Đại dịch Covid 19 đã làm gián đoạn quá trình vận chuyển trong hoạt động xuất nhập khẩu giữa các nước. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, ngành này đã bước qua giai đoạn khó khăn nhất và đang dần phát triển lớn mạnh hơn trước. Nắm bắt cơ hội đó, ngành học Logistics được đưa vào chương trình đào tạo tại nhiều trường Cao đẳng, Đại học trong đó có FTC. Tham khảo ngay các môn học chuyên sâu trong chương trình học ở bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết
Học Logistic là học gì?
Logistic là một ngành rộng, liên quan đến việc lên kế hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm soát một chuỗi những hoạt động từ nơi sản xuất, cung cấp đến tay người tiêu dùng bao gồm: đóng gói, bao bì, xếp dỡ, lưu kho lưu bãi, bảo quản hàng hóa, vận chuyển, giao nhận, lập chứng từ…
Theo học ngành này sau khi tốt nghiệp hệ Cao đẳng 3 năm, bạn hoàn toàn có đầy đủ các năng lực để có thể tham gia vào chuỗi hoạt động xuất nhập khẩu với các công việc liên quan như: hành chính logistic, giao nhận hàng hóa, xếp dỡ hàng hóa tổng hợp, vận hành kho, giám sát kho, nhân viên phân tích, hoạch định nhu cầu, nhân viên hoạch định sản xuất, chuyên viên tư vấn và phân tích chuỗi cung ứng, nhân viên kinh doanh xuất nhập khẩu, ….
Xem thêm: Các vị trí công việc nhiều tiềm năng phát triển trong tương lai Tại đây
Giới thiệu chung về chương trình đào tạo
Chương trình học được chia làm 6 kì tương ứng với 3 năm với các hàm lượng kiến thức trải đều từ cơ bản, đại cương cho đến chuyên ngành, chuyên sâu. Trong 95 tín chỉ, được chia thành các tỷ lệ như sau:
– Nhóm kiến thức chung: Bao gồm Tin học, Giáo dục thể chất, chính trị, QPAN, tiếng Anh, …. chiếm 19 tín chỉ
– Nhóm kiến thức cơ sở: gồm 9 môn học Kinh tế vi mô, Quản trị học, Kinh tế quốc tế, Logistics và chuỗi cung ứng căn bản, Thống kê kinh doanh, Nguyên lý kế toán, Marketing căn bản, Pháp luật kinh tế, Kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động chiếm 18 tín chỉ
– Nhóm kiến thức chuyên ngành: gồm 17 môn học trọng tâm và thực tập, tốt nghiệp chiếm 56 tín chỉ
– Nhóm kiến thức tự chọn: chọn 1 trong 3 môn Thuế, thị trường chứng khoán hoặc Thương mại điện tử chiếm 2 tín chỉ
Giới thiệu các môn học kiến thức cơ sở
Kinh tế vi mô
Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, môn học này giúp bạn nghiên cứu quyết định của người tiêu dùng và người sản xuất trên từng loại thị trường,từ đó rút ra những vấn đề mang tính quy luật kinh tế.
Nhập môn bạn sẽ được tìm hiểu các kiến thức về kinh tế học, cung cầu và giá trên thị trường, sự lựa chọn của người tiêu dùng. Đồng thời, môn học này cũng sẽ đòi hỏi khả năng tính toán từ bạn qua các bài toán lựa chọn phương án tối ưu, tính toán chi phí sản xuất, ….Các loại thị trường và đặc điểm, dấu hiệu nhận dạng của từng loại cũng sẽ được đề cập đến ở môn học này.
Quản trị học
Gốc xuất phát của tất cả các khối ngành đều là Quản trị. Vậy nên, Quản trị học được cho là môn học bắt buộc với các bạn sinh viên ngành Quản trị chuỗi cung ứng. Quản trị chính là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát một hoạt động nào đó và sử dụng tất cả các nguồn lực nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra.
