Hơn 2 năm chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch Covid 19, có rất nhiều ngành nghề bị kìm hãm phát triển đặc biệt là du lịch. Tuy nhiên dịch bệnh cũng tạo ra những cơ hội kinh doanh mới, các ngành nghề ngách chiếm lợi thế và phát triển với tốc độ chóng mặt trong đó phải kể đến sự lớn lên không ngừng của thị trường e- commerce.
Nội dung bài viết
Thương mại điện tử tăng trưởng mạnh mẽ
Dịch bệnh Covid-19 đã góp phần không nhỏ thúc đẩy thị trường ecommerce tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 và làm bàn đạp cho nhiều đột phá mới trong tương lai. Đại dịch Covid-19 đã tái định hình thói quen mua sắm của người dùng trong năm 2021. Các diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng nghiêm trọng tới các hoạt động truyền thống trong kinh doanh, phân phối hàng hóa.
Thương mại Điện tử (TMĐT) đã giúp xóa bỏ mọi rào cản về khoảng cách không gian và thời gian trong kinh doanh. Đồng thời thúc đẩy tiêu thụ “Hàng tiêu dùng và Thực phẩm” trong giai đoạn dịch, điển hình là các mặt hàng thiết yếu và nông sản. Do đó, e- commerce đang được kỳ vọng sẽ thúc đẩy nền kinh tế Internet Đông Nam Á tiến lên trong thập kỷ tới với tốc độ phát triển nhanh vũ bão.
Bối cảnh dịch bệnh Covid-19 phức tạp đã gây ra nhiều tác động tiêu cực không nhỏ lên các lĩnh vực kinh tế trên toàn thế giới. Tuy nhiên, đối với ngành e- commerce, Covid-19 dường như đã mang đến cơ hội lớn, với lượng thảo luận của người dùng vào năm 2021 tăng gấp 7 lần so với năm 2020.
Mua nhu yếu phẩm, thực phẩm online “lên ngôi”. Năm 2021 vừa qua, Top ngành hàng được nhắc tới nhiều nhất trên Facebook, đầu tiên phải kể đến các ngành hàng thiết yếu như: Hàng tiêu dùng – thực phẩm với hơn 16.288.430 tin bài và Nhà cửa – đời sống với 15.792.410 tin bài, kế đến là các ngành Làm đẹp – sức khỏe, Thời trang và Thiết bị số.
Dưới tác động của đại dịch Covid-19, người tiêu dùng ngày càng quan tâm hơn đến chất lượng cũng như chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày, do đó, ta có thể thấy rằng các mặt hàng có lượt đề cập top đầu đều là các mặt hàng thực phẩm nhiều dinh dưỡng như bánh tráng, đậu xanh, sữa chua, mật ong, sữa tươi.
Những cơ hội “bùng nổ” trong năm 2022
Tiếp nối các xu hướng và sự tăng trưởng trong năm 2021, Top 4 sàn nên tập trung đẩy mạnh các hoạt động truyền thông và tăng trải nghiệm người tiêu dùng. Trong đó, Shopee nên tiếp tục triển khai các chương trình khuyến mãi, minigame, livestream đa dạng – vốn là lợi thế của sàn và cần chú trọng nhiều hơn về việc kiểm soát chất lượng dịch vụ giao hàng. Tiki nên có kế hoạch cải thiện dịch vụ chăm sóc khách hàng, tối ưu quy trình tiếp nhận và giải quyết các khiếu nại của người mua và người bán. Sendo cần đẩy mạnh truyền thông để tăng độ nhận diện với khách hàng. Với việc dẫn đầu hầu hết các yếu tố làm khách hàng hài lòng, Lazada đang dần nâng vị thế của mình trong mắt khách hàng, tuy nhiên sàn cũng nên chú trọng nhiều hơn vào chất lượng hàng hóa.
Dịch bệnh Covid-19 đã góp phần không nhỏ trong việc thúc đẩy thị trường TMĐT tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2021 và làm bàn đạp cho nhiều đột phá mới trong tương lai. Theo Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), dự báo đến năm 2025, quy mô e- commerce Việt Nam có thể đạt 52 tỷ USD, trở thành thị trường TMĐT có quy mô lớn thứ 3 khu vực ASEAN.
Tiềm năng việc làm đa dạng
Thương mại điện tử đang phát triển với tốc độ nhanh chóng. Vì vậy, xã hội đang rất cần nguồn nhân lực chất lượng cao, cơ hội việc làm cho cử nhân kinh tế ngành e- commerce vô cùng rộng mở.
Tốt nghiệp ngành học thời thượng này, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:
– Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các công ty cung cấp giải pháp về e- commerce, triển khai hoạt động và ứng dụng TMĐT.
– Chuyên viên hoặc nhà quản lý tại các cơ quan nhà nước chuyên quản lý hoặc ứng dụng e- commerce.
– Giảng dạy trong lĩnh vực TMĐT tại các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp.
– Trợ lý cho các nhà quản lý trong trong hoạt động kinh doanh và kinh doanh e- commerce của doanh nghiệp.
– Quản lý hoặc trực tiếp thực hiện các hoạt động phát triển phần mềm, thiết kế website, gia công phần mềm tại các công ty phần mềm.
– Chuyên viên tư vấn thiết kế các giải pháp về mạng, phát triển hệ thống thông tin, quản trị cơ sở dữ liệu.
Xem thêm: Top 5 công việc siêu xịn sò tại đây
Đâu là lợi thế để bạn gắn bó lâu dài với nghề?
Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này bởi đây là ngành đòi hỏi tính mới và sáng tạo liên tục.
Kỹ năng nghiên cứu thị trường
Bạn cần thành thạo kỹ năng khảo sát, nghiên cứu thị trường để thực sự hiểu về sở thích mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng. Đây không chỉ là yêu cầu của công việc mà còn là cách để bạn ngày một nhạy bén hơn với thị trường, với các cơ hội kinh doanh.
Kỹ năng giao tiếp, phân tích dữ liệu
Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp bạn có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục khách hàng chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân. Đồng thời việc phân tích dữ liệu tốt giúp bạn có thể đề xuất thay đổi chiến lược, giải pháp hợp lý giúp thúc đẩy kinh doanh, tiếp thị và xây dựng hình ảnh thương hiệu.
Kỹ năng công nghệ
Khi đảm nhận công việc trong lĩnh vực này, bạn thường xuyên phải đăng hình ảnh, mô tả sản phẩm lên nền tảng thương mại điện tử, lên các trang web… và tận dụng các thế mạnh của công nghệ thông tin vào thúc đẩy kinh doanh. Vì vậy, việc biết và giỏi về công nghệ sẽ giúp bạn rất nhiều đó.
Xem thêm: Tổng quan ngành TMĐT tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội Tại đây