Nhu cầu du lịch trong nước tăng cao vào những ngày nghỉ lễ. Tiềm năng phát triển sau dịch

Hơn 1,1 triệu khách đi máy bay, 3 địa phương thu nghìn tỷ

Dù lượng khách đi máy bay dịp lễ 30/4 -1/5 tăng mạnh nhưng vẫn chưa bằng cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, du lịch vẫn bùng nổ. Riêng top 3 địa phương đón được hơn 2 triệu lượt khách, doanh thu đạt 4.000 tỷ đồng

Khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 tại sân bay Nội Bài
Khách đi máy bay dịp lễ 30/4-1/5 tại sân bay Nội Bài

Trong đó, Thanh Hóa dẫn đầu cả nước với tổng cộng 898.000 lượt khách với tổng doanh thu từ du lịch đạt 1.960 tỷ đồng, tăng 123,2% so với năm 2021. Đây là địa phương thu hút đông đảo du khách nhất cả nước dịp lễ vừa qua.

Tiếp sau đó là Nghệ An ước đón 712.000 lượt khách, doanh thu từ các dịch vụ du lịch đạt 855 tỷ đồng. Các khách sạn từ 3-5 sao ở thị xã Cửa Lò và một số điểm du lịch ở Diễn Châu, Con Cuông đạt công suất 90-100%; nhiều khu, điểm du lịch trong tỉnh như hoạt động vượt công suất.

Hà Nội giữ vị trí thứ ba trong top đầu, với khoảng hơn 550.000 lượt khách, trong đó có khoảng 2.000 khách quốc tế. Tổng thu từ khách du lịch ước trên 1.500 tỷ đồng, tăng 17 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

Mở cửa du lịch – trở lại trạng thái bình thường

Theo đánh giá tình hình kinh doanh khả quan trong dịp lễ 30/4 cho thấy tâm lý đi du lịch của nhóm khách gia đình từ 10-20 khách và các doanh nghiệp từ 200 -1.000 khách đã trở về trạng thái bình thường như trước dịch.

Lễ 30/4 là thời điểm trước thềm mùa hè, xuất hiện nắng nóng nên các tuyến điểm du lịch biển, đảo rất hút khách. Các đơn vị lữ hành cho biết, xếp đầu bảng trong chùm tour du lịch trong nước là Quảng Ninh, Đà Lạt, Phú Quốc, Nha Trang – Ninh Chữ, Đà Nẵng.

Sử trở lại đầy ngoạn mục của du lịch trong nước kéo theo sự nóng lên về nhu cầu du lịch, nghỉ dưỡng của người dân sau dịch. Đây chính là thời điểm vàng để du lịch phát triển.

Đặc biệt, với chiến dịch truyền thông “Live fully in Vietnam” (Sống trọn vẹn ở Việt Nam) trên trang web vietnam.travel và các mạng xã hội, nhắm đến thị trường khách quốc tế hứa hẹn sẽ là điểm dừng chân tham quan và trải nghiệm của nhiều du khách nước ngoài.

Top các ngành học bắt kịp xu hướng

Du lịch phát triển kéo theo sự lớn lên của đa dạng các ngành nghề trong đó không thể không nhắc đến các vị trí công việc như Tiếp viên hàng không, hướng dẫn du lịch, quản trị tour. điều hành tour du lịch, ….Với việc thành thạo các nghiệp vụ cơ bản cùng với khả năng ngoại ngữ tốt, bạn sẽ rất dễ dàng tìm kiếm được công việc với mức thu nhập cao, được thỏa sức với đam mê chinh phục bầu trời và phiêu lưu tại những vùng đất mới.

Tiếp viên hàng không: ngành học không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu về bằng cấp nhưng có những tiêu chuẩn tuyển chọn đầu vào vô cùng khắt khe và kỹ lưỡng đặc biệt là trình độ ngoại ngữ tốt và ngoại hình ưa nhìn. Cùng với đó, mức thu nhập rất hấp dẫn có thể lên tới 30-40 triệu/ tháng và được hưởng các trợ cấp ngoài giờ bay.

Hướng dẫn du lịch: Trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam, ngành du lịch là một ngành kinh tế mũi nhọn. Dịch ᴠụ du lịch luôn là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu kinh tế. Tiềm năng phát triển du lịch Việt Nam là không thiếu ᴠì thế mà hướng dẫn viên du lịch đóng vai trò như là người “công nhân” lao động trong lĩnh ᴠực du lịch – “ngành công nghiệp không khói”. Mức thu nhập cực ưu đãi với các khoản thưởng từ du khách, mức thu nhập trung bình từ 18 – 20 triệu đồng/ tháng.

Xem thêm: Các kỹ năng cần thiết của một hướng dẫn viên du lịch Tại đây

Hướng dẫn du lịch
Hướng dẫn du lịch

Điều hành tour: song hành với hướng dẫn du lịch, điều hành tour chính là những người sắp xếp chuyến đi của du khách được trọn vẹn và hài lòng nhất. Cả hai chính là bộ mặt của công ty và cũng là người chịu trách nhiệm, làm việc trực tiếp với khách hàng. Đây là một nghề khá nổi trong những năm gần đây với những combo trải nghiệm siêu tiện ích và tiết kiệm mang đến cho du khách.

Xem thêm: Tổng quan ngành điều hành tour Du lịch Tại đây

Nên học khối ngành Du lịch ở đâu?

Lời khuyên dành cho các bạn sĩ tử năm nay nếu đang muốn tìm kiếm các trường đào tạo khối Du lịch có thể lựa chọn các trường Cao đẳng như: Cao đẳng Du lịch Hà Nội, Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội, Cao đẳng Kinh tế và Thương Mại Hà Nội, Cao đẳng Quốc tế Hà Nội, ….

Đặc biệt là ngôi trường giàu truyền thống hiếu học, lấy sinh viên làm trung tâm, là nòng cốt của mọi sự phát triển – Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Tiền thân là Cao đẳng Văn Lang- chuyên về đào tạo du lịch và tổ chức các kỳ thi cấp chứng chỉ nghiệp vụ chuẩn theo quy định của Bộ. Phát huy thế mạnh xuyên suốt quá trình hình thành và phát triển, hiện nay trường đang đào tạo các nhóm ngành như Hướng dẫn du lịch, Quản trị và điều hành Tour du lịch, Quản trị dịch vụ & Lữ hành, … thuộc khoa Du lịch dưới sự dẫn dắt của Trưởng khoa thầy Lê Thanh Tiến.

khuôn viên trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
khuôn viên trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội

Ngoài việc chương trình học thiết kế 70% thực hành cùng với chương trình đào tạo được cập nhật bổ sung thường xuyên đáp ứng tối đa nhu cầu của người học và nhu cầu xã hội. Nhà trường còn thường xuyên tổ chức các hoạt động trải nghiệm, tham quan và thực tập tại các công ty lữ hành trường đang liên kết hợp tác. Qua những hoạt động này sẽ giúp sinh viên vừa nắm chắc, vận dụng được kiến thức lý thuyết vào thực tế, vừa rèn luyện kỹ năng mềm, là bước tập dượt giúp các em khi ra trường có thể tự tin và bắt nhịp nhanh chóng với công việc.

Xem thêm: Các ưu đãi dành tặng tân sinh viên khi nhập học tại FTC Tại đây