Những tố chất cần thiết của một nhà thiết kế đồ họa

Graphic đang trở thành sân chơi lớn được bạn nhiều trẻ lựa chọn. Nếu bạn đã có sẵn các yếu tố liên quan đến khả năng sáng tạo và năng khiếu hội họa, chúc mừng bạn đã chạm đến vạch tăng tốc. Vậy còn, nếu không có khả năng trên thì sao? Bạn hoàn toàn có thể tự rèn luyện chúng và tận dụng những điểm mạnh vượt trội của mình. Dù là xuất phát sau nhưng trên đường đua, có rất nhiều các yếu tố trong đó có sự cố gắng sẽ giúp bạn về đích trước.

Có năng khiếu vẽ và phác họa

Bạn đã từng nghe đến câu nói “Phác thảo là cách tốt nhất để thành nhà thiết kế giỏi” bao giờ chưa? Để bắt đầu thiết kế một sản phẩm hay tác phẩm nghệ thuật nào đó, bạn sẽ phải vẽ phác họa chúng ra giấy trước, từng đường nét, chi tiết hiện ra sẽ mang đến cho bạn nhiều ý tưởng mới lạ và độc đáo.

Hãy bắt đầu từ những nét vẽ cơ bản, đơn giản nhất
Hãy bắt đầu từ những nét vẽ cơ bản, đơn giản nhất

Bạn có thể mất hàng giờ, hàng ngày hay thậm chí vài tháng để phác thảo và lên ý tưởng thành công một thiết kế nào đó. Việc làm này đôi khi rất mất thời gian và công sức đòi hỏi bạn phải có sự kiên trì với công việc. Tuy nhiên, khi bạn đã có phác thảo trong tay, bạn có thể dùng bất kỳ phần mềm thiết kế nào có thể là Photoshop, AI, … hoặc bất kỳ công cụ nào để làm nó tốt hơn với những thao tác kỹ thuật đã được học để thể hiện chúng thành những bản vẽ tinh tế và sống động nhất.

Bởi vậy, thao tác kỹ thuật rất đơn giản và rất dễ học nhưng tư duy thiết kế, tâm hồn nghệ thuật thì không phải ai cũng có được. Chính vì thế, nếu bạn có năng khiếu vẽ và phác họa, có khả năng cảm thụ nghệ thuật tốt, hãy tận dụng chúng để nâng trình đồ họa.

Xem thêm: Chương trình đào tạo ngành Thiết kế đồ họa Tại Đây

Không ngừng sáng tạo

Ý tưởng trong thiết kế hay chính là sự sáng tạo trong thiết kế có vai trò rất quan trọng quyết định đến sự thành công trong nghề của bạn. Sự sáng tạo không phải lúc nào cũng có sẵn mà bạn cần phải rèn luyện qua thời gian, tích lũy qua các thiết kế thậm chí là đúc rút từ những sai lầm, thất bại trong công việc.

Sáng tạo – hai từ rất ngắn nhưng cần quá trình dài để rèn luyện. Đầu tiên trong việc nâng cao ý tưởng sáng tạo đó là quan sát và sưu tập. Khi bạn thấy một thiết kế nào ấn tượng, hãy lưu ngay nó về máy thành một bộ sưu tập làm nguồn tài liệu tham khảo. Bạn sẽ học được và tìm kiếm thêm được nhiều ý tưởng mới lạ hơn đó.

Hãy thử một lần gia nhập vào một group thiết kế chất lượng nào đó. Nó không chỉ giúp bạn cập nhật được những ý tưởng, hot trend của thế giới design, mà còn giúp bạn lên trình nhanh chóng nhờ những kinh nghiệm, chia sẻ của những designer kỳ cựu.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo các cuốn sách dưới đây, chúng sẽ mang đến cho bạn những nguồn ý tưởng thiết kế cực chất lượng đó:

– Ngành sáng tạo và nghệ thuật có gì?: cuốn sách định hướng nghề nghiệp cực đỉnh

– Thực hành tư duy thiết kế: đưa ra các phương pháp rèn luyện tư duy siêu chất

– 100 ý tưởng làm thay đổi thiết kế đồ họa: ghi lại 100 ý tưởng mang tầm ảnh hưởng nhất trong công cuộc định hình ngành thiết kế

– Xấu thế nào, đẹp ra sao?: sự kết hợp hoàn hảo giữa Marketing và Design

Xem chi tiết review các cuốn sách trên Tại đây

Luôn sẵn sàng học hỏi

Con đường học hỏi và theo đuổi sự nghiệp khi vừa mới bắt đầu của các Graphic Designer thực sự không dễ dàng. Bạn sẽ phải đối mặt với việc sáng tạo ý tưởng một cách liên tục mà không tạo sự nhàm chán, bạn phải xử lý và làm việc với nhiều phòng ban khác nhau để hoàn tất thông tin cần thiết cho công việc của mình.

