Xu hướng mua sắm online hình thành nên thói quen tiêu dùng mới của khách hàng, từ đó kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của e-commerce. Với hàng loạt các tính năng tiện ích mang lại cho cả người tiêu dùng và các doanh nghiệp tham gia hoạt động bán hàng. Đây là nguyên nhân chính dẫn đến sự phát triển bùng nổ, vượt bậc như ngày nay
Nội dung bài viết
Thương mại điện tử là gì?
E-commerce hay thương mại điện tử được hiểu đơn giản là hoạt động mua bán sản phẩm/dịch vụ trên internet. Trước đây, hình thức này khá đơn giản nhưng đến ngày nay, nó đã phát triển thành một ngành có doanh thu tỷ USD và đang làm mưa làm gió. Hiện nay, có các hình thức giao dịch thương mại điện tử phổ biến, bao gồm:
- B2B hay Business to Business: Mô tả hoạt động e-commerce giữa hai doanh nghiệp với nhau. Khi đó, nhà cung cấp và khách hàng của họ điều là các tổ chức.
- B2C hay Business to Customer: Mô tả giao dịch thương mại giữa doanh nghiệp và khách hàng cá nhân.
- C2B hay Customer to Business: Mô tả giao dịch thương mại giữa khách hàng cá nhân và doanh nghiệp. Lúc này, khách hàng cá nhân đóng vai trò là nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ còn doanh nghiệp là khách hàng.
- B2E hay Business to Employee: Mô tả hoạt động thương mại giữa doanh nghiệp và nhân viên của mình.
- B2G hay Business to Government: Mô tả hoạt động thương mại giữa nhà cung cấp sản phẩm/dịch vụ là doanh nghiệp và khách hàng là các tổ chức chính phủ. Đây là một dạng của B2B.
- G2G hay Government to Government: Mô tả hoạt động phi thương mại giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với các cơ quan và tổ chức khác của Chính phủ.
- G2B hay Government to Business: Đây cũng là một hình thức phi thương mại giữa các cơ quan, tổ chức của Chính phủ với các doanh nghiệp nhằm cung cấp thông tin, và tư vấn cho doanh nghiệp.
- G2C hay Government to Citizen: Mô tả hoạt động truyền thông trên mạng điện tử giữa các cơ quan, tổ chức của chính phủ với công dân của mình.
Xem thêm: top các nghề tay trái lên ngôi nổi bật cùng thương mại điện tử tại đây
Lý giải sự phát triển của E-commerce
Kết nối với khách hàng không giới hạn khoảng cách
Thương mại điện tử xuất hiện giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng tiếp cận và mua sắm các sản phẩm/dịch vụ mà không giới hạn khoảng cách. Chẳng hạn, ở Hà Nội nhưng vẫn có thể đặt mua các sản phẩm tại Thành phố Hồ Chí Minh hay thậm chí ở nhiều quốc gia khác trên thế giới.
Bởi lẽ, khách hàng chỉ cần lên các sàn thương mại điện tử, hoặc website của doanh nghiệp để đặt mua và lựa chọn đơn vị vận chuyển phù hợp với nhu cầu. Tiến hành thao tác đặt hàng, người dùng có thể lựa chọn hình thức thanh toán trả trước hoặc trả sau. Việc còn lại là chờ đợi để nhận hàng theo đúng địa chỉ đã đặt.
Không cần lo đặt cửa hàng ở đâu
Hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp và các nhà kinh doanh cá nhân đã tận dụng sức mạnh của e-commerce để phát triển hoạt động kinh doanh của mình. Mặc dù không sở hữu bất kỳ cửa hàng vật lý nào, nhưng hoạt động kinh doanh vẫn có tốc độ phát triển rất nhanh và thu về lợi nhuận rất lớn.
Nhờ việc kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, các doanh nghiệp nhỏ và cá nhà kinh doanh cá nhân đã tiết kiệm một lượng lớn ngân sách dành cho hoạt động vận hành cửa hàng, hay đau đầu về việc nên đặt cửa hàng ở đâu.
Xem thêm: So sánh ưu nhược của mua hàng truyền thống và trực tuyến tại đây
Thời gian đặt hàng linh hoạt
Việc mua sắm trên nền tảng thương mại điện tử cho phép khách hàng có thể đặt hàng bất kể thời gian nào trong ngày từ sáng sớm đến đêm khuya. Đây là một lợi thế rất lớn so với việc mua hàng ở các cửa hàng truyền thống.
Nhờ lợi ích này mà các doanh nghiệp có thêm nhiều thời gian để tiếp cận khách hàng hơn. Hiện nay, tận dụng thói quen thức khuya của người tiêu dùng, nhiều doanh nghiệp triển khai các hoạt động như livestream, khuyến mãi vào buổi đêm nhằm thu hút sự quan tâm và mua hàng của khách hàng.
Tiết kiệm chi phí phát sinh
Việc kinh doanh trên các nền tảng e-commerce giúp doanh nghiệp tiết kiệm rất nhiều chi phí vận hành, bao gồm phí thuê cửa hàng, chi phí nhân công,… Đây được xem là một hình thức kinh doanh hiệu quả dành cho các cá nhân và tổ chức chưa có nhiều vốn.
Bổ trợ hiệu quả cho hoạt động marketing
Dữ liệu về hành vi của người dùng trên các nền tảng e-commerce là một nguồn tài nguyên rất quan trọng của doanh nghiệp. Qua đó giúp doanh nghiệp xây dựng và triển khai các kế hoạch marketing hiệu quả với hành trình của khách hàng.
Bên cạnh đó, những đánh giá trực tiếp của khách hàng cũng là một hoạt động marketing 0 đồng hiệu quả cho doanh nghiệp. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng có thể dựa vào những phản hồi này để cải tiến hoặc phát triển sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
Giàu cơ hội việc làm ngành thương mại điện tử
Với sự phát triển mạnh mẽ của e-commerce, người học các ngành về kinh tế, đặc biệt là thương mại điện tử có vô vàn các vị trí công việc và chỗ đứng vững chắc trong ngành. Một số công việc có thể tự tin ứng tuyển như:
- Chuyên viên vận hành sàn thương mại điện tử
- Chuyên viên SEO
- Chuyên viên content marketing
- Chuyên viên tư vấn TMĐT
- Strategy Planner
- Nhân viên phân tích dữ liệu (Data analysis)
- Nhân viên logistics
- Nhân viên livestream
Có thể thấy, có rất nhiều các cơ hội việc làm chỉ cần trang bị đủ kỹ năng, kiến thức cần thiết để có thể đáp ứng được yêu cầu của công việc. Sở hữu tấm bằng Cao đẳng chính quy ngành thương mại điện tử sẽ giúp người học tiến gần hơn vào thị trường e-commerce.
Nếu có đam mê và muốn theo đuổi ngành học trên, hãy lựa chọn theo học tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC). Ngôi trường có kinh nghiệm trong đào tạo các nhóm ngành kinh tế với giáo trình cập nhật tiên tiến, đội ngũ cán bộ giảng viên giàu kinh nghiệm, học hàm cao cùng chương trình học chuẩn quốc tế.
Sinh viên được đào tạo đa dạng các kỹ năng nghề nghiệp và kỹ năng mềm, được tham gia các buổi trải nghiệm, thực tế, workshop bên cạnh việc học lý thuyết nhàm chán. Đồng thời, trong quá trình học được thực tập từ sớm giúp vận dụng nhuần nhuyễn lý thuyết và thực hành trong lĩnh vực e-commerce. Vậy nên, đây chính là môi trường học tập lý tưởng mà người học nên lựa chọn.
Xem thêm: Tổng quan về ngành thương mại điện tử (e-commerce) tại đây