Nghiên cứu thị trường là một phần thiết yếu của mỗi chiến lược marketing bởi nó giúp doanh nghiệp hiểu được nhu cầu của người tiêu dùng và dự đoán tương lai tốt hơn. Vậy nhân viên nghiên cứu thị trường là gì, họ làm gì? Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
Chuyên viên nghiên cứu thị trường là gì?
Đây là một trong những vị trí việc làm rất được đông đảo các bạn trẻ theo học ngành Marketing thương mại lựa chọn. Trở thành một người nghiên cứu thị trường, người đảm nhiệm công việc này sẽ là người trực tiếp chịu trách nhiệm khảo sát, thu thập, phân tích thông tin, dữ liệu liên quan đến khách hàng và thị trường.
Thông qua hàng loạt các thông tin và dữ liệu thu thập và xử lý được. Từ đó, họ sẽ làm căn cứ đề xuất đưa ra các phương án giúp các doanh nghiệp nắm bắt được xu hướng tiêu dùng hiện tại của người tiêu dùng và đưa ra được các quyết định đúng đắn trong kinh doanh.
Vậy, công việc chính của họ sẽ cần làm những gì và chịu trách nhiệm như thế nào với công việc. Về cơ bản, một chuyên viên nghiên cứu thị trường cần phải làm những việc sau đây:
Thu thập thông tin, dữ liệu nghiên cứu thị trường: có thể tiến hành nghiên cứu dưới nhiều dạng và hình thức như trực tiếp thông qua phỏng vấn, quan sát, thực nghiệm hoặc có thể tiết kiệm thời gian và tiền bạc thông qua khảo sát online dựa trên các công cụ
Đánh giá, phân tích dữ liệu nghiên cứu: thông qua việc sử dụng các phần mềm hỗ trợ phân tích như excel, SPSS, AMOS, …để tiến hành lọc, xử lý và phân tích thu được kết quả
Báo cáo kết quả nghiên cứu và đưa ra chiến lược: tiến hành viết báo cáo để trình bày kết quả với ban lãnh đạo và đề xuất đưa ra các biện pháp, các chiến lược nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Cập nhật thường xuyên xu hướng mới: xu hướng của người dùng thay đổi thường xuyên và rất đa dạng, vậy nên cần thường xuyên cập nhập để thích ứng kịp thời, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch marketing để hoạt động truyền thông và kinh doanh đạt được mục tiêu đã đề ra
Giám sát và cập nhật kết quả hoạt động kinh doanh: là căn cứ quan trọng để đánh giá hiệu quả của các chiến lược marketing đã thực hiện. Làm cơ sở để điều chỉnh cho phù hợp hơn với thực tế
Xem thêm: Ngành marketing thương mại có phù hợp với bạn tại đây
Mức lương nhân viên nghiên cứu thị trường
Ngành nghiên cứu thị trường đang ngày càng phát triển mạnh mẽ khi nhiều công ty đang tìm cách cải thiện hiệu quả kinh doanh và tăng giá trị thương hiệu. Như vậy, có thể thấy rất nhiều cơ hội phát triển nghề nghiệp trong lĩnh vực này hơn bao giờ hết.
