Học kỹ thuật điện ra trường làm gì? Mức thu nhập ngành này là bao nhiêu? Lý do tại sao kỹ thuật điện lại trở thành ngành nghề hot như hiện nay? Có những yêu cầu hay kỹ năng nào để thực hiện tốt công việc ở các vị trí ngành kỹ thuật điện? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở phía bên dưới.
Nội dung bài viết
Triển vọng ngành công nghệ thông tin
Trong nhiều năm liền, kỹ thuật điện liên tục lọt top những nghề nghiệp của tương lai, những nghề nghiệp có lương cao nhất. Điều đó đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn của các vị trí việc làm trong lĩnh vực này.
Những năm gần đây, số lượng sinh viên thi và học các ngành kỹ thuật điện tăng lên nhanh chóng, thậm chí nhiều người trái ngành còn quyết định chuyển nghề sang lĩnh vực này.
Theo dự đoán, trong tương lai, kỹ thuật điện vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề khác, từ sản xuất đến kinh doanh và cả đời sống xã hội. Dù lựa chọn của bạn là hướng đi nào, vị trí việc làm nào thì cũng hãy tự tin rằng bạn có rất nhiều triển vọng và không gian để phát triển, miễn là bạn có đam mê, nỗ lực và đủ xuất sắc để cạnh tranh.
Xem thêm: Tổng quan về ngành kỹ thuật điện Tại đây
Dưới đây là 5 công việc có mức thu nhập ổn định và cao dành cho sinh viên ngành kỹ thuật điện và các bạn đã có kinh nghiệm 1-3 năm trong nghề.
Nhân viên lắp đặt hệ thống điện
Mức lương: 6- 10 triệu đồng/ tháng.
Mô tả công việc
Các công việc chính của nhân viên lắp đặt hệ thống điện phải thực hiện:
– Phối hợp với các bộ phận liên quan cùng tiến hành kiểm tra, hoàn thành thủ tục nghiệm thu, bàn giao cho khách hàng hệ thống điện.
– Thi công đấu nối tủ bảng điện / điện nhẹ.
– Triển khai lắp đặt, kiểm tra vận hành chạy thử và bàn giao thiết bị cho khách hàng.
– Khắc phục sự cố kỹ thuật kịp thời cho khách hàng.
– Báo cáo định kỳ và bất thường theo yêu cầu của người phụ trách chính xác, kịp thời.
Các kỹ năng cần thiết
Kỹ năng giao tiếp, lắng nghe.
Kỹ năng đàm phán và thuyết phục.
Kỹ năng giải quyết vấn đề.
Trung thực, năng động, nhiệt tình, chịu được áp lực cao.
Có khả năng làm việc ngoài giờ và đi công tác xa.
Kỹ sư thiết kế
Mức lương: 10 – 15 triệu đồng / tháng.
Mô tả công việc
Các công việc chính của một kỹ sư thiết kế:
– Thiết kế bản vẽ hệ thống điện.
– Giám sát thi công, lắp đặt các hệ thống điện.
– Đảm bảo tiến độ thi công theo đúng tiến độ của dự án.
– Báo cáo tiến độ công việc hàng ngày, lập kế hoạch thi công.
– Giám sát và đảm bảo thực hiện đầy đủ an toàn lao động tại công trường.
– Thực hiện các yêu cầu khác theo yêu cầu của cấp trên.
Yêu cầu cơ bản
Để có thể đảm nhận vị trí công việc này, bạn cần:
– Có kiến thức và kinh nghiệm giám sát & thi công các công trình Cơ Điện.
– Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng.
– Chấp nhận đi công trình theo yêu cầu công việc.
– Có tinh thần làm việc nhóm cao, chịu được áp lực công việc.
Kỹ sư hệ thống điện
Mức lương: 12-18 triệu đồng/ tháng.
Mô tả công việc
Môi trường làm việc khác nhau thì công việc cụ thể của Kỹ sư Hệ thống điện cũng khác nhau nhưng nhìn chung, các nhiệm vụ chính của họ thường gồm có:
– Tính toán các thông số kỹ thuật cho thiết kế hệ thống điện, xác định các vật tư, thiết bị cần thiết.
– Chỉ đạo hoặc điều phối các hoạt động thiết kế, xây dựng, lắp đặt, bảo trì, hỗ trợ vận hành hệ thống điện, soạn thảo tài liệu và thử nghiệm để đảm bảo thiết kế tuân thủ các thông số kỹ thuật.
– Tổng hợp dữ liệu và viết báo cáo về các nghiên cứu hoặc dự án kỹ thuật điện hiện có hoặc tiềm năng.
– Chuẩn bị các bản vẽ kỹ thuật, thông số kỹ thuật của hệ thống điện hoặc bản đồ địa hình để đảm bảo việc lắp đặt và vận hành phù hợp với tiêu chuẩn và yêu cầu.
