Một trong những điều thú vị về lĩnh vực công nghệ kỹ thuật ô tô sẽ khiến cho bạn đọc bất ngờ về những điều tưởng chừng như không thể. Biết thêm kiến thức về ô tô cũng là một cách để nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn với ngành nghề này
Nội dung bài viết
Chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới xuất hiện năm 1885
Benz Patent Motorwagen được biết đến là mẫu ô tô đầu tiên trên thế giới, được đăng ký vào ngày 29/1/1886 bởi Carl Benz, người sáng lập hãng xe Mercedes-Benz. Dù đã được đăng ký bản quyền vào năm 1886 nhưng chiếc xe này đã được chào bán kể từ 1885. Mẫu xe ra mắt công chúng vào ngày 3/7/1886, sản xuất giới hạn 25 chiếc trong khoảng thời gian 1886-1893.
Tại thời điểm ra mắt, Benz Patent Motorwagen được rao bán với giá khoảng 150 USD. Benz Patent-Motorwagen cũng là chiếc ô tô đầu tiên trên thế giới sử dụng động cơ đốt trong và là chiếc ô tô thương mại đầu tiên. Xe được cung cấp sức mạnh bởi khối động cơ cps dung tích 945cc, cho phép xe đạt công suất 6 mã lực, tốc độ tối đa 16 km/h.
Đặc biệt, Benz Patent Motorwagen được chế tạo hoàn toàn thủ công. Nhờ có sự ra đời của chiếc xe đã mở ra kỷ nguyên mới cho lĩnh vực công nghệ ô tô và là tiền đề cho sự phát triển bùng nổ như hiện nay trên thế giới
Xem thêm: Đột nhập xưởng thực hành – Trái tim ngành công nghệ ô tô FTC tại đây
Model T – Henry Ford sản xuất là chiếc ô tô giá rẻ đầu tiên
Ford Model T (còn có biệt danh là Tin Lizzie, Leaping Lena, jitney hoặc flivver) là mẫu xe hơi được sản xuất bởi Ford Motor Company từ ngày 1 tháng 10 năm 1908 đến ngày 26 tháng 5 năm 1927.
Mẫu xe này thường được coi là mẫu xe hơi giá rẻ đầu tiên, mang đến phương tiện đi lại cho tầng lớp trung lưu của Mỹ. Một trong số lý do đạt được mức giá này là nhờ hệ thống chế tạo hiệu quả của Ford, trong đó bao gồm việc sản xuất trên dây chuyền lắp ráp thay cho thủ công.
Ford Model T được mệnh danh là chiếc xe hơi có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế kỷ 20 trong cuộc thi Car of the Century vào năm 1999. Sự thành công của Ford Model T không chỉ nhờ là một phương tiện giao thông giá phải chăng được sản xuất đại trà, mà còn bởi vì chiếc xe biểu thị sự đổi mới của tầng lớp trung lưu đang lên và đã trở thành một biểu tượng mạnh mẽ của thời đại hiện đại hóa tại nước Mỹ.
16,5 triệu chiếc được bán ra, xếp thứ tám trong danh sách mười mẫu xe hơi có doanh số cao nhất mọi thời đại tính đến năm 2012. Năm 1909, giá của một chiếc xe Ford Model T Runabout bắt đầu từ 825 đô la (tương đương 24.880 đô la vào năm 2021). Đến năm 1925, giá một chiếc xe đã giảm xuống còn 260 đô la (tương đương 4.020 đô la vào năm 2021).
Xem thêm: Tại sao sinh viên nên học nhóm ngành kỹ thuật tại đây
Một chiếc ô tô có 30.000 bộ phận
Một chiếc ô tô hoàn thiện cần trung bình bao nhiêu bộ phận, chi tiết? Trung bình để hoàn thiện một chiếc ô tô cần có khoảng 30.000 chi tiết, bộ phận… do một nhóm khoảng 2.000 kỹ sư thiết kế cùng làm. Trong đó, các bộ phận chính của ô tô bao gồm:
– Động cơ và truyền động (tàu điện)
– Hệ thống treo
– Hệ thống phanh
– Hệ thống bôi trơn
– Khung gầm và khung
– Cảm biến điện tử và
– Hệ thống dây điện
– Bánh xe và lốp xe
Tuy nhiên, tại Việt Nam, sau gần 30 năm phát triển cùng với ngành công nghệ ô tô, ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) ô tô Việt Nam mới chỉ sản xuất được tổng cộng 287 chi tiết và cụm chi tiết cho trong khoảng 20.000 – 30.000 chi tiết linh kiện của một chiếc xe
Theo Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), một chiếc ô tô có đến khoảng 30.000 linh kiện, nhưng có đến 80% phục vụ cho sản xuất lắp ráp xe trong nước là nhập khẩu, số còn lại sản xuất trong nước nhưng chủ yếu vẫn là các chi tiết cồng kềnh, giản đơn… Điều này đã khiến cho chi phí sản xuất lắp ráp xe trong nước cao hơn từ 10 – 20% và giá bán xe cao hơn khoảng 20% so với các nước trong khu vực.
