Nghề nail là một trong những nghề đòi hỏi sự tỉ mỉ và quy trình làm việc cẩn thận. Vệ sinh khử trùng dụng cụ nail là một công đoạn quan trọng để đảm bảo an toàn cho khách hàng và sự uy tín của mọi đơn vị. Việc thực hiện đúng các bước và lưu ý dưới đây sẽ giúp vệ sinh hiệu quả, ngăn cản được sự lây lan của các tác nhân gây bệnh nguy hiểm.
Nội dung bài viết
Những rủi ro khi sử dụng dụng cụ nail kém vệ sinh
Dễ mắc các bệnh truyền nhiễm
Khách hàng dễ mắc các bệnh lây qua đường máu như: nấm móng, nhiễm trùng móng, viêm gan B, C, ung thư hoặc HIV/AIDS.
Các trường hợp bệnh nhân mắc phải những bệnh trên do quá trình làm móng đã không còn quá xa lạ. Nhiều tiệm làm nail có thói quen dùng đi dùng lại những bộ dụng cụ và còn ít vệ sinh nó, điều này sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn lây từ người này sang người khác.
Các chuyên gia cho biết, việc dùng kềm cắt móng chung cũng giống như việc sử dụng chung kim tiêm, kim châm cứu, kim xăm. Nếu vô tình sử dụng những bộ dụng cụ nail kém vệ sinh và bị trầy da, chảy máu thì rất dễ mắc các căn bệnh truyền nhiễm.
Làm ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ
Nếu những tiệm nail sử dụng bộ dụng cụ quá cũ, kém chất lượng và kém vệ sinh để làm cho khách thì sẽ dễ ảnh hưởng đến chất lượng của thành phẩm. Các dụng cụ gỉ sét hoặc bẩn sẽ khiến các bước làm nail kế tiếp không hiệu quả, lớp sơn bám không chắc, móng tay không được định hình.
Dụng cụ dễ hư, hỏng
Những chất bẩn, cặn bã tích tụ lâu ngày sẽ gây ra các vấn đề như gỉ sét, biến dạng, giảm độ bén của dụng cụ, nhất là đối với các dụng cụ nail bằng kim loại.
Các dụng cụ cần vệ sinh và khử trùng
Mỗi bộ đồ dùng vệ làm móng đều cần vệ sinh đảm bảo sạch sẽ, an toàn. Trong đó, những bộ đồ nghề chắc chắn không thể thiếu cho quá trình khử trùng này gồm:
- Đồ dũa móng tay: Là dụng cụ được sử dụng cho việc định dạng hình dáng móng, có hai loại là đồ dũa kim loại và đồ dũa giấy. Đồ dũa móng sẽ tiếp xúc trực tiếp với móng, vì vậy việc vệ sinh rất quan trọng.
- Kềm cắt móng tay: Là dụng cụ tiếp xúc trực tiếp với móng và da, dễ gây chảy máu, tổn thương da nếu dùng không đúng cách. Chính vì vậy đây là dụng cụ cần được vệ sinh khử trùng cẩn thận để đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Kềm cắt da: Kềm cắt da là dụng cụ được sử dụng để cắt da, móng tay, móng chân. Với tính sắc giống kềm cắt móng tay, dụng cụ này cũng cần được vệ sinh khử trùng đúng cách để không gây ra các bệnh truyền nhiễm khi người làm lỡ tay gây chảy máu cho khách hàng.
- Bàn chải móng tay: Là dụng cụ nail được dùng để làm sạch và chải móng tay, chính vì vậy các bàn chải sau khi sử dụng thường dính rất nhiều bụi bẩn. Dụng cụ này cần được làm sạch mỗi khi dùng để đảm bảo không lây lan vi khuẩn từ người này sang người khác.
