Tại sao Thất Tịch nên ăn chè đậu đỏ?

Thất Tịch là ngày nào? Tại sao giới trẻ lại truyền tai nhau nên ăn chè đậu đỏ vào ngày nay để chuyện tình duyên thêm tốt đẹp. Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tìm hiểu chi tiết về ngày lễ đặc biệt này qua bài viết dưới đây

Nguồn gốc ngày lễ Thất Tịch

Ngày 7/7 âm lịch hàng năm được gọi là ngày Lễ Thất Tịch, còn gọi là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau. Ngày lễ này được dựa trên câu truyện cổ tích từ Trung Quốc mang tên Ngưu Lang Chức Nữ.

Tương truyền rằng, Ngưu Lang là một anh chàng chăn trâu tuy nghèo nhưng rất chăm chỉ, thiện lương đã dành được tình cảm của nàng tiên dệt vải Chức Nữ, con gái út của Vương Mẫu Nương Nương, chuyên dệt các đám mây ngũ sắc trên bầu trời.

Hai người đã kết duyên vợ chồng, trải qua những năm tháng hạnh phúc bên nhau và có được 2 người con, một trai một gái. Nhưng một ngày kia, Chức Nữ phải trở về thiên đình theo lệnh của Ngọc Đế. Ngưu Lang đau khổ đuổi theo, nhưng bị chặn lại bởi con sông Thiên Hà, ranh giới giữa hai cõi phàm tiên. Thế rồi Ngưu Lang nhất định ở đó chờ đợi, mãi không chịu rời đi.

Thất Tịch là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau
Thất Tịch là ngày Ngưu Lang Chức Nữ gặp nhau

Từ đó, bên cạnh sông Thiên Hà có thêm một vì sao, mọi người gọi đó là sao Ngưu Lang. Vương Mẫu vì cảm thương tấm chân tình của Ngưu Lang, đã đồng ý cho họ mỗi năm vào ngày Thất tịch (7/7 âm lịch) được gặp nhau một lần.

Ngày lễ Thất Tịch ở Việt Nam còn có tên gọi khác là ông Ngâu bà Ngâu. Gọi là như vậy vì trong ngày ngày thường xảy ra hiện tượng mưa ngâu. Tương truyền, mưa là giọt nước mắt của Ngưu Lang và Chức Nữ khi họ gặp nhau. Dân gian có câu “Đồn rằng tháng 7 mưa ngâu, con trời lấy chú chăn trâu cũng phiền” cũng từ đó mà ra.  

Xem thêm: Food tour Hà Nội nên ăn gì tại đây

Tại sao nên ăn chè đậu đỏ vào ngày Thất tịch?

Theo quan niệm cổ xưa của nhiều dân tộc phương Đông, đậu đỏ mang lại may mắn vì màu đỏ tượng trưng cho sự tốt lành và phát triển. Tương truyền, những người ăn đậu đỏ vào ngày Thất Tịch sẽ nhanh chóng tìm được người yêu khi còn độc thân và bên nhau trọn đời khi kết hôn. 

Tuy chưa biết được truyền thuyết có thật hay không nhưng việc ăn chè đậu đỏ vào Thất Tịch ngày 7/7 Âm lịch lại được giới trẻ ưa chuộng. Đây được xem là cơ hội vàng cho những ai còn độc thân với mong muốn tìm được nửa kia ưng ý. Còn đối với những cặp đôi đang yêu nhau, việc ăn chè đậu đỏ sẽ giúp cho tình cảm trở nên gắn kết, bền chặt hơn.

Ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch sẽ nhanh chóng thoát kiếp FA
Ăn chè đậu đỏ vào ngày thất tịch sẽ nhanh chóng thoát kiếp FA

Cách nấu chè đậu đỏ đơn giản, dễ làm tại nhà

Chè đậu đỏ truyền thống

Nguyên liệu cần chuẩn bị: đậu đỏ, bột bắp, nước cốt dừa, lá dứa, đường, muối

Các bước thực hiện:

Bước 1: Sơ chế đậu đỏ: Đậu đỏ rửa sạch, loại bỏ các hạt hư hỏng sau đó ngâm trong nước qua đêm để giúp khi nấu thì đậu sẽ nhanh nhừ hơn và giúp hạt đậu không bị vỡ. Đậu ngâm qua đêm sau đó rửa sạch là với nước rồi để ráo nước.

Nguyên liệu cơ bản để tiến hành
Nguyên liệu cơ bản để tiến hành

Bước 2: Nấu chè đậu đỏ: Cho 2 lít nước, 200g đậu đỏ, 3 lá dứa và ½ thìa cà phê muối vào nồi. Đun với lửa nhỏ khoảng 30-45 phút. Khi đậu chín và mềm thì cho thêm 150g đường thốt nốt vào và đun thêm khoảng 15 phút rồi tắt bếp.

Bước 3: Nấu nước cốt dừa: Hòa tan 20g bột bắp, 30g đường trắng với 150ml nước. Cho 200ml nước cốt dừa, 2 lá dứa và hỗn hợp bột bắp vừa hòa tan vào nồi. Đun với lửa nhỏ và khuấy đều tay. Khi nước cốt dừa sôi và sánh đặc lại thì tắt bếp.

Bước 4: Thưởng thức thành phẩm: Múc chè ra chén và cho 1 ít nước cốt dừa lên trên và thưởng thức
Xem thêm: Công thức chè ba màu thơm ngon khó cưỡng tại đây

Chè đỗ đỏ nước cốt dừa

Chuẩn bị nguyên liệu: đậu đỏ, đường, bột năng, nước cốt dừa

Các bước thực hiện:

Bước 1: Lựa chọn và sơ chế nguyên liệu: Lựa chọn và loại bỏ những hạt đậu đỏ bị sâu. Ngâm đậu đỏ ngập nước chừng 6 tiếng hoặc qua đêm. Khi đậu đỏ nở mềm thì vớt ra và rửa sạch, để ráo nước.

Món chè thơm ngon, giải nhiệt cực tốt
Món chè thơm ngon, giải nhiệt cực tốt

Bước 2: Nấu chè đậu đỏ: Bắc lên bếp nồi chứa 1 lít nước, đổ đậu đỏ vào nồi và thêm một chút muối. Đun đậu đỏ dưới lửa vừa, khi đậu đỏ chín nhừ thì cho thêm đường, khuấy đều để đường hòa quyện cùng nhân đậu đỏ. Hòa 1 chút bột năng với nước lọc, khuấy đều cho đến khi bột năng tan rồi đổ vào nồi để chè thêm độ sánh.

Bước 3: Thưởng thức thành phẩm: Múc chè ra bát, cho thêm nước cốt dừa lên trên. Khi ăn khuấy đều để nước cốt dừa tỏa vị ngọt bùi. Cho thêm đá viên để thưởng thức.

Xem thêm: Giới thiệu ngành Chế biến món ăn tại FTC tại đây