Sự khác nhau giữa bằng Đại học liên thông và chính quy

Có rất nhiều các bạn đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp muốn học liên thông lên Đại học để nâng cao trình độ và cơ hội việc làm tốt hơn nhưng lại do dự rằng bằng Đại học liên thông và bằng Đại học chính quy có khác nhau không? Câu trả lời sẽ là hai loại bằng này là một, chúng không phân biệt và có giá trị như nhau. Để hiểu rõ hơn về hai loại bằng này, bạn hãy tham khảo bài viết phía dưới nhé.

Theo Thông tư số 05 – Bộ Nội vụ 2012 đối với công chức, viên chức nhà nước thì bằng Đại học hệ vừa làm vừa học và bằng chính quy đều có giá trị như nhau trong việc xếp ngạch bậc lương công chức viên chức nhà nước. Tuy nhiên, ngoài sự giống nhau về bằng cấp và giá trị thì hai hình thức này cũng có một vài điểm khác biệt mà bạn cần phân biệt được.

Sự khác biệt giữa bằng Đại học liên thông và chính quy
Sự khác biệt giữa bằng Đại học liên thông và chính quy

Có 3 sự khác nhau cơ bản về quy chế tuyển sinh, thời gian học, hình thức và chương trình đào tạo. Cụ thể:

Quy chế tuyển sinh

Bằng liên thông đại học: áp dụng với các bạn sinh viên đã tốt nghiệp Cao đẳng, Trung cấp học liên thông lên Đại học để có bằng Đại học và nâng cao kiến thức chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ.

Bằng đại học chính quy: áp dụng cho các bạn học sinh xét tuyển vào trường dưới hình thức: Xét tuyển kết quả Kỳ thi THPT quốc gia hằng năm và tuyển thẳng theo chỉ tiêu, yêu cầu của trường Đại học nơi bạn theo học sau khi hoàn thành xong chương trình học tại Đại học, tích lũy đủ tín chỉ theo quy định của Nhà trường.

Thời gian đào tạo

Bằng liên thông đại học: thời gian nhận bằng từ 2-3.5 năm tùy theo ngành học và cấp độ của bạn. Cụ thể:

  • Liên thông từ Trung cấp lên Đại học: 3- 3.5 năm
  • Liên thông từ Cao đẳng lên Đại học: 2- 2.5 năm

Bằng đại học chính quy: thời gian học khoảng từ 3.5- 5 năm.

  • Bằng cử nhân: 3.5 – 4 năm
  • Bằng kỹ sư: từ 5 năm

Hình thức, chương trình học

Với bằng liên thông đại học: Hình thức vừa làm vừa học. Bạn sẽ có thời gian học rất linh động, thường sẽ học vào các buổi tối trong tuần hoặc các ngày thứ 7, chủ nhật hàng tuần. Thời gian học vô cùng hợp lý, giúp bạn có thể học tập mà không lo sẽ ảnh hưởng đến công việc.

Có 2 hình thức học chính là:

Đào tạo đại học tại chức: Học tại chức có nghĩa là các bạn sẽ vẫn tiếp tục đi làm tại cơ quan và đồng thời tham gia chương trình đào tạo đại học của trường. Lịch học sẽ được phân bổ vào các ngày cuối tuần hoặc vào buổi tối để các bạn học viên có thể sắp xếp thời gian hợp lý. Chương trình đào tạo đại học tại chức phù hợp với những người đang công tác, đi làm tại các cơ quan, tổ chức nhà nước.

Đào tạo đại học trực tuyến: Đại học trực tuyến hay đại học từ xa là hình thức đào tạo cử nhân mới và hiện đang được rất nhiều bạn học viên lựa chọn. Hình thức học này đem lại rất nhiều lợi ích cho các bạn học viên bởi các bạn sẽ không cần phải đến trường để học mà có thể đào tạo ngay tại nhà. Bên cạnh đó, những người vừa học vừa làm có thể tùy ý sắp xếp thời gian biểu và học vào những khung giờ thuận tiện nhất. Các bạn được chủ động trong học tập cũng như công việc và dành thêm nhiều thời gian cho gia đình.