– Thiết kế, thực hiện, bảo trì hoặc cải tiến các thiết bị điện, thành phần, sản phẩm hoặc hệ thống cho mục đích thương mại, công nghiệp hoặc gia dụng.
Các kỹ năng thực hiện tốt công việc
Kỹ năng kỹ thuật xuất sắc để phân tích và làm việc với nhiều hệ thống điện khác nhau.
Kỹ năng công nghệ thành thạo để sử dụng các phần mềm phân tích hệ thống điện như EasyPower, Adobe Professional, thiết kế điện và kiến trúc mạng, phân tích dòng tải và điều phối thiết bị bảo vệ.
Kỹ năng giao tiếp tốt để hợp tác với đồng nghiệp và tương tác với khách hàng.
Kỹ năng phân tích mạnh mẽ để tìm ra giải pháp cho vấn đề.
Kỹ năng quản lý dự án.
Trưởng phòng cơ điện
Mức lương: 10-20 triệu tháng.
Mô tả công việc
Đảm nhận vị trí Trưởng phòng cơ điện, bạn sẽ chịu trách nhiệm trong việc:
• Quản lý toàn bộ phòng sản xuất.
• Quản lý các mặt về con người và dây chuyền sản xuất.
• Đảm bảo sản xuất liên tục theo đúng kế hoạch đã đặt ra.
• Xử lý nhanh các lỗi phát sinh trên dây chuyền trong ca của mình.
• Nghiên cứu cải tiến tăng hiệu quả sản xuất, giảm chi phí.
• Hướng dẫn và đào tạo công nhân.
Yêu cầu
• Có khả năng lập kế hoạch, thống kê, phân tích, đánh giá, báo cáo.
• Có tinh thần trách nhiệm cao, trung thực trong công việc.
• Chịu được áp lực công việc cao, linh hoạt xử lý các tình huống/ sự vụ.
Chuyên viên kiểm soát thiết kế M&E
Mức lương trung bình: 15-45 triệu (tùy năng lực và kinh nghiệm).
Mô tả công việc
Quản lý kiểm soát, kiểm tra, thẩm định chi tiết hồ sơ tư vấn thiết kế bộ môn điện từ thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật, thiết kế thi công đạt yêu cầu về chất lượng và tiến độ cho tất cả các dự án của Tập đoàn và Công ty theo phân công phụ trách.
Triển khai bản vẽ chi tiết phát sinh liên quan đến thiết kế bộ môn điện khi Chủ đầu tư điều chỉnh thiết kế điện tại hiện trường.
Lên kế hoạch đôn đốc tư vấn thiết kế điện, lập báo cáo định kỳ cho lãnh đạo phòng.
Tham gia đóng góp ý kiến về thiết kế quy hoạch, concept liên quan tới bộ môn điện.
Phối hợp với các bộ môn khác để kiểm soát hồ sơ thiết kế.
Tham gia thực hiện công tác bàn giao, đóng dấu hồ sơ điện.
Ưu tiên
Đã làm việc nhiều năm tại các đơn vị TVTK nước ngoài (Arup, Aurecon, …), các TVTK lớn tại Việt Nam hoặc các chủ đầu tư lớn.
Có chứng chỉ hành nghề thiết kế xây dựng hạng I (chuyên ngành Điện).
Thông thạo và am hiểu các QCVN/TCVN liên quan đến thiết kế xây dựng dự án. Thành thạo MCOF, AUTOCAD, Revit, ….
Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết của sinh viên ngành kỹ thuật điện Tại đây
Các trường đào tạo ngành Kỹ thuật điện
Không thể kể đến trường đại học hàng đầu về khối ngành kỹ thuật là Đại học Bách Khoa Hà Nội. Với truyền thống hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bách Khoa đã khẳng định được tiếng nói riêng của mình trong nước và quốc tế. Là trường đào tạo uy tín và chất lượng về ngành kỹ thuật điện và các khối ngành kỹ thuật khác.
Ngoài việc xét tuyển theo hình thức thi tuyển THPT quốc gia hàng năm. Trường Bách Khoa còn thường xuyên liên kết với các trường Cao đẳng khác trong đó có trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nhằm đào tạo liên thông, văn bằng 2 với các chuyên ngành kỹ thuật.
Đây cũng là hình thức học không còn xa lạ với các bạn sinh viên muốn học lên cao hơn nhằm hướng đến vị trí công việc tốt hơn trong tương lai.
Tìm hiểu thêm về hình thức đào tạo vừa làm vừa học Tại đây
Ngoài ra còn có các trường khác như: Đại học Điện lực, Đại học Mỏ- Địa chất, Học viện Công nghệ Bưu chính viễn thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ TP. HCM, Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, ….