Mô hình phân tích kinh doanh và đề xuất chiến lược kinh doanh kinh điển trong lĩnh vực kinh tế – thương mại mà bất cứ người chơi hệ kinh tế nào cũng cần biết và hiểu rõ, không ai khác đó chính là Ma trận SWOT. Hãy tìm hiểu tất tần tật từ A đến Z về ma trận này tại bài viết để có thể vận dụng hiệu quả vào thực tế.
Nội dung bài viết
SWOT là gì?
SWOT là viết tắt của 4 từ Tiếng Anh: Strengths (thế mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức) – là mô hình hay có tên gọi khác là ma trận phân tích kinh doanh nổi tiếng cho doanh nghiệp.
Ma trận SWOT là ma trận phân tích kinh doanh dành cho mọi doanh nghiệp muốn cải thiện tình hình kinh doanh bằng định hướng đúng đắn và xây dựng những nền tảng phát triển vững chắc. Trong đó Thế mạnh và Điểm yếu được xem là hai yếu tố nội bộ trong một doanh nghiệp. Còn Cơ hội và Rủi ro là hai yếu tố bên ngoài.
Phân tích SWOT là yếu tố quan trọng để tạo chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Về cơ bản, phân tích SWOT tức là phân tích 4 yếu tố: Strengths (Điểm mạnh), Weaknesses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội), Threats (Thách thức). Từ đó giúp xác định mục tiêu chiến lược, hướng đi đúng đắn và hiệu quả cho doanh nghiệp.
Phân tích ma trận SWOT bao gồm những khía cạnh như sau:
- Thế mạnh: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án đem lại lợi thế cạnh tranh so với đối thủ cạnh tranh.
- Điểm yếu: Đặc điểm doanh nghiệp hoặc dự án khiến doanh nghiệp hoặc dự án yếu thế hơn so với đối thủ.
- Cơ hội: Nhân tố môi trường có thể khai thác để giành được lợi thế.
- Thách thức: Nhân tố môi trường có thể tác động tiêu cực đến doanh nghiệp hoặc dự án.
Ưu nhược điểm của mô hình SWOT
Ưu điểm
Không tốn chi phí: SWOT là phương pháp phân tích tình hình kinh doanh hoặc bất kỳ dự án nào do doanh nghiệp thực hiện. Phương pháp này mang đến hiệu quả tối ưu và tiết kiệm chi phí. Đây chính là 2 lợi thế lớn nhất của phân tích ma trận SWOT.
Kết quả quan trọng: SWOT sẽ đánh giá được 4 phương diện điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức để doanh nghiệp rút ra được kết quả chính xác giúp hoàn thiện dự án, vượt qua rủi ro.
Ý tưởng mới: Mô hình SWOT có thể cung cấp các ý tưởng mới cho doanh nghiệp bằng các phân tích trong 4 mục cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu của SWOT. Mô hình không chỉ cho biết lợi thế, bất lợi mà cả những mối đe dọa để giúp đối phó hiệu quả hơn trong tương lai, có những kế hoạch tránh các rủi ro tốt nhất.
Nhược điểm
Kết quả chưa chuyên sâu: Chính vì việc phân tích SWOT khá đơn giản, nên kết quả nhận về chưa thực sự phản ánh đúng các khía cạnh. Kết quả không đưa ra phản biện, chỉ tập trung vào việc chuẩn bị dự án, điều đó không đủ để hoàn thiện đánh giá và đưa ra định hướng, mục tiêu.
Cần thực hiện nhiều nghiên cứu hơn: Để thực sự đạt kết quả tốt thì việc phân tích SWOT cơ bản là không đủ, vì kỹ thuật SWOT chỉ tập trung nghiên cứu và phân tích bức tranh toàn cảnh.
Phân tích chủ quan: Một phân tích đầy đủ là phân tích đánh giá được ảnh hưởng đến hiệu suất của công ty, dữ liệu đáng tin cậy, có liên quan và có thể so sánh được, từ đó đưa ra các quyết định kinh doanh. Tuy nhiên, ma trận SWOT không làm được điều này, việc phân tích SWOT chưa đủ để đưa ra kết luận hay quyết định nào. Ngoài ra, dữ liệu dùng để phân tích SWOT chưa thực sự đúng, có thể lỗi thời nhanh chóng.
Hướng dẫn xây dựng và phân tích mô hình SWOT
Thông thường sơ đồ SWOT thường được trình bày dưới dạng ma trận 4 ô vuông tượng trưng cho 4 yếu tố chính.
Strength – Thế mạnh
Yếu tố đầu tiên của phân tích ma trận SWOT là Strength tức Điểm mạnh. Một vài câu hỏi gợi ý để tìm ra được điểm mạnh, vượt trội của doanh nghiệp đó là:
- Khách hàng yêu thích điều gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Doanh nghiệp bạn làm gì tốt hơn các doanh nghiệp khác trong ngành như thế nào?
- Đặc tính thương hiệu (brand attribute) thu hút nhất của doanh nghiệp bạn là gì?