- Buffer: Trong các dụng cụ làm nail buffer là công cụ giúp loại trừ những cạnh móng không đều, làm sáng bề mặt và loại bỏ những vết bẩn trên móng. Cũng giống như bàn chải móng, buffer sau khi sử dụng cũng mang rất nhiều cặn bẩn cần được làm sạch trước khi sử dụng vào lần kế tiếp.
- Que gỗ cam: Hay còn được biết đến là gậy làm móng, đây là dụng cụ có đầu vót nhọn một bên và một bên nhẵn tròn. Thanh que này sẽ giúp định hình vùng da quanh móng, đẩu lớp biểu bì của móng. Vì có đầu nhọn dễ gây tổn thương, nên người sử dụng cần phải vệ sinh que gỗ này thường xuyên và thậm chí là đổi mới liên tục.
Quy trình thực hiện vệ sinh khử trùng dụng cụ làm nail
Vệ sinh dụng cụ nail là quá trình loại bỏ chất bẩn ra khỏi bề mặt của dụng cụ. Quá trình này thường được thực hiện bằng xà phòng và nước ấm, hoặc các sản phẩm vệ sinh chuyên dụng. Khử trùng dụng cụ là quá trình diệt vi khuẩn, nấm và các tác nhân gây bệnh trên bề mặt dụng cụ. Khử trùng dụng cụ thường được thực hiện bằng các phương pháp hóa học, vật lý hoặc kết hợp cả hai.
Một quy trình vệ sinh dụng cụ làm nail đúng sẽ kết hợp cả bước vệ sinh và khử trùng dụng cụ, có thể thực hiện theo các bước sau:
- Bước 1: Sử dụng bàn chải và lượng xà phòng vừa đủ để chà sạch các dụng cụ, cọ sạch các vết bẩn xung quanh dụng cụ. Bước này giúp loại bỏ các vết bẩn vật lý và làm sạch sơ bộ.
- Bước 2: Rửa lại với nước ấm, rửa sạch các vết bẩn và xà phòng xung quanh dụng cụ. Sau đó hãy dùng khăn sạch lau khô các dụng cụ đó. Đây là bước đầu giúp các vi khuẩn được loại bỏ.
- Bước 3: Ngâm các dụng cụ làm móng vào dung dịch khử trùng trong thời gian khoảng 10 phút, có thể lựa chọn các loại dung dịch diệt khuẩn dành cho dụng cụ kim loại.
- Bước 4: Sau khi khử trùng xong, hãy dùng kẹp kim loại hoặc găng tay lấy các dụng cụ ra và rửa lại sạch với nước. Rửa xong thì dùng khăn sạch, khô để lau khô các dụng cụ đó.
- Bước 5: Bảo quản các dụng cụ ở những nơi sạch sẽ, tránh vi khuẩn. Nên bảo quản trong hộp chuyên dụng để đảm bảo an toàn hơn.
- Bước 6: Nếu cần, hãy kiểm tra và bảo dưỡng dụng cụ nail theo định kỳ và thay mới nếu cần thiết.
Lựa chọn học nails tại FTC
Nghề làm nail là một trong những ngành nghề có có triển vọng tại thị trường lao động Việt Nam. Nếu đang muốn tìm hiểu về ngành nghề này thì không thể bỏ qua khóa học làm nail – chăm sóc vẽ móng và ngành học Chăm sóc sắc đẹp tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC).
Với khóa học thời gian đào tạo ngắn và được cấp chứng chỉ, còn với chương trình học chuyên sâu sẽ đào tạo 3 năm được cấp bằng Cao đẳng chính quy có giá trị lâu dài. Cả hai chương trình học đều sẽ được trải nghiệm cơ sở vật chất hiện đại, môi trường học tập chuyên nghiệp dưới sự dẫn dắt của những giảng viên có chuyên môn cao. Sau khi kết thúc khóa học, người học có thể tự tin làm việc theo đúng mong muốn của bản thân.
Xem thêm: Tổng quan về ngành chăm sóc sắc đẹp tại đây