Với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế theo hướng hiện đại hóa, ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá được đánh giá là một trong những ngành đáng học nhất tại trường Đại học Bách Khoa Hà Nội. Tuy nhiên, có rất nhiều bạn thí sinh thắc mắc về các hình thức xét tuyển của trường năm 2022 để chọn cho mình cách ứng tuyển phù hợp nhất. Nếu bạn là một trong số đó, bài viết dưới đây là dành cho bạn.
Nội dung bài viết
Ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá là gì?
Ngành này trước đây còn có tên gọi là ngành công nghệ tự động, đây là ngành của thời đại công nghiệp. Khi các nhà máy công nghiệp được hình thành, cũng là thời điểm mà ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa thể hiện rõ vai trò quan trọng của mình. Khi nào vẫn còn các nhà máy sản xuất công nghiệp, khi đó ngành kỹ thuật điều khiển và tự động hóa vẫn còn thể hiện vai trò quan trọng của mình.
Tại Đại học Bách Khoa, đây là ngành học nghiên cứu, ứng dụng các kỹ thuật cơ khí hiện đại, kỹ thuật điều khiển, kỹ thuật máy tính vào việc vận hành, điều khiển quá trình sản xuất nhằm thực hiện một công việc mà không cần đến sự can thiệp trực tiếp của con người.
Điều khiển và tự động hóa được áp dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực của đời sống, từ các thiết bị điện tử tự động dân dụng đến các dây chuyền sản xuất hiện đại trong công nghiệp hay các thiết bị thông minh, robot thông minh ở văn phòng, nhà máy.
Các hình thức xét tuyển
Xét tuyển tài năng
Hình thức này bao gồm:
★ Xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT
Thí sinh tham dự Kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; thí sinh đạt giải trong các kỳ thi HSG quốc gia (nhất, nhì, ba) các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ, KHKT.
★ Xét tuyển dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level
Xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo đối với thí sinh có chứng chỉ quốc tế kể trên phải đạt ngưỡng quy định của HUST. Đối với chứng chỉ A-level, các môn học phải phù hợp với ngành dự tuyển.
★ Xét tuyển dựa trên kết quả và thành tích học tập phổ thông kết hợp phỏng vấn
Ở hình thức này, thí sinh phải trải qua thêm một vòng phỏng vấn của HUST nhưng trước tiên, thí sinh phải có thành tích đáp ứng một trong các điều kiện sau:
– Thí sinh thuộc hệ chuyên (gồm chuyên Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ) của các trường THPT và THPT chuyên trên toàn quốc, các lớp chuyên, hệ chuyên thuộc các Trường đại học, Đại học quốc gia, Đại học vùng.
– Thí sinh được chọn tham dự Kỳ thi HSG giỏi quốc gia hoặc đạt giải Nhất, Nhì, Ba cấp tỉnh/thành phố các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin học, Ngoại ngữ bậc THPT.
– Thí sinh được chọn tham dự cuộc thi KHKT cấp quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức.
– Thí sinh tham dự Vòng thi tháng/quý/năm cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia của Đài Truyền hình Việt Nam.
– Thí sinh không sử dụng quyền tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Những thí sinh đăng ký phải được công nhận tốt nghiệp THPT; riêng đối với phương thức xét tuyển chứng chỉ hoặc thành tích học tập, điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11 và 12 của thí sinh phải đạt từ 8 trở lên.
Xét điểm theo kỳ thi đánh giá tư duy
Thí sinh sẽ chọn các phần thi tương ứng của bài thi đánh giá tư duy để đăng ký vào các chương trình đào tạo, cụ thể như sau: Thí sinh đăng ký xét tuyển tất cả các chương trình, chọn Toán – Đọc hiểu – Tiếng Anh và Khoa học tự nhiên hoặc Toán – Đọc hiểu – Khoa học tự nhiên.
Thí sinh dự thi Bài thi tổ hợp trong 180 phút, gồm 2 phần, nội dung thi nằm trong chương trình phổ thông với yêu cầu ở các mức độ kiến thức khác nhau, từ thông hiểu đến vận dụng và vận dụng sáng tạo.
● Phần Toán sẽ bao gồm cả trắc nghiệm khách quan và tự luận.
● Phần Đọc hiểu với nội dung chủ yếu liên quan tới khoa học tự nhiên, kỹ thuật và công nghệ sẽ đánh giá kỹ năng đọc nhanh và hiểu đúng, năng lực phân tích, lý giải văn bản, khái quát, tổng hợp, biện luận về logic và suy luận từ văn bản.
