Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Top 5 công việc triển vọng

Học công nghệ thông tin ra trường làm gì? Mức thu nhập ngành này là bao nhiêu? Lý do tại sao công nghệ thông tin lại trở thành ngành nghề hot như hiện nay? Và liệu rằng vì nó hot như vậy nên tỉ lệ chọi trong ngành hoặc tỷ lệ thất nghiệp sẽ cao? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở phía bên dưới.

Triển vọng ngành công nghệ thông tin

Trong nhiều năm liền, công nghệ thông tin liên tục lọt top những nghề nghiệp của tương lai, những nghề nghiệp có lương cao nhất. Điều đó đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn của các vị trí việc làm trong lĩnh vực này.

Công nghệ thông tin là nghề của hiện tại và tương lai
Công nghệ thông tin là nghề của hiện tại và tương lai

Những năm gần đây, số lượng sinh viên thi và học các ngành công nghệ thông tin tăng lên nhanh chóng, thậm chí nhiều người trái ngành còn quyết định chuyển nghề sang lĩnh vực này.

Theo dự đoán, trong tương lai, công nghệ thông tin vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề khác, từ sản xuất đến kinh doanh và cả đời sống xã hội. Dù lựa chọn của bạn là hướng đi nào, vị trí việc làm nào thì cũng hãy tự tin rằng bạn có rất nhiều triển vọng và không gian để phát triển, miễn là bạn có đam mê, nỗ lực và đủ xuất sắc để cạnh tranh.

Xem thêm: Tổng quan về ngành công nghệ thông tin Tại đây

Top 5 công việc lương triệu đô

Nhà phát triển phần mềm, ứng dụng

Là một nhân viên phát triển phần mềm, bạn sẽ đảm nhiệm vai trò triển khai thiết kế, lập trình và nắm vững quy trình phát triển trong các dự án của công ty. Tại vị trí này, bạn sẽ thực hiện các công việc:

– Tham gia nghiên cứu, thiết kế, lập trình ứng dụng/ phần mềm theo dự án (thiết kế các kiến trúc, giao diện, chức năng phục vụ cho việc lập trình).

– Viết các tài liệu theo quy trình phát triển phần mềm.

– Kiểm tra, đánh giá chất lượng ứng dụng/phần mềm sau khi lập trình xong.

– Bảo trì, hỗ trợ giải quyết những vấn đề liên quan đến kỹ thuật trong phát triển ứng dụng/phần mềm.

– Phát triển, cải tiến quy trình, tính năng của ứng dụng/phần mềm tốt hơn.

– Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của quản lý trực tiếp.

Nhà phát triển phần mềm, ứng dụng
Nhà phát triển phần mềm, ứng dụng

Các kỹ năng cần thiết: Bạn phải am hiểu về ngôn ngữ lập trình, có khả năng tiếp cận, nắm bắt nhanh các công nghệ lập trình mới. Ngoài ra bạn cũng phải rèn luyện các kỹ năng mềm như: khả năng phân tích, làm việc nhóm tốt, tính tỉ mỉ, cẩn thận, và tinh thần trách nhiệm cao trong công việc.

Mức lương: dao động từ 12- 25 triệu đồng/ tháng.

Lập trình web

Tại vị trí công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm xử lý các công việc sau:

– Thực hiện mô tả, phân tích các yêu cầu phần mềm.

– Tham gia phát triển các website dùng PHP/Node.js.

– Tham gia phát triển các ứng dụng trên mobile, desktop dùng công nghệ web (JavaScript, HTML, CSS).

– Lập trình các yêu cầu xây dựng, nâng cấp liên quan đến phần Web, bao gồm lập trình và sửa lỗi sau kiểm thử, xây dựng tài liệu cài đặt hoặc triển khai.

– Tối ưu code, database để nâng cao hiệu năng, chất lượng hệ thống.

– Nghiên cứu các công nghệ, kỹ thuật mới để áp dụng vào phát triển website.

– Thực hiện các yêu cầu khác dưới sự phân công của lãnh đạo.

Lập trình, quản trị web
Lập trình, quản trị web

Ngoài việc có kiến thức, kỹ năng căn bản về lập trình, hệ quản trị CSDL và Font-End. Để làm tốt công việc này, bạn cần có khả năng học hỏi nhanh, đam mê lập trình, thích tìm hiểu và thực hiện các công việc mới, có kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm tốt.

Mức lương: từ 9-22 triệu đồng/ tháng.

Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin

Một chuyên viên phân tích bảo mật là một cá nhân chịu trách nhiệm chính trong việc bảo quản và duy trì tính bảo mật và bí mật của cơ sở dữ liệu kỹ thuật số cho công ty, tổ chức hoặc cá nhân nào đó.

Nhìn chung, trách nhiệm của một chuyên viên phân tích bảo mật thông tin bao gồm:

– Cung cấp và đào tạo các nhân viên phù hợp cho lĩnh vực quản lý thông tin.

– Áp dụng các biện pháp bảo mật an ninh cần thiết bất cứ khi nào công ty đang chia sẻ các thông tin quan trọng trực tuyến cũng như trong nội bộ hệ thống.

– Xem xét, kiểm tra và giám sát các sai sót có thể xảy ra trong hệ thống bảo mật của công ty và báo cáo cho các nhà quản trị doanh nghiệp và các chuyên gia công nghệ thông tin.

– Đề xuất các thay đổi hoặc nâng cấp cần thiết để cải thiện hệ thống bảo mật thông tin của công ty.

Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin
Chuyên viên phân tích bảo mật thông tin

Những kỹ năng cần thiết để trở thành một nhà phân tích bảo mật thông tin bao gồm:

● Kỹ năng giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng.

● Có khả năng phân tích, tư duy logic với sự hiểu biết rộng, chính xác về nhiều hệ thống máy tính khác nhau.

● Có kiến thức về các tiêu chuẩn bảo mật, quy tắc và quy định trong ngành và các mối đe dọa bảo mật mới nổi trong không gian mạng.

● Có khả năng tạo, kiểm tra và thực thi các kế hoạch và chính sách khôi phục sau thảm họa an ninh mạng.

● Có các kỹ năng xác định rủi ro trên các hệ thống xử lý dữ liệu bằng cách sử dụng thử nghiệm thực tế.

● Có chuyên môn vững vàng trong cài đặt tường lửa và các phần mềm bảo mật hoặc mã hóa dữ liệu khác.

Mức lương trung bình cho một nhà phân tích bảo mật thông tin là 86,170 đô la mỗi năm.

Trưởng phòng công nghệ thông tin

Trưởng phòng công nghệ thông tin là người chịu trách nhiệm giám sát, quản lý dự án, thực hiện và bảo trì các hoạt động kỹ thuật, công nghệ thông tin của công ty, đảm bảo hiệu quả của tất cả các hệ thống phần mềm và phần cứng máy tính, ứng dụng, website của công ty.

Trưởng phòng Công nghệ thông tin
Trưởng phòng Công nghệ thông tin

Đảm nhận vai trò lãnh đạo này, bạn sẽ chịu trách nhiệm trong việc:

– Xây dựng, duy trì chiến lược công nghệ thông tin của công ty.

– Quản lý hệ thống nhân sự, nhân viên cấp dưới hiệu quả.

– Nghiên cứu đưa ra chiến lược công nghệ mới và thực hiện các giải pháp khi xảy ra sự cố.

– Phối hợp các bộ phận liên quan để hoàn thành tốt các dự án, chiến lược công nghệ thông tin được giao.

– Theo dõi, quản lý và thẩm định kết quả công việc cấp dưới đã làm.

– Tuyển dụng, training, tư vấn để nhân viên phát triển tốt năng lực.

– Duy trì, đảm bảo môi trường làm việc an toàn và bảo mật.

– Luôn trau dồi, phát triển bản thân bằng cách đọc sách, tin tức, training, hội thảo, …

– Thường xuyên kiểm tra, kiểm toán hệ thống công nghệ đã được thực hiện.

– Bảo quản tài sản, nghiêm túc thực hiện các quy trình khắc phục sau thảm họa, đảm bảo sao lưu, kiểm soát cấu trúc và bảo mật thông tin.

– Đề xuất các chiến lược mới, chính sách và thủ tục công nghệ thông tin

– Xác định vấn đề phát sinh để khắc phục kịp thời.

– Thường xuyên cập nhật và đánh giá xu hướng công nghệ thông tin.

Mức lương: 28- 30 triệu đồng/ tháng.

Giám đốc công nghệ- CIO

Giám đốc công nghệ thông tin hay còn được gọi là Chief Information Officer (CIO). Đây là một vị trí nhân sự cấp cao và nằm trong bộ máy lãnh đạo của công ty.

CIO là người chịu trách nhiệm điều hành và quản lý các công việc liên quan đến các lĩnh vực như công nghệ, khoa học hay thực hiện công việc hoạch định các chiến lược IT nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của công ty.

cio-giam-doc-cong-nghe-thong-tin
Giám đốc công nghệ thông tin – CIO

Một CIO giỏi sẽ là người tư vấn tốt cho ban lãnh đạo và ban giám đốc về lĩnh vực chuyên môn của mình trong việc ứng dụng vào các lĩnh vực liên quan.

Các công việc chính của CIO:

– Thực hiện việc tham mưu, cố vấn cho ban lãnh đạo.

– Thực hiện việc tổ chức, điều hành và quản trị các nghiệp vụ công nghệ thông tin.

– Thực hiện chỉ đạo tuyển dụng, theo dõi nhân sự.

– Thực hiện việc xây dựng, đề xuất các dự án, kế hoạch, chiến lược phù hợp.

– Chịu trách nhiệm đưa ra các quyết định công việc liên quan

– Thực hiện việc kết hợp với các bộ phận khác.

Mức lương: 49- 69 triệu đồng/ tháng.

Các trường đào tạo ngành công nghệ thông tin

Không thể kể đến trường đại học hàng đầu về khối ngành kỹ thuật là Đại học Bách Khoa Hà Nội. Với truyền thống hơn 60 năm hình thành và phát triển, Bách Khoa đã khẳng định được tiếng nói riêng của mình trong nước và quốc tế. Là trường đào tạo uy tín và chất lượng về ngành công nghệ thông tin và các khối ngành kỹ thuật khác.

Ngoài việc xét tuyển theo hình thức thi tuyển THPT quốc gia hàng năm. Trường Bách Khoa còn thường xuyên liên kết với các trường Cao đẳng khác trong đó có trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội nhằm đào tạo liên thông, văn bằng 2 với các chuyên ngành kỹ thuật.

Đây cũng là hình thức học không còn xa lạ với các bạn sinh viên muốn học lên cao hơn nhằm hướng đến vị trí công việc tốt hơn trong tương lai.

Tìm hiểu thêm về hình thức đào tạo vừa làm vừa học Tại đây

Ngoài ra còn có các trường khác như: Học viện Bưu chính viễn thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Công nghệ TP. HCM, Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học Công nghiệp Thái Nguyên, ….

Tags: ,