Logistic và chuỗi cung ứng căn bản
Mang tới các lý thuyết về công tác quản lý chuỗi cung ứng và các hoạt động hoạch định và tìm nguồn cung, điều hành chuỗi qua hoạt động sản xuất và phân phối. Đồng thời đưa ra các tiêu chí để đo lường hiệu quả hoạt động và cách thức xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng hiệu quả.
Nguyên lý kế toán
Qua môn học này, bạn có thể nắm bắt một cách toàn diện các vấn đề của nguyên lý kế toán. Hiểu được các loại hạch toán và khái niệm về hạch toán kế toán, nhiệm vụ và vai trò của hạch toán kế toán trong doanh nghiệp.
Biết cách phân loại tài sản và nguồn vốn, hiểu được sự khác biệt giữa tài sản và nguồn vốn. Hiểu được các nguyên tắc kế toán chung được thừa nhận và vận dụng các nguyên tắc này vào thực tiễn nghiệp vụ kế toán sau này, đọc hiểu thành thạo bảng cân đối kế toán.
Marketing căn bản
Cung cấp kiến thức cơ bản nhất về marketing. Marketing chính là hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của người tiêu dùng. Hành vi mua của khách hàng, các yếu tố tác động đến hoạt động marketing sẽ được giải thích rất rõ ràng và chi tiết trong cuốn sách này. Bên cạnh đó, kiến thức về 4P- trái tim của ngành học bao gồm: sản phẩm, giá, phân phối, xúc tiến sẽ mang đến cho bạn nhiều kiến thức thú vị đó.
17 môn học chuyên ngành siêu chất
Sinh viên theo học ngành quản lý chuỗi cung ứng tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ được trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng và phẩm chất nghề nghiệp chuyên sâu về hoạt động xuất nhập khẩu và quản lý chuỗi cung ứng như quản lý hệ thống phân phối, giao nhận vận tải, xây dựng – quản lý hệ thống các kho bãi và các điểm kết nối hàng hóa, các phương thức vận tải như đường bộ, đường sắt, đường biển, kiến thức bổ trợ về marketing, tài chính quốc tế, quản lý sản xuất, quản lý chất lượng,…
Sau khi tốt nghiệp sinh viên có khả năng phân tích, dự báo, hoạch định chiến lược, chính sách, kế hoạch, thiết kế, vận hành, đánh giá hiệu quả, và cải tiến hoạt động dịch vụ xuất nhập khẩu và quản lý chuỗi cung ứng, đồng thời có khả năng làm việc độc lập, tự học, tự nghiên cứu, sáng tạo và đổi mới, có kỹ năng giao tiếp tốt và làm việc nhóm đáp ứng yêu cầu thực tiễn của các tổ chức sử dụng lao động và hội nhập quốc tế.
Kiến thức được trang bị bao gồm các môn học như:
– Nghiệp vụ thanh toán quốc tế
– Giao tiếp trong kinh doanh
– Quản trị và thiết kế hệ thống Logistic
– Quản trị sản xuất
– Tài chính doanh nghiệp
– Nghiệp vụ kinh doanh XNK
– Đại lý vận tải và giao nhận hàng hóa
– Logistic dịch vụ & cảng biển
– Quản trị kho
– Bảo hiểm vận tải
– Vận tải đa phương thức
– Quản trị chuỗi cung ứng
– Kinh tế vận tải
Với những kiến thức được đào tạo, chắc chắn sẽ có rất nhiều vị trí việc làm tiềm năng trong ngành chào đón bạn. Đồng thời, bạn cũng không phải lo ngại khi tìm kiếm các công việc thực tập bởi nhà trường sẽ hỗ trợ bạn trong vấn đề này hoặc bạn cũng có thể dễ dàng tìm kiếm một chỗ thực tập chất lượng qua các trang Logistics4vn, Internship.edu.vn, Ybox,….
Xem thêm: Các cuốn sách hay về nghiệp vụ Xuất nhập khẩu Tại đây