Nhân viên nghiên cứu thị trường có cơ hội làm việc trong nhiều ngành và môi trường làm việc khác nhau như: marketing agency, công ty nghiên cứu thị trường, công ty tư nhân, các cơ quan chính phủ,…
Mức lương dành cho chuyên viên nghiên cứu thị trường ở Việt Nam khá hậu hĩnh. Trung bình mức lương khởi điểm dao động từ 10-20 triệu VNĐ/ tháng. Đây có thể nói là mức thu nhập tương đối ổn so với mặt bằng chung hiện nay của người Việt. Các nhân viên nghiên cứu thị trường có từ 5 – 9 năm kinh nghiệm trong ngành sẽ có mức lương khá cao, lên đến hơn 30 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Tuyển sinh ngành Marketing thương mại Cao đẳng FTC Tại đây
Những yêu cầu đối với Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Kiến thức chuyên ngành
Bên cạnh kiến thức kỹ thuật nghiên cứu thị trường, chuyên viên khảo sát thị trường còn phải trau dồi cho mình kiến thức về dòng sản phẩm mà doanh nghiệp / khách hàng đang cung cấp. Chính vì thế, một trong những yêu cầu bắt buộc đối với vị trí việc làm này đó chính là khả năng am hiểu kiến thức đa lĩnh vực: toán học, xác suất thống kê, khoa học máy tính, phân tích dữ liệu, …
Công việc này cũng đòi hỏi vận dụng những hiểu biết sâu sắc về khoa học xã hội, do đó ứng viên cũng cần trang bị kiến thức về: tâm lý học, xã hội học, truyền thông, tiếp thị,…
Một số bằng cấp mà nhà tuyển dụng yêu cầu đối với vị trí nhân viên nghiên cứu thị trường như: kinh tế, thương mại, marketing, xã hội học,… hoặc một số ngành khác có liên quan.
Nếu đang muốn lựa chọn và theo học các nhóm ngành về kinh tế – thương mại để có cơ hội trở thành chuyên viên thị trường trong tương lai. Người học có thể lựa chọn theo học tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Chỉ với 3 năm, hoàn thành chương trình học được cấp bằng cao đẳng chính quy có giá trị toàn quốc và lâu dài.
Kỹ năng phân tích dữ liệu
Thông tin thu thập chỉ là những mảng dữ liệu thô, rời rạc. Để biến chúng thành những kết quả “biết nói” cần phải trải qua quá trình phân tích chuyên sâu do chính chuyên viên nghiên cứu thị trường thực hiện.
Các kỹ năng phân tích dữ liệu cần trang bị đó chính là phân tích dữ liệu, thống kê, nghiên cứu định lượng, nghiên cứu định tính,… Khi đã sử dụng thành thạo bộ kỹ năng phân tích này, bạn có thể dễ dàng xác định các xu hướng thị trường, từ đó đề xuất chiến lược giúp doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp
Đây là bộ kỹ năng song hành cần thiết ở bất kỳ vị trí công việc nào trong đó có Nhân viên nghiên cứu thị trường. Với vị trí này không chỉ chú trọng đến việc rèn luyện kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm với các đồng nghiệp, lãnh đạo trong doanh nghiệp mà còn cần rèn luyện với cả khách hàng.
Bởi lẽ đây là bộ phận đại diện cho doanh nghiệp, làm việc trực tiếp với khách hàng, là bộ mặt của cả công ty. Vậy nên, nhân viên khảo sát thị trường cần có khả năng giao tiếp hiệu quả với khách hàng. Họ cần có khả năng đặt câu hỏi cũng như khả năng lắng nghe để nắm bắt nhu cầu, hành vi của đối tượng một cách chính xác.
Giao tiếp hiệu quả còn thể hiện thông qua việc truyền đạt, trao đổi thông tin với các bộ phận liên quan nhằm đề ra chiến lược mới, mang lại kết quả tốt hơn cho hoạt động kinh doanh.
Kỹ năng quản lý thời gian
Một nhân viên nghiên cứu thị trường cùng lúc có thể triển khai 3-4 dự án nghiên cứu, mỗi dự án là một tính chất, một lịch trình, và những tiêu chuẩn nghiên cứu khác nhau. Cần có khả năng quản lý, sắp xếp thời gian hiệu quả, đảm bảo kiểm soát hiệu quả tiến độ triển khai kế hoạch.
Một trong những thách thức lớn nhất mà các nhân viên khảo sát thị trường phải đối mặt đó chính là phải duy trì năng suất trong môi trường nhịp độ nhanh, bận rộn. Chính vì vậy, việc trau dồi và phát triển kỹ năng quản lý thời gian là cực kỳ cần thiết để làm việc hiệu quả hơn.
Xem thêm: học ngành marketing có khó và vất vả không Tại đây