có thể sử dụng tiếng Anh phục vụ hoạt động nghề nghiệp.

Xem thêm: 5 kỹ năng cần thiết nhất của kỹ sư ô tô tại đây

Cơ hội việc làm

Tốt nghiệp Kỹ sư ngành Kỹ thuật điện, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:

Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện
Cơ hội nghề nghiệp ngành kỹ thuật điện

● Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước.

● Các công ty truyền tải điện, công ty điện lực địa phương với vai trò là người thực hiện trực tiếp việc vận hành hệ thống điện hoặc là người quản lý sản xuất và kinh doanh điện năng.

● Các công ty tư vấn thiết kế và xây lắp các công trình điện.

● Các công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, với vai trò là người vận hành dây chuyền sản xuất, lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện hoặc là người điều hành quản lý dây chuyền sản xuất.

● Các công ty thương mại, lắp đặt và cung ứng các dịch vụ, vật tư thiết bị ngành điện.

● Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.

Xem thêm: Học ngành kỹ thuật điện ra trường làm gì? tại đây