Du lịch bền vững được nhiều du khách Việt Nam lựa chọn

Việt Nam được biết đến là một quốc gia có nhiều địa danh thắng cảnh nổi tiếng được du khách trong nước và quốc tế biết đến và là một trong các địa điểm du lịch nổi tiếng. Tuy nhiên việc khai thác không đảm bảo sẽ dẫn đến suy thoái, vậy nên cần đẩy mạnh hoạt động du lịch gắn với tính bền vững về mọi mặt. 

Du lịch bền vững là gì?

Loại hình du lịch này trong tiếng Anh có tên là Sustainable Tourism. Hiểu một cách khoa học thì đây là loại hình du lịch hướng đến mục tiêu chính là việc phát triển các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa đồng thời vẫn đảm bảo sự quan tâm, chú trọng đến việc bảo tồn và tôn tạo các nguồn tài nguyên cho việc phát triển hoạt động du lịch trong tương lai.

Lai Châu là một trong những điểm du lịch đáng đến trong tour du lịch vòng cung Tây Bắc
Loại hình du lịch kết hợp với bảo tồn, tôn tạo tài nguyên

Hay dễ hình dung hơn, hình thức du lịch này nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế, xã hội, thẩm mỹ của con người trong khi đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống con người.

Như vậy, Sustainable Tourism chính là du lịch giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương và có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào.

Xem thêm: Du lịch chữa lành giúp cân bằng cuộc sống tại đây 

Các yếu tố cấu thành nên loại hình du lịch này

Du lịch bền vững có ba hợp phần chính, đôi khi được ví như “ba chân”. Đó chính là: Môi trường – Văn hóa xã hội – Kinh tế

Thân thiện với môi trường: có tác động thấp đến môi trường tự nhiên và khu bảo tồn biển. Nó giảm thiểu các tác động đến môi trường và cố gắng có lợi cho môi trường.

Gần gũi về xã hội và văn hóa: không gây hại đến các cấu trúc xã hội và văn hóa của cộng đồng nơi mà chúng được thực hiện. Thay vào đó thì nó lại tôn trọng văn hóa và truyền thống địa phương. 

Phát triển kinh tế địa phương: đóng góp về mặt kinh tế cho cộng đồng và tạo ra những thu nhập công bằng và ổn định cho cộng đồng địa phương cũng như càng nhiều bên liên quan khác càng tốt. 

Du lịch Việt Nam đang dần lấy lại vị thế
Đáp ứng đủ tiêu chí ba chân sẽ mang đến sự phát triển bền vững cho du lịch

Một đơn vị kinh doanh du lịch mà hội đủ ba tiêu chí trên thì “sẽ kinh doanh tốt nhờ làm tốt”. 

Điều này có nghĩa là kinh doanh du lịch có thể tăng cường việc bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, đánh giá cao giá trị văn hóa, mang lợi tức đến cho cộng đồng và cũng có thể sẽ thu lợi tức.

Xem thêm: Các hoạt động trải nghiệm thực tế của sinh viên khoa du lịch tại đây

Giải pháp phát triển du lịch bền vững ở nước ta

Du lịch là một trong những ngành công nghiệp tạo nhiều lợi nhuận nhất cho đất nước. Khoảng 96% du khách Việt Nam đồng ý rằng Sustainable Tourism rất quan trọng, 94% trong số đó mong muốn hành trình trải nghiệm và khám phá du lịch của mình thân thiện với môi trường hơn trong những năm tới. Tuy nhiên, một số phát hiện mới cũng chỉ ra rằng, du khách toàn cầu cũng đang cảm thấy gánh nặng từ những thách thức không nhỏ mà lựa chọn này mang lại.

Kết quả trên được rút ra từ nghiên cứu được tiến hành và đánh giá dựa trên dữ liệu từ hơn 31.000 du khách đến từ 34 quốc gia và vùng lãnh thổ, phản ánh quan điểm, sự ưu tiên và tác động của du lịch đặc biệt là Sustainable Tourism vững đối với quyết định của người tiêu dùng.