Ngoài ra, bài giảng của hình thức đào tạo đại học từ xa sẽ được lưu lại trên hệ thống nên các bạn học viên có thể đăng nhập và xem lại bất cứ lúc nào để nắm rõ bài giảng hơn.

Thông thường, một sinh viên sẽ phải mất từ 2-3 tiếng để học xong một bài giảng nhưng với đại học trực tuyến, chỉ cần 30 phút – 1 tiếng là các bạn đã có thể hiểu được những kiến thức mà giảng viên truyền đạt.

Với bằng đại học chính quy: Hình thức đào tạo theo tín chỉ. Bạn sẽ đăng kí lịch học theo kỳ sao cho phù hợp với thời gian của bạn. Tuy nhiên, hình thức này chú trọng việc học nhiều hơn vì vậy bạn thường học khá nhiều môn trong một tuần tùy thuộc vào lượng tín chỉ mà bạn đăng ký. Bạn sẽ có rất ít thời gian cho các công việc làm thêm và nếu bạn có đi làm, việc học trên lớp của bạn sẽ rất bị ảnh hưởng.

So sánh hình thức học của bằng liên thông và chính quy
So sánh hình thức học của bằng liên thông và chính quy

Chương trình học: Tùy vào khung chương trình đào tạo của mỗi ngành mà mỗi trường sẽ có những chương trình đào tạo khác nhau. Tuy nhiên, dù ở hình thức nào thì các trường cũng đều cung cấp đầy đủ kiến thức chuyên ngành, chuyên sâu và các kỹ năng cần thiết cho ngành mà bạn theo học.

Các trường đào tạo liên thông đại học

Ngày nay, có rất nhiều các trường Đại học hàng đầu cả nước đào tạo liên thông như:

Đại học Bách Khoa Hà Nội: áp dụng đào tạo hình thức liên thông, văn bằng 2 với rất nhiều các ngành nghề khác nhau như: Ngôn ngữ Anh, Công nghệ thông tin, kỹ thuật điều khiển tự động hóa, kỹ thuật điện, kỹ thuật ô tô, ….

Đại học Sư phạm Hà Nội: liên thông ngành Sư phạm theo các cấp học Mầm non, Tiểu học; liên thông ngành Sư phạm chuyên ngành Toán, Lý, Hóa, Văn, Sinh, Mỹ thuật,…

Đại học Kinh tế quốc dân: liên thông các ngành trong khối kinh tế như Kế toán, Quản trị kinh doanh, Tài chính- Ngân hàng, …..

Đại học Thương mại: liên thông các ngành khối Kinh tế như Marketing, Quản trị kinh doanh, Tài chính – Ngân hàng,…

Lợi thế của liên thông

Dù có sự khác nhau về hình thức tuyển sinh, cách thức học nhưng xét cho cùng hai loại bằng trên đều có giá trị và ý nghĩa như nhau. Bạn có thể lựa chọn một trong hai hình thức học phù hợp với bản thân và công việc.

Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo hình thức liên thông đại học nếu bạn đã tốt nghiệp Trung cấp và Cao đẳng bởi một vài lợi thế sau:

– Bạn có thể nâng cao trình độ, vị trí công việc, thăng tiến trong công việc nếu bạn có bằng Đại học liên thông.

– Thời gian học tập rất linh hoạt, không ảnh hưởng đến việc làm thêm của bạn. Hình thức học này phù hợp với những người đang đi làm.

– Việc học lên cao giúp bạn có những mối quan hệ mới, chất lượng có thể trở thành đối tác làm ăn của bạn hoặc giúp đỡ bạn rất nhiều kể cả trong việc học và công việc.

– Khi bạn hoàn thành việc học liên thông, bạn dễ dàng học lên cao hơn với các cơ hội rộng mở hơn. Bạn học càng lên cao, bạn càng có nhiều lợi thế và cơ hội phát triển hơn.

– Bằng cấp đi đôi với địa vị. Việc có tấm bằng Đại học sẽ là chiếc chìa khóa mở ra nhiều hướng đi mới cho bạn.

Tags: