Nghề Hướng dẫn viên du lịch vẫn luôn là ngành Hot trong những năm trở lại đây. Ngành này không chỉ thỏa mãn đam mê khám phá những vùng đất mới mà còn đem lại mức thu nhập cao. Tuy nhiên, Hướng dẫn viên khi hành nghề cũng cần tuân thủ những nguyên tắc nhất định. Một trong những nguyên tắc đầu tiên đó là đeo thẻ Hướng dẫn viên khi hành nghề. Vậy nếu không có thẻ hướng dẫn viên du lịch thì sẽ bị xử lý như thế nào?
Nội dung bài viết
Điều kiện hành nghề của Hướng dẫn viên du lịch
➢ Có thẻ hướng dẫn viên du lịch;
➢ Có hợp đồng lao động với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hướng dẫn du lịch hoặc là hội viên của tổ chức xã hội – nghề nghiệp về hướng dẫn du lịch đối với hướng dẫn viên du lịch quốc tế và hướng dẫn viên du lịch nội địa;
➢ Có hợp đồng hướng dẫn với doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành; hoặc văn bản phân công hướng dẫn theo chương trình du lịch. Đối với hướng dẫn viên du lịch tại điểm, phải có phân công của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch.
Như vậy, một trong những điều kiện hành nghề hướng dẫn viên đó chính là phải có thẻ hướng dẫn viên du lịch. Nếu không được cấp thẻ hướng dẫn viên du lịch, sẽ không thể hành nghề này.
Thẻ hướng dẫn viên du lịch là gì?
➢ Thẻ hướng dẫn viên du lịch là thẻ cấp cho các đối tượng hành nghề hướng dẫn viên với mục đích quản lý dễ dàng và kiểm duyệt tốt về chất lượng của lực lượng hướng dẫn viên du lịch.
➢ Thẻ hướng dẫn viên du lịch được chia ra 02 loại:
➢ Phạm vi hành nghề của Hướng dẫn viên du lịch:
– Hướng dẫn viên du lịch quốc tế được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa; khách du lịch quốc tế đến Việt Nam trong phạm vi toàn quốc và đưa khách du lịch ra nước ngoài.
– Hướng dẫn viên du lịch nội địa được hướng dẫn cho khách du lịch nội địa là công dân Việt Nam; trong phạm vi toàn quốc.
Nghĩa vụ của Hướng dẫn viên du lịch
➢ Tuân thủ và hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan, du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
➢ Thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho khách du lịch và các quyền lợi hợp pháp của khách du lịch;
➢ Hướng dẫn khách du lịch theo đúng chương trình du lịch, có thái độ văn minh, tận tình và chu đáo với khách; trường hợp khách du lịch có yêu cầu thay đổi chương trình du lịch thì phải báo cáo người có thẩm quyền quyết định;
➢ Có trách nhiệm trong việc bảo đảm an toàn tính mạng, sức khoẻ, tài sản của khách du lịch;
➢ Hoạt động đúng quy định tại khoản 1 Điều 72 của Luật này; đeo thẻ hướng dẫn viên trong khi hướng dẫn du lịch;
➢ Tham gia lớp bồi dưỡng kiến thức định kỳ cho hướng dẫn viên do cơ quan nhà nước có thẩm quyền tổ chức;
➢ Bồi thường cho khách du lịch, doanh nghiệp kinh doanh lữ hành về thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
Như vậy, hướng dẫn viên bắt buộc phải đeo thẻ hướng dẫn viên du lịch khi hành nghề. Và đương nhiên, nếu không làm đúng quy định của luật, hướng dẫn viên du lịch sẽ phải chịu phạt. Hình thức phạt ở đây là phạt hành chính, phạt tiền.
Mức xử phạt đối với Hướng dẫn viên du lịch
Tại điều 44 của Nghị định 158/2013/NĐ-CP có quy định như sau:
Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hướng dẫn viên du lịch, thuyết minh viên có hành vi không đeo thẻ, giấy chứng nhận trong khi hành nghề.
Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Thuyết minh không đúng nội dung giới thiệu tại khu du lịch, điểm du lịch;
– Không mang theo chương trình du lịch, giấy tờ phân công nhiệm vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
– Không hướng dẫn cho khách du lịch tuân thủ pháp luật Việt Nam, nội quy, quy chế nơi đến tham quan du lịch và tôn trọng phong tục, tập quán của địa phương;
– Không cung cấp đầy đủ thông tin về lịch trình, chương trình du lịch cho đại diện nhóm khách du lịch hoặc khách du lịch.
Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không có hợp đồng lao động bằng văn bản với doanh nghiệp kinh doanh lữ hành trong khi hành nghề;
– Không phổ biến, hướng dẫn khách du lịch các biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch trong khi thực hiện chương trình du lịch;
– Cho người khác sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
– Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên của người khác;
– Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch đã hết hạn;
– Kê khai không trung thực hoặc giả mạo các giấy tờ, tài liệu trong hồ sơ đề nghị cấp, đổi, cấp lại Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
– Không thông báo kịp thời cho khách du lịch về trường hợp khẩn cấp, dịch bệnh và các nguy cơ có thể gây nguy hiểm cho khách du lịch.
Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung Thẻ hướng dẫn viên du lịch, Giấy chứng nhận thuyết minh viên;
– Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch nội địa để hướng dẫn cho khách du lịch là người nước ngoài;
– Thuyết minh cho khách du lịch tại khu du lịch, điểm du lịch mà không có Giấy chứng nhận thuyết minh viên theo quy định;
– Hướng dẫn khách du lịch mà không có Thẻ hướng dẫn viên du lịch theo quy định;
– Sử dụng Thẻ hướng dẫn viên du lịch giả, Giấy chứng nhận thuyết minh viên giả;
– Tự ý thay đổi chương trình du lịch, cắt giảm tiêu chuẩn, dịch vụ của khách du lịch.
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Không quản lý khách du lịch theo hợp đồng hoặc chương trình mà doanh nghiệp lữ hành đăng ký;
– Thu tiền ngoài hợp đồng từ khách du lịch;
– Giới thiệu sai lệch giá trị văn hóa, lịch sử, đất nước, con người Việt Nam, gây ảnh hưởng xấu tới hình ảnh, thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa của Việt Nam.
Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
– Đưa khách du lịch đến khu vực cấm;
– Người nước ngoài hoạt động hướng dẫn du lịch tại Việt Nam.
Để đảm bảo thực thi đúng pháp luật và thực hiện đúng nghĩa vụ, Hướng dẫn viên cần chuẩn bị đầy đủ những giấy tờ pháp lý liên quan. Đặc biệt là thẻ Hướng dẫn viên du lịch.