Để trở thành sinh viên ngành công nghệ thông tin bạn cần phải trang bị những kỹ năng gì? Những kỹ năng đó giúp gì cho công việc của bạn trong tương lai.
Nội dung bài viết
Đam mê công nghệ
Đây là tố chất quan trọng hàng đầu giúp bạn dễ dàng làm quen và hòa nhập tốt vào thế giới công nghệ. Với niềm yêu thích sẵn có, bạn sẽ có động lực để vượt qua áp lực căng thẳng của công việc. Bạn sẽ không cảm thấy chán nản khi phải ngồi hàng giờ bên máy vi tính để viết một phần mềm, và càng không ngại ngần khi đầu tư hàng tháng trời để hoàn thành công trình nghiên cứu công nghệ.
Nếu chúng ta dành hàng giờ mỗi ngày chỉ để chơi game, hay làm một công việc khác mà quên ăn quên ngủ, chứng tỏ bạn đam mê. Code cũng vậy, để học tốt lập trình thì buộc phải code nhiều mới thành thạo và nhớ lâu.
Bạn thử tự học một ngôn ngữ cơ bản như C/C++ hay Java xem, xem thử mình có đủ bản lĩnh ngồi code không, rồi khi gặp lỗi chúng ta có tự nghiên cứu tìm tòi không, nếu bạn cảm thấy mình muốn tìm cho bằng được cách giải bài toán đó thì bạn là người có tiềm năng rồi đấy.
Tính chính xác trong công việc
Tính chính xác là yêu cầu bắt buộc của mọi khoa học, cả khoa học về công nghệ máy tính. Trong quá trình xây dựng một ứng dụng, một phần mềm, nếu xảy ra một sai sót nhỏ, toàn bộ chương trình sẽ không thể vận hành như mong muốn.
Chính vì vậy, ngành này đòi hỏi bạn phải thật tỉ mỉ, chỉn chu và có tính chính xác cao. Bạn nên rèn luyện những tính cách này để phù hợp với công việc và hoàn thành công việc một cách hiệu quả.
Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
Thế giới số luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
Có những thứ trong khi học hoặc trên mạng không có, đòi hỏi người học phải tìm thêm tài liệu ở trong và ngoài nước, kể cả thầy cô, người học tốt công nghệ thông tin luôn chủ động tìm thầy cô để hỏi đáp, tìm bạn bè giỏi để giao lưu kết bạn và dành nhiều thời gian của bản thân để tìm hiểu thêm kiến thức tại các thư viện và nhà sách nơi mình đang sinh sống.
Công nghệ luôn không ngừng thay đổi, buộc bạn phải thích nghi tìm ra cái mới, ngày hôm nay mọi người điều dùng thuật toán ấy, nhưng ngày mai lại ra thêm một thuật toán tối ưu hơn thì bạn phải chính là người chủ động cập nhật và thực hiện.
Trình độ ngoại ngữ
Đây là ngành nghề mang tính toàn cầu vì các sản phẩm công nghệ và internet có mặt trên khắp thế giới. Để trở thành một IT giỏi, bạn phải khá thành thạo ngoại ngữ, đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu các vấn đề, thông số chuyên môn để tiếp cận, cập nhật thông tin công nghệ. Nếu là người thành thạo tiếng Anh, đáp ứng tốt nhu cầu giao tiếp xã hội và xử lý vấn đề chuyên môn thì bạn đang có trong tay một lợi thế lớn.
Đa phần các cuốn sách về ngành công nghệ thông tin đều được viết bằng tiếng Anh, muốn tìm hiểu cái mới của thời điểm hiện tại buộc bạn phải biết nhiều về tiếng anh để có thể đọc được những tài liệu chuyên ngành. Chính vì vậy, tiếng anh có vai trò rất quan trọng.
Kỹ năng mềm
Kỹ năng làm việc nhóm
Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với sinh viên công nghệ thông tin nói riêng và sinh viên nói chung. Hiện nay ở Việt Nam, công việc chủ yếu của lập trình viên là gia công phần mềm, lập trình viên chỉ làm một khâu nhỏ trong cả một dự án lớn, có khi làm việc nhóm với nhiều lập trình viên khác nhau trên thế giới, để phối hợp làm việc ăn ý với các thành viên khác đặc biệt là những người khác nền văn hóa, khác ngôn ngữ là rất quan trọng.
Khả năng làm việc dưới áp lực cao
Môi trường làm việc của dân IT có thể gặp nhiều áp lực. Phải thức khuya hàng tuần hoặc ngủ 3 giờ 4 giờ hàng ngày là điều không khó gặp phải. Chính vì vậy, bạn cần phải biết cách giúp bản thân mình thư giãn, thời gian rảnh tránh ôm máy tính liên tục.
Kỹ năng giao tiếp
Công việc của IT thiên về “kỹ thuật” nên họ thường nhìn nhận mọi thứ qua “lăng kính kỹ thuật”. Cũng bởi kém trong kỹ năng giao tiếp nên họ rất khó tạo mối quan hệ tốt với các đồng nghiệp khác.
Trang bị tốt kỹ năng giao tiếp chính là phương tiện giúp người làm công nghệ thông tin có thể xây dựng cầu nối với các đồng nghiệp, thuyết phục người khác chấp nhận ý kiến của mình và bày tỏ nhu cầu của cá nhân.
Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình
Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên IT có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn, ….
Học IT ra làm gì?
Tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:
- Đảm nhận các vị trí lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,… tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin.
- Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
- Giảng viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hoặc giáo viên tin học tại các trường PTTH, Trung học cơ sở hoặc Tiểu học khi bạn có thêm chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm.
- Nếu bạn có niềm đam mê với kinh doanh, bạn có thể tự đứng ra thành lập công ty phần mềm riêng.
Xem thêm: Top 5 công việc lương triệu đô ngành công nghệ thông tin tại đây
Các trường đào tạo
Hiện nay có rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành IT như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, đại học Công nghệ giao thông vận tải, đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Công nghệ TP.HCM, ….
Hình thức học của chuyên ngành này cũng rất đa dạng: bạn có thể lựa chọn học nghề hoặc học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học với thời gian trung bình từ 3- 5 năm.
Đặc biệt, với những bạn đã tốt nghiệp Trung cấp, cao đẳng muốn học liên thông lên Đại học ngành công nghệ ô tô chỉ mất 2 năm. Việc học liên thông này giúp bạn nâng cao trình độ, bằng cấp và cơ hội việc làm tốt hơn.
Xem thêm: Hình thức vừa làm vừa học với hệ liên thông tại đây
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một những trường thường xuyên tổ chức các kỳ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và không thể kể đến chuyên ngành công nghệ thông tin.
Nếu bạn có mong muốn hay đang tìm hiểu ngôi trường nào tổ chức xét tuyển hồ sơ liên thông thì Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn đó.
Xem thêm: Tổng quan ngành công nghệ thông tin Đại học Bách Khoa HN tại đây