Việt Nam - đất nước giàu tiềm năng phát triển du lịch
Du khách Việt Nam rất mong muốn và tích cực hưởng ứng trải nghiệm du lịch này

Xem thêm: Học du lịch tại FTC – Nuôi dưỡng ước mơ xê dịch tại đây

Việc đẩy mạnh và phát triển du lịch bền vững  – Sustainable Tourism cần chú trọng một số giải pháp như:

  • Đảm bảo tính hiệu quả kinh tế và tính cạnh tranh để các doanh nghiệp và các điểm du lịch có khả năng tiếp tục phát triển phồn thịnh và đạt lợi nhuận lâu dài.
  • Đẩy mạnh sự gia tăng tối đa đóng góp của du lịch đối với sự phát triển thịnh vượng của nền kinh tế địa phương tại các điểm du lịch, khu du lịch; bao gồm phần tiêu dùng của khách du lịch được giữ lại tại địa phương.
  • Tăng cường số lượng và chất lượng việc làm tại địa phương do ngành du lịch tạo ra và được ngành du lịch hỗ trợ, không có sự phân biệt đối xử về giới và các mặt khác.
  • Có sự phân phối lại lợi ích kinh tế và xã hội thu được từ hoạt động du lịch một cách công bằng và rộng rãi cho tất cả những người trong cộng đồng đáng được hưởng.
  • Cung cấp những dịch vụ an toàn, chất lượng cao thỏa mãn đầy đủ yêu cầu của du khách, không phân biệt đối xử về giới, chủng tộc, thu nhập cũng như các mặt khác.
  • Thu hút và trao quyền cho cộng đồng địa phương xây dựng kế hoạch và đề ra các quyết định về quản lý và phát triển du lịch, có sự tham khảo tư vấn của các bên liên quan.
Du lịch giúp phục hồi thân - tâm - trí
Phát triển bền vững mang đến hiệu quả về kinh tế và cân bằng hệ sinh thái xanh
  • Duy trì và tăng cường chất lượng cuộc sống của người dân địa phương, bao gồm cơ cấu tổ chức xã hội và cách tiếp cận các nguồn tài nguyên, hệ thống hỗ trợ đời sống, tránh làm suy thoái và khai thác quá mức môi trường 
  • Tôn trọng và tăng cường giá trị các di sản lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, truyền thống và những bản sắc đặc biệt của cộng đồng dân cư địa phương tại các điểm du lịch.
  • Duy trì và nâng cao chất lượng của cảnh vật, kể cả ở nông thôn cũng như thành thị, tránh để môi trường xuống cấp.
  • Hỗ trợ cho việc bảo tồn khu vực tự nhiên, môi trường sống, sinh vật hoang dã và giảm thiểu thiệt hại 
  • Giảm thiểu mức sử dụng những nguồn tài nguyên quý hiếm và không thể tái tạo được trong việc phát triển và triển khai các cơ sở, phương tiện và dịch vụ du lịch.
  • Chú trọng xây dựng môi trường trong lành thông qua việc giảm thiểu ô nhiễm không khí, nước, đất và rác thải từ du khách và các hãng du lịch.

Những giải pháp trên cho sự phát triển chỉ mang tính tương đối bởi vì trong xã hội luôn luôn có sự thay đổi và phát triển. Cũng đó đó mà sự bền vững của yếu tố này có thể sẽ là nguyên nhân ảnh hưởng đến sự bền vững của những yếu tố khác.

Để có thêm nhiều thông tin và kiến thức về lĩnh vực du lịch, có thể đăng ký xét tuyển và lựa chọn theo học ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC). Thí sinh liên hệ hotline 0866 981 669 để được tư vấn và hướng dẫn xét tuyển nhanh chóng

Xem thêm: Tổng quan ngành du lịch tại FTC tại đây