Ngoài ra, ở phương thức này, thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ của mỗi môn học ở bậc THPT đạt từ 7 trở lên thuộc một trong những tổ hợp quy định.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT Quốc gia
Điều kiện đảm bảo chất lượng là thí sinh phải có điểm trung bình chung 6 học kỳ mỗi môn học THPT trong tổ hợp xét tuyển đạt từ 7 trở lên (hoặc tổng điểm trung bình 6 học kỳ của 3 môn học từ 42 trở lên), được công nhận tốt nghiệp THPT và có điểm thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng điểm nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển do trường quy định.
Điểm xét từng ngành/chương trình đào tạo được xác định theo tổng điểm thi 03 môn thi của một trong các tổ hợp: A00, A01, D28 và D29. Ngoài ra, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm tiếng Anh thay cho môn thi tiếng Anh ở kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển vào các ngành/chương trình đào tạo theo tổ hợp A01.
Xem thêm: Điểm chuẩn ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá đại học Bách Khoa năm 2021 Tại Đây.
Xét tuyển liên thông đại học
Thực hiện công văn số 3190/BGDĐT-GDĐH ngày 30/7/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tuyển sinh 2021 trong tình hình dịch Covid-19, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội điều chỉnh đề án tuyển sinh liên thông chính quy, vừa làm vừa học từ trung cấp, cao đẳng lên đại học.
★ Đối tượng tuyển sinh: Người học đã tốt nghiệp trình độ cao đẳng đúng chuyên ngành Kỹ thuật điều khiển và tự động hoá hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác.
★ Thời gian học: 2 – 2.5 năm với người có bằng Cao Đẳng; 3 – 3,5 năm với người có bằng Trung cấp
★ Hình thức học: Vừa học vừa làm
Xem thêm: Hình thức vừa học vừa làm Tại đây.
★ Bằng cấp: Nhận bằng cử nhân chuyên ngành theo học sau khi tốt nghiệp có giá trị như bằng chính quy
★ Các trường liên kết
Trường Cao đẳng Công nghệ Bách Khoa Hà Nội, Cao đẳng nghề Bách Khoa, Cao đẳng nghề Thanh Xuân, …
Đặc biệt là trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đã có kinh nghiệm và tổ chức thường xuyên các khóa đào tạo liên thông với Đại học Bách Khoa. Trường liên thông các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin, Công nghệ ô tô, Kỹ thuật điện, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa.
Nếu bạn đang tìm hiểu về hình thức liên thông với ngành công nghệ thông tin thì có thể tham khảo và lựa chọn trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nhé.
Xem thêm: Cách thức nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển liên thông đại học Bách Khoa ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá Tại Đây.
Chương trình học của ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa
Để chọn cho mình phương thức xét tuyển phù hợp bạn cũng nên tham khảo chương trình học theo từng hệ của HUST. Hiện nay, Đại học Bách Khoa đang đào tạo bằng cử nhân ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hóa theo 2 hệ chính:
● Hệ chính quy: Theo thông báo trên trang chủ của HUST, sinh viên theo học hệ chính quy ngành Kỹ thuật Ô tô sẽ được đào tạo trong vòng 4-5 năm và phải hoàn thành 131 tín chỉ.
● Hệ liên thông Trung cấp, Cao đẳng: Thời gian đào tạo của hệ liên thông Cao đẳng/Trung cấp lên đại học sẽ ngắn hơn so với hệ chính quy vì các bạn sẽ được giảm bớt những môn học giống với hệ chính quy ở trong khung chương trình.
○ Cao đẳng: Thời gian đào tạo 2 – 2.5 năm
○ Trung cấp: Thời gian đào tạo 3 – 3.5 năm
Nếu đăng ký học liên thông gần đúng với ngành tốt nghiệp ở Cao đẳng/Trung cấp sẽ phải học thêm những môn học bổ túc trong khoảng nửa năm. Còn nếu liên thông đúng ngành đã tốt nghiệp, bạn sẽ được học thẳng các môn chuyên ngành mà không cần học các môn bổ túc.
Sinh viên theo học 1 trong 2 hệ kể trên đều sẽ nhận được bằng cử nhân nhưng chương trình học sẽ có đôi chút khác biệt.
Xem thêm: Chương trình học của sinh viên đại học Bách Khoa ngành Kỹ thuật điều khiển và Tự động hoá Tại Đây.