- Những ý tưởng bán hàng độc đáo mà doanh nghiệp của bạn đang ấp ủ?
- Hay những tài nguyên nào chỉ bạn có mà đối thủ thì không?
Weakness – Điểm yếu
Quá tự tin vào điểm mạnh của mình sẽ trở thành yếu điểm cho doanh nghiệp, khi doanh nghiệp không thể nhìn ra những thiếu sót cần thay đổi. Vậy nên, bên cạnh việc tìm ra điểm mạnh thì tìm ra điểm yếu cũng rất quan trọng. Hãy tham khảo một vài gợi ý dưới đây để có thể thấy được điểm yếu của doanh nghiệp khi phân tích ma trận SWOT:
- Khách hàng của bạn không thích gì về doanh nghiệp hay sản phẩm của bạn?
- Những vấn đề hoặc khiếu nại thường được đề cập trong các review đánh giá về doanh nghiệp bạn là gì?
- Tại sao khách hàng của bạn hủy đơn hoặc không thực hiện/không hoàn thành giao dịch?
- Thuộc tính thương hiệu tiêu cực nhất đang vướng phải là gì?
- Những trở ngại/thách thức lớn nhất trong kênh bán hàng hiện tại?
- Những tài nguyên nào mà đối thủ có mà bạn thì không?
Opportunity – Cơ hội
Tiếp theo trong các yếu tố phân tích SWOT là Opportunity – Cơ hội. Doanh nghiệp có đang sở hữu một khối lượng lớn khách hàng tiềm năng được tạo ra bởi đội ngũ marketing? Đó là một cơ hội. Doanh nghiệp đang phát triển một ý tưởng mới sáng tạo sẽ mở ra “đại dương” mới? Đó là một cơ hội khác nữa.
Có rất nhiều cách để tìm ra cơ hội trong kinh doanh, doanh nghiệp có thể tận dụng những cơ hội đó đến từ:
- Xu hướng trong công nghệ và thị trường
- Thay đổi trong chính sách chính phủ liên quan đến lĩnh vực của bạn
- Thay đổi về mặt xã hội, dân số, lối sống …
- Sự kiện địa phương
- Xu hướng của khách hàng
Threat – Rủi ro
Yếu tố cuối cùng của phân tích ma trận SWOT là Threat – Thách thức, Rủi ro hoặc các mối đe dọa, có nhiều tên gọi dành cho Threat, nhưng chung quy là mọi thứ có thể gây rủi ro đến khả năng thành công hoặc tăng trưởng của doanh nghiệp.
Rủi ro này có thể bao gồm những yếu tố như đối thủ cạnh tranh mới nổi, thay đổi về luật pháp, rủi ro trong xoay chuyển tài chính và hầu như mọi thứ khác có khả năng tác động tiêu cực cho tương lai của doanh nghiệp hay kế hoạch kinh doanh.
Dù vậy, tất nhiên sẽ có nhiều Thách thức hay Rủi ro tiềm tàng mà doanh nghiệp phải đối mặt, mà không thể lường trước được, như thay đổi môi trường pháp lý, biến động thị trường, hoặc thậm chí các Rủi ro nội bộ như lương thưởng bất hợp lý gây cản trở sự phát triển của doanh nghiệp.
Đề xuất các chiến lược từ ma trận SWOT
Có thể thấy, trình bày theo kiểu ma trận này cho phép chúng ta dễ dàng xác định 4 yếu tố phân tích khác nhau. Thông qua việc kết hợp 2 trong 4 yếu tố với nhau tạo nên các chiến lược như sau:
- Chiến lược SO (Strengths – Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của công ty.
- Chiến lược WO (Weaks – Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội.
- Chiến lược ST (Strengths – Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
- Chiến lược WT (Weaks – Threats): thiết lập kế hoạch “phòng thủ” để tránh cho những điểm yếu bị tác động nặng nề hơn từ môi trường bên ngoài.
Hy vọng với những chia sẻ bên trên sẽ giúp các bạn đọc hiểu rõ hơn cách tạo lập ma trận và phân tích ma trận SWOT để đưa ra các chiến lược cải thiện doanh nghiệp phù hợp. Có thể việc nghiên cứu các chiến lược kinh doanh sẽ hơi tốn thời gian và công sức, nhưng mọi việc đều có cái giá của nó, có lượng kiến thức đầy đủ thì không bao giờ là thừa!
Nếu bạn đang tìm hiểu về Digital Marketing nói riêng hay Marketing nói chung thì hãy lựa chọn theo học ngành Marketing thương mại tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) nhé. Hiện tại trường đang xét tuyển bằng hình thức xét học bạ và điểm thi THPT với mức điểm khá ưu ái cùng phương thức xét tuyển online rất thuận tiện và dễ dàng. Liên hệ hotline 0866 981 669 (cô Linh) để được tư vấn về ngành học và hướng dẫn xét tuyển
Xem thêm: Giới thiệu ngành marketing thương mại tại đây