Các vị trí việc làm lý tưởng dành cho Thạc sĩ Quản lý Giáo dục

Học Thạc sĩ Quản lý Giáo dục để làm gì? Đây là câu hỏi được người học quan tâm khá nhiều. Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội giải đáp thắc mắc này tại bài viết phía dưới nhé. Đồng thời, FTC cũng sẽ bật mí về chuẩn kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn và chuẩn kỹ năng. 

Ai nên học Thạc sĩ Quản lý Giáo dục?

Để có những bước tiến cao hơn trong công việc đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo, việc có thêm các chứng chỉ hay văn bằng cao liên quan đến các ngành nghề về giáo dục là rất cần thiết. 

Đặc biệt với những ai đã và đang có thời gian gắn bó công tác với lĩnh vực giáo dục và muốn tiếp tục gắn bó lâu dài, cống hiến nhiều hơn nữa cho sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Tấm bằng Thạc sĩ Quản lý Giáo dục sẽ trở nên cần thiết và có giá trị hơn bao giờ hết với các chức vụ như sau: 

  – Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc tương đương trong các cơ sở giáo dục và đào tạo từ bậc học mầm non trở lên;

  – Trưởng khoa, phó trưởng khoa, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường phổ thông, tiểu học, trung tâm giáo dục thường xuyên…);

  – Cán bộ quản lý công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các cơ sở giáo dục đào tạo;

  – Lãnh đạo, cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quận/ Huyện, Sở/ Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng/ Ban chức năng của các cơ sở giáo dục đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục…).

– Cán bộ quản lý lãnh đạo và chuyên viên trong các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống vĩ mô ngành Giáo dục và Đào tạo.

– Cán bộ nghiên cứu và điều hành nghiên cứu về Khoa học giáo dục và quản lý giáo dục ở các Viện nghiên cứu, tổ chức chuyên về hoạt động liên quan đến giáo dục.

Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn

 Khối kiến thức chung

  –  Vận dụng được những kiến thức cơ bản của Triết học Mác – Lênin để xây dựng một thế giới quan khoa học, phương pháp luận biện chứng, thể hiện trong tầm nhìn, cách tiếp cận và giải quyết các vấn đề trong thực tiễn quản lý giáo dục;

  –  Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (một trong 5 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức).

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

– Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

–  Vận dụng được những kiến thức cơ bản trong tâm lý học quản lý vào việc ra các quyết định liên quan tới tổ chức và quản lý;

–  Giải thích, phân tích được một số lý thuyết quản lý hiện đại trong khoa học quản lý;

–  Ứng dụng được các lý thuyết quản lý vào quản lý giáo dục, quản lý cơ sở giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân, quản lý các hoạt động của cơ sở giáo dục;

–  Giải thích và vận dụng sáng tạo lý luận về quản lý giáo dục vào quá trình công tác của bản thân trong hệ thống giáo dục quốc dân cũng như trong quản lý nhà trường;

–  Biết cách quản lý tài chính, cơ sở vật chất hiệu quả trong giáo dục và trong cơ sở giáo dục;

–  Vận hành được những kiến thức về quản lý nguồn nhân lực vào quản lý nhân lực cơ sở giáo dục, nhà trường;

–  Lập được kế hoạch quản lý chất lượng trong hoạt động thực tiễn nói chung, quản lý cơ sở giáo dục nói riêng;

–  Biết cách đánh giá, xây dựng và quản lý chương trình giáo dục, chương trình giảng dạy, quản lý đào tạo;

–  Nhận biết được văn hóa và quản lý tổ chức và áp dụng quản lý văn hóa tổ chức và tổ chức văn hóa nhà trường.

Xem thêm: Thông báo tuyển sinh Thạc sĩ Quản lý giáo dục tại đây

Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

Chuẩn về kỹ năng 

Kỹ năng nghề nghiệp

Thạc sĩ Quản lý Giáo dục cần có các kỹ năng nghề nghiệp như sau:

– Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo;

–  Kỹ năng phát triển và giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quản lý cơ sở giáo dục;

–  Kỹ năng tự học, tự nghiên cứu, hoàn thiện bản thân trong công tác quản lý;

–  Có kỹ năng tư duy phản biện, sáng tạo trong thực tiễn quản lý cơ sở giáo dục;

–  Kỹ năng nghiên cứu bối cảnh xã hội, bối cảnh địa phương để giải quyết một cách sáng tạo các vấn đề trong công tác quản lý;

–  Kỹ năng xây dựng và phát triển được các chương trình đào tạo, chương trình giảng dạy học phần ở trường cao đẳng, đại học và phổ thông;

–  Kỹ năng lập kế hoạch và quản lý được kế hoạch, quá trình dạy học và phát triển chương trình học phần;

–  Kỹ năng xử lý và giải quyết được các vấn đề liên quan đến các nội dung hoạt động ở các cơ sở giáo dục, nhà trường một cách lôgic và có hệ thống;

–  Kỹ năng ứng dụng được công nghệ thông tin và ngoại ngữ trong quản lý cơ sở giáo dục, nhà trường.

Kỹ năng bổ trợ

– Thạc sĩ Quản lý Giáo dục cần có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;

–  Kỹ năng làm việc và giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm;

–  Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông (ICT) và các phần mềm quản lý;

–  Kỹ năng hợp tác với đồng nghiệp và gây ảnh hưởng đến các thành viên trong tổ chức;  

–  Kỹ năng thích ứng với những thay đổi;

–  Kỹ năng làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết thuyết phục và chia sẻ;

–  Kỹ năng tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân;

–  Sử dụng các kết quả tự đánh giá để lập được kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực quản lý cho bản thân;