Tỷ lệ sở hữu ô tô tại Việt Nam tăng nhanh nhất thế giới
Năm 2020, Mỹ có 289 triệu ô tô lưu hành, chiếm khoảng 18% tổng số toàn cầu. Số lượng ô tô lưu hành ở Mỹ đã tăng gấp hơn hai lần kể từ những năm 1960. Tuy nhiên, Mỹ không phải là quốc gia có tỷ lệ sở hữu ô tô cao nhất thế giới.
Ở Việt Nam, cứ 1.000 người thì có 55 người sở hữu ô tô. Đáng chú ý, nhờ sự gia tăng mạnh mẽ của tầng lớp trung lưu, Việt Nam có tỷ lệ sở hữu ô tô tăng nhanh nhất thế giới.
Trong giai đoạn từ năm 2015-2020, tỷ lệ này của Việt Nam tăng tới 17%/năm. Theo sau là Trung Quốc và Ấn Độ với tốc độ lần lượt là 14% và 10%/năm trong giai đoạn này.
Đặc biệt, nước ta được dự báo giàu lên 125% trong 10 năm tới. Theo phân tích của nhóm nghiên cứu, đây sẽ là mức tăng trưởng tài sản lớn nhất thế giới khi xét về tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người và số lượng triệu phú USD. Chính vì thế, tỷ lệ sở hữu ô tô trong vài năm tới được dự báo sẽ tăng trưởng rất nhanh chóng.
Công nghệ ô tô là ngành công nghiệp trọng điểm
Trong xu hướng phát triển của xã hội hiện đại, Việt Nam coi công nghiệp ô tô là ngành quan trọng, cần ưu tiên phát triển để góp phần công nghiệp hóa đất nước. Hơn thế nữa, việc đầu tư của các hãng ô tô nước ngoài vào Việt Nam đang phát triển khá nhanh.
Do đó liên tục nhiều năm qua ngành Công nghệ kỹ thuật Ô tô được đưa vào danh mục các ngành “nóng” về nhu cầu lao động, và nhanh chóng trở thành xu thế lựa chọn cho các bạn trẻ ở Việt Nam
Mức lương của kỹ sư công nghệ ô tô cũng tuỳ thuộc vào kinh nghiệm và năng lực và công ty. Với sinh viên mới ra trường chưa có nhiều kinh nghiệm, mức lương trung bình dao động từ 10-15 triệu VNĐ, sau đó khi tích lũy đủ kinh nghiệm, mức lương bậc cao sẽ đạt khoản từ 25 – 30 triệu VNĐ
Chính bởi sự phát triển, nhu cầu nhân lực chất lượng cao trong ngành công nghiệp ô tô đã mang đến cơ hội việc làm cùng mức lương thưởng hấp dẫn. Nếu đang quan tâm và tìm kiếm địa chỉ uy tín đào tạo ngành Công nghệ kỹ thuật ô tô, thí sinh có thể lựa chọn theo học tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC)
Khi học tại FTC, sinh viên ngành Ô tô được thực hành lên đến 70% thời gian học. Có cơ hội và điều kiện thực hành ngay tại xưởng thực hành của nhà trường đảm bảo người học được trang bị đầy đủ nền tảng kiến thức và thực hành cơ bản.
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một trong số ít các trường đủ tiềm lực và liên kết hợp tác được với rất nhiều các xưởng lắp ráp ôtô, xưởng sản xuất phụ tùng, trung tâm bảo dưỡng, showroom, nhà máy sản xuất ô tô, … lớn tại khu vực như Caron, Honda, Vinfast, … Đảm bảo sinh viên được thực tập, thực hành bài bản và được giới thiệu việc làm khi ra trường.
Đặc biệt, sinh viên khi học ngành Công nghệ ô tô tại Cao đẳng FTC còn được miễn giảm 70% học phí toàn khóa theo NĐ 81/2021/NĐ-CP và Thông tư 05/2023/TT- BLĐTBXH. Trước vô vàn ưu đãi về học phí, cơ hội việc làm và chương trình đào tạo ứng dụng thực hành, chất lượng uy tín, lựa chọn học ngành ô tô tại FTC sẽ là sự lựa chọn phù hợp dành cho các bạn trẻ.
Xem thêm: Giới thiệu ngành công nghệ kỹ thuật ô tô tại FTC tại đây