Năm cuối chính là khoảng thời gian nước rút, lúc này sinh viên bắt đầu phải chạy đua với thời gian để hoàn thiện việc học chuẩn bị cho tốt nghiệp ra trường. Đây cũng là lúc, sinh viên đưa ra định hướng, những lựa chọn và sự chuẩn bị cho công việc tương lai. Để đảm bảo ngay sau khi tốt nghiệp, có được việc làm và môi trường làm việc tốt nhất. Cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tìm hiểu qua bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
Xác định mục tiêu ngắn hạn
Xác định mục tiêu từ sớm là cách nhanh nhất để đi tới thành công. Nên bắt đầu từ những mục tiêu ngắn hạn hoàn thiện dần, tránh bỏ sót từ đó là cơ sở để thực hiện được các mục tiêu dài hạn.
Trước tiên, cần nhìn nhận và đánh giá lại chất lượng học tập của bản thân trong năm nhất và năm 2 đã làm được những gì, những gì chưa đạt được. Từ đó, phấn đầu nhiều hơn vào các môn cuối của năm 3 để rèn luyện từ sớm.
Năm 3, sinh viên năm cuối sẽ rất là áp lực bởi kiến thức chuyên ngành nặng và đi thực tập thực tế khá nhiều. Độ khó cũng tăng lên đòi hỏi người học cần có quá trình thích ứng và nỗ lực cao độ.
Song song đó, sinh viên cần tập trung học các chứng chỉ liên quan để ra trường đúng hạn như tiếng anh, tin học,….Đầu tư cho các khóa học ngắn hạn để trang bị thêm các chứng chỉ nghề nghiệp, kỹ năng mềm cần thiết cho công việc sau khi ra trường.
Nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai?
Ra trường đúng hạn
Thời gian đào tạo hệ cao đẳng chính quy 3 năm. Đồng nghĩa với đó là sinh viên năm 3 được gọi là sinh viên năm cuối. Vì vậy, cần phải chuẩn bị tâm lý, kiến thức và đủ kỹ năng để ra trường đúng hạn.
Ở giai đoạn này, cần tập trung học tập hơn nữa để rút ngắn thời gian học hay ít nhất là ra trường đúng hạn với số điểm cao. Khi này, cần xem lại việc mình còn thiếu điều kiện nào để ra trường và thực hiện ngay từ đầu năm 3 để kịp hạn cuối năm nhé.
Xem thêm: Cao đẳng FTC mang tới cơ hội phát triển nghề nghiệp bền vững tại đây
Học ngoại ngữ
Chứng chỉ ngoại ngữ là một trong những điều kiện bắt buộc để tốt nghiệp của hầu hết sinh viên các trường cao đẳng, đại học ngày nay. Tuy nhiên, những chứng chỉ này không đơn giản như các bài kiểm tra tiếng anh giữa kỳ, cuối kỳ. Mà phải trải qua quá trình ôn luyện chăm chỉ để đạt được số điểm cao khi thi chứng chỉ.
Chính vì vậy, mục tiêu của sinh viên năm 3 là phải dành ít nhất là 3 tháng để ôn luyện trình độ ngoại ngữ. Hơn nữa, học ngoại ngữ ở thời điểm này là “cánh cổng” mở ra nhiều cơ hội phát triển và thành công trong tương lai.
Học bằng cấp liên quan
Ngoài các loại bằng ngoại ngữ, bằng tin học hay một số bằng cấp liên quan đến ngành học sẽ là chìa khoá để người học ra trường đúng hạn cũng như dễ dàng tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp.
Chuẩn bị CV
Nhiều sinh viên hiểu lầm rằng ra trường đi xin việc mới cần chuẩn bị CV. Tuy nhiên, khi là sinh viên năm cuối sẽ trải nghiệm thực tập tại các doanh nghiệp. Ngay lúc này, cần phải có CV “xịn” để ứng tuyển vào vị trí cũng như công ty mà mình mong muốn thực tập.
Và một trong những cách để chuẩn bị CV đẹp chính là cải thiện số điểm từng môn học để nâng cao điểm GPA (trung bình đánh giá kết quả học tập). Thêm vào đó, có thể tham gia các hoạt động nghiên cứu, văn hoá của trường, tham gia câu lạc bộ, thực tập thực tế,…
Xem thêm: Học khối D nên lựa chọn ngành nào tại đây
Tìm hiểu công việc sau khi ra trường
Sinh viên năm 3 nên làm gì? Lời khuyên chính là tìm hiểu trước công việc sau khi ra trường. Không thể phủ nhận rằng có rất nhiều sinh viên năm cuối không thể xác định được công việc của mình sau khi ra trường sẽ làm gì, ở đâu. Dẫn đến việc các bạn trẻ loay hoay, chán nản cũng như dễ dàng bỏ cuộc sau đó.
Thay vào đó, nên liệt kê danh sách các công việc mà ngành học và khả năng của mình có thể làm sau khi tốt nghiệp. Khi đã tìm ra công việc phù hợp, hãy tìm hiểu về công ty, doanh nghiệp ứng tuyển vị trí tương ứng. Phần mô tả công việc của các doanh nghiệp chính là những mục tiêu cần phải thực hiện trong quá trình học
Trau dồi kỹ năng mềm
Trau dồi kỹ năng mềm là một trong các mục tiêu của sinh viên năm 3 cần phải rèn luyện. Sinh viên Việt Nam thường chú tâm vào học lý thuyết, học sách vở quá nhiều mà quên đi các kỹ năng mềm cũng rất cần thiết.
Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thuyết trình trước đám đông,… là những kỹ năng giúp thành công trong tương lai mà sinh viên ít ai có được.
Năm 3 là năm học quan trọng vì sinh viên sẽ được tiếp xúc với các kiến thức chuyên ngành và trau dồi các kỹ năng mềm cần thiết. Tuy nhiên, đừng để những kế hoạch này “đánh mất” thời sinh viên của mình. Song song các hoạt động đó, có thể dành thời gian để xây dựng các mối quan hệ xung quanh, học tập song song vui chơi, giải trí hay du lịch cùng với bạn bè.
Xem thêm: Nên chọn ngành học phù hợp với năng lực và sở thích Tại đây