Marketing là hoạt động được đa số các doanh nghiệp và tổ chức đẩy mạnh triển khai hoạt động. Không hề khó để bắt gặp những chương trình quảng cáo, truyền thông trên tivi, báo chí và các kênh mạng xã hội. Đứng trước cơ hội phát triển cực lớn của ngành nghề này, nhiều bạn trẻ đã lựa chọn marketing là điểm dừng chân. Hãy cùng khám phá ngay tất tần tật từ A đến Z về ngành này ở bài viết bên dưới!
Nội dung bài viết
Marketing là gì?
Rất nhiều bạn đã lầm tưởng rằng marketing chính là bán hàng, mang những sản phẩm, dịch vụ của công ty, doanh nghiệp cung cấp đi chào bán, quảng bá hình ảnh, tiếp thị sản phẩm hoặc tổ chức các chương trình khuyến mãi. Đó là suy nghĩ có phần đúng nhưng chỉ là một phần rất nhỏ của hoạt động marketing.
Theo cách hiểu của cha đẻ của Marketing hiện đại – Philip Kotler: “Marketing chính là quá trình tạo dựng các giá trị từ khách hàng và mối quan hệ thân thiết với khách hàng nhằm mục đích thu về giá trị lợi ích cho doanh nghiệp, tổ chức từ những giá trị đã được tạo ra”
Mục đích của Marketing chính là thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của khách hàng về một loại sản phẩm, dịch vụ nào đó. Marketing bao gồm nhiều hoạt động quản trị khác nhau nhằm truyền tải thông điệp, thu hút khách hàng đến với thương hiệu và xây dựng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với họ.
Cung cấp kiến thức toàn diện về marketing một cách hiệu quả
Theo học ngành Marketing thương mại tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội bạn sẽ được đào tạo các nghiệp vụ chuyên môn để xây dựng một kế hoạch cho một chiến dịch Marketing hoàn chỉnh
Bạn sẽ được làm quen với những môn học và những kiến thức căn bản, nền tảng nhất như: Marketing căn bản, Hành vi người tiêu dùng, Quản trị học,… Sau đó sẽ đi sâu hơn về các nội dung liên quan tới chuyên ngành hơn như tìm hiểu về 4Ps, 7Ps, … Tiếp theo đó các bạn sẽ được học cách Quản trị thương hiệu, Quản trị Marketing và cách để xây dựng một kế hoạch Marketing hoàn chỉnh thông qua việc nghiên cứu, phân tích thị trường, đối thủ cạnh tranh, xây dựng chương trình phân phối sản phẩm, cách định giá sản phẩm, cách tổ chức và triển khai các hoạt động truyền thông thương hiệu, …
Từ những kiến thức được đào tạo trên, sinh viên ngành học này sẽ rất linh hoạt trong việc nắm bắt tâm lý khách hàng, nghiên cứu thị trường; nghiên cứu hành vi tiêu dùng và nắm bắt nhu cầu khách hàng.
Đòi hỏi nhu cầu nhân lực rất lớn
Những năm gần đây, hầu như các công ty và doanh nghiệp đều có phòng Marketing, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển, thúc đẩy doanh số. Chính vì thế nhu cầu về nhân sự của ngành vô cùng cao, cùng với mức thu nhập hấp dẫn khiến ngành nghề luôn được nhiều bạn trẻ săn đón.
Theo Trung tâm dự báo nhân lực và thông tin thị trường lao động TP.HCM thì cho đến 2025, ngành Marketing cần hơn 21.600 lao động mỗi năm. Chưa kể, quá trình hội nhập sẽ có nhiều công ty, doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam, chính vì vậy nhu cầu nhân sự ngành marketing là rất lớn.
Theo kết quả khảo sát thông số nhân lực trực tuyến Việt Nam cũng cho thấy, ngành Marketing vẫn tiếp tục dẫn đầu trong 6 lĩnh vực có nhu cầu tuyển dụng nhân lực cao nhất. Tuy nhiên, nếu bạn muốn có được một công việc ổn định và thu nhập tốt thì bạn cũng cần trang bị cho mình những kỹ năng sáng tạo, linh hoạt và khả năng nắm bắt nhanh xu hướng để hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Học Marketing ra trường sẽ làm gì?
Rất rất nhiều cơ hội nghề nghiệp nếu bạn đang theo học ngành này, tuỳ theo năng lực và chuyên ngành học, bạn sẽ có thể trở thành 1 marketer hoạt động trong các mảng như:
– Nghiên cứu thị trường: tìm hiểu, thu thập và nghiên cứu thông tin về khách hàng của tổ chức, phân tích đối thủ. Những thông tin này vô cùng quan trọng để lên kế hoạch truyền thông tiếp thị. Các vị trí điển hình trong mảng này như: Giám đốc nghiên cứu thị trường, quản lý nghiên cứu thị trường, giám sát nghiên cứu thị trường, nhà phân tích thị trường
– Quản trị thương hiệu: Đây là một vị trí rất quan trọng trong việc hoạch định hướng phát triển của thương hiệu, họ cần có tầm nhìn vĩ mô, khả năng phân tích và có cái nhìn tổng quan về thị trường. Ngoài ra quản lý thương hiệu sẽ hướng dẫn cho bộ phận phát triển sản phẩm đưa ra được tuyên bố lợi ích sản phẩm, hình ảnh, mẫu sản phẩm và video clip, từ đó đưa ra chiến lược truyền thông cho sản phẩm đó. Các vị trí có thể tham khảo như: Giám đốc thương hiệu, giám đốc sản xuất, giám đốc phát triển sản phẩm
– Quảng cáo: Vị trí này sẽ đi sâu vào việc phân tích khách hàng mục tiêu, thực hiện quảng cáo theo kế hoạch trong ngân sách, lịch trình được giao. Đây là bộ phận trực tiếp đưa các thông điệp từ doanh nghiệp tới người tiêu dùng. Một vài vị trí điển hình trong mảng này như: Quản lý quảng cáo, giám đốc bán hàng quảng cáo, giám đốc điều hành tài khoản, nhà hoạch định tài khoản, giám đốc truyền thông, người mua truyền thông
– Quan hệ công chúng (PR): Quan hệ công chúng là quản lý giao tiếp với truyền thông, người tiêu dùng, nhân viên, nhà đầu tư và công chúng. Người làm công việc quan hệ công chúng được coi là người phát ngôn của công ty. Cùng tham khảo các vị trí như: Tư vấn PR, Điều phối viên tài khoản hoặc Điều phối viên quan hệ công chúng, Quan hệ truyền thông
– Copywriter và Content Creator: Đây là một trong các vị trí được nhiều bạn sinh viên mới ra trường ưu tiên lựa chọn. Ở vị trí này, bạn cần có vốn từ tốt, cần chọn lọc, sử dụng ngôn ngữ để làm nội dung của chiến dịch tiếp thị như slogan, tiêu đề, catalogue, tagline…. Ngoài ra, tư duy hình tốt cũng là một điểm cộng rất lớn ở vị trí này.
– Designer: Vị trí này sẽ “hô biến” những ý tưởng bằng chữ trở thành hình ảnh, video, gif… một cách trực quan và sinh động nhất. Bạn cần có tư duy hình ảnh tốt, có tính thẩm mỹ sáng tạo cao, và đặc biệt cần sử dụng thành thạo các phần mềm thiết kế như AI, PTS, Premiere, Ae….
7 kỹ năng đặc biệt quan trọng
Marketing là một ngành nghề thú vị nhưng cũng vô cùng biến động, đòi hỏi các marketer phải học hỏi và biến đổi không ngừng. Nếu muốn “dấn thân” vào ngành MKT, hãy chuẩn bị cho mình những “vũ khí” sau nhé:
– Sự linh hoạt, chủ động trong công việc
– Ngoại ngữ vô cùng cần thiết với một marketer
– Khả năng trình bày, thuyết trình, phản biện tốt
– Sự nhanh nhạy, tư duy sáng tạo, liên tục đổi mới
– Khả năng giao tiếp tốt
– Tự tin, dám nghĩ dám làm, chấp nhận rủi ro
– Khả năng phân tích và đánh giá số liệu tốt