Tự học, tự update kiến thức thường xuyên là chìa khóa giúp bạn thành công
Tự học, tự update kiến thức thường xuyên là chìa khóa giúp bạn thành công

Là một nhà thiết kế bạn cần liên tục tự học, tự trau dồi kiến thức cho mình để sáng tạo ra những hình ảnh không chỉ đẹp mà còn mới mẻ và bắt kịp xu hướng. Nhu cầu và thị hiếu của người dùng thay đổi qua các năm, có những thiết kế đang là xu hướng, hot trend trong năm nay nhưng qua tới năm sau, chúng đã trở lên lỗi mốt.

Ý tưởng thiết kế được coi là nguồn sống của các Designer, nếu bạn không thường xuyên đổi mới, bạn chắc chắn sẽ không thể gắn bó với nghề Đồ họa được. Do đó, hãy chuẩn bị tinh thần thép sẵn sàng đối diện với mọi khó khăn và chông gai trong công việc, không ngại dành thời gian để tự học hỏi, tự tìm hiểu và trau dồi thường xuyên.

Chịu được tính chất vất vả của công việc

Để đưa ra được ý tưởng thiết kế và lên được thành phẩm hoàn chỉnh, với thời gian 8 tiếng / ngày tại văn phòng sẽ không đủ để các nhà thiết kế làm điều đó đặc biệt là những nhân viên mới còn khá non trẻ.

Nếu đang là dân trong ngành, bạn chắc chắn sẽ hiểu cảm giác làm thêm giờ. Việc bạn biết cách sắp xếp công việc cũng như tần suất hình ảnh phải làm mỗi ngày sẽ quyết định đến thời gian mà bạn làm việc thêm ít hay nhiều.

Việc chạy quá nhiều ý tưởng có thể khiến bạn trở nên khó khăn trong việc sáng tạo ra những hình ảnh, bố cục mới, sự chậm trễ trong khâu lên ý tưởng sẽ khiến bạn phải “căng mình” làm xuyên đêm để hoàn thành kịp deadline. Thấu hiểu tính chất vất vả đó, mức lương ngành Graphics có phần nhỉnh hơn so với các ngành khác, thường sẽ dao động từ 12 – 30 triệu/ tháng, đó cũng chính là sự bù đắp xứng đáng cho những “tinh thần thép” đương đầu với áp lực công việc, không quản khó khăn, luôn phấn đấu hoàn thành tốt công việc.

Yêu nghề, say mê cái đẹp

Được làm công việc mình yêu thích sẽ giúp bạn thấy cuộc sống trở nên ý nghĩa và tươi đẹp hơn. Đặc biệt, đồ họa là nghề đòi hỏi sự sáng tạo và nghệ thật cao, nếu bạn không yêu thích, chắc chắn bạn sẽ chẳng tìm thấy ý tưởng thiết kế nào.

Đồng thời, khi bạn làm công việc mình thực sự thích, bạn sẽ có sự hứng thú đối với công việc đó. Chỉ khi bạn chọn được một công việc phù hợp như bạn ao ước thì bạn sẽ cảm thấy có hứng khởi, có động lực làm việc. Bạn sẽ không còn phải mang tâm lý việc đi làm là cực khổ, là trách nhiệm nặng nề. Sự hứng thú đó còn giúp bạn đạt được nhiều thành tích trong công việc.

Theo đuổi công việc bằng chính niềm đam mê, sự yêu nghề
Theo đuổi công việc bằng chính niềm đam mê, sự yêu nghề

Bên cạnh đó, say mê cái đẹp cũng là một tố chất rất cần thiết với các Designer chuyên nghiệp. Có con mắt tinh tế, cảm nhận đa giác quan để hiểu hết được nét đẹp rất đời thường từ những tác phẩm nghệ thuật hết sức bình dị, đơn giản, đó chính là đỉnh cao của nghệ thuật. Bạn hãy học cách tận hưởng và cảm thụ những nét đẹp này nhé, chúng sẽ là nguồn cảm hứng bất tận trong mọi thiết kế của bạn đó. Hãy nhớ rằng “Đơn giản là đỉnh cao của sự tinh tế”!

Xem thêm: Các trường đào tạo Đồ họa tốt nhất tại đây