Công nghệ thông tin là ngành học được đa số các bạn sinh viên lựa chọn theo học và cũng là ngành có nhiều triển vọng trong tương lai. Đại học Bách Khoa Hà Nội là trường đại học đào tạo hàng đầu cả nước về công nghệ thông tin với đội ngũ viên chức trình độ chuyên môn cao, có bề dày kinh nghiệm, tâm huyết trong hoạt động đào tạo. Bạn có thật sự hiểu và phù hợp với ngành này hay không? Làm thế nào để trở thành một HUSTer? Câu trả lời sẽ được giải đáp ở phía dưới, bạn nhé!
Nội dung bài viết
Công nghệ thông tin là gì?
Công nghệ thông tin là thuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới internet, hệ thống máy tính sử dụng cho việc lưu trữ, bảo vệ, xử lý, truyền tải và thu thập thông tin.
Hiện nay ngành Công nghệ thông tin chia làm 5 nhóm ngành phổ biến là khoa học máy tính, kỹ thuật máy tính, hệ thống thông tin, mạng máy tính truyền thông và kỹ thuật phần mềm.
Có rất nhiều các trường đào tạo nhóm ngành này mà các bạn học sinh, sinh viên có thể lựa chọn như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học FPT, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học công nghệ TP. HCM, ….
Vai trò của công nghệ thông tin trong đời sống
Giúp con người kết nối với nhau dễ dàng hơn
Khi công nghệ thông tin chưa phát triển, khi Internet chưa hình thành thì việc trao đổi, trò chuyện giữa con người ở các khu vực khác nhau là cực kì khó khăn. Có những lá thư, những bưu kiện cả tháng mới được nhận, nên việc nắm bắt thông tin kịp thời là không thể. Giờ đây khi công nghệ thông tin phát triển, Internet phủ sóng hầu khắp các khu vực trên Thế giới thì việc liên lạc, nắm bắt thông tin một cách dễ dàng hơn. Những cuộc gọi video, những email nhanh chóng được hồi âm, các không gian mạng xã hội chúng ta đang sử dụng là những thành quả, bước tiến lớn trong sự phát triển chung của nhân loại.
Giúp việc sử dụng tiền trở nên thuận lợi
Khi bạn đói mà lại không muốn nấu ăn, cũng ngại ra đường mua đồ thì giờ đây đã có các ứng dụng như Now, Grabfood, Gofood… sẽ giao hàng tận nhà bạn. Các giao dịch ngân hàng chỉ cần qua điện thoại mà bạn không cần ra tận nơi thanh toán, cũng không cần ngồi chờ cả hàng dài mới đến lượt. Bạn có thể đặt phòng khách sạn, đặt vé máy bay mà không cần qua bất cứ một ai hay một quầy thanh toán nào, chỉ cần app điện thoại và ngồi nhà đặt. Tất cả những tiện ích trên đều là sự phát triển của công nghệ thông tin mà ra.
Giúp việc học trở nên hào hứng hơn
Những bài học cũ mèm khiến bạn chán chường, những lời giảng của thầy cô khiến bạn không thể hình dung, liên tưởng được thì máy chiếu, màn hình led, các phòng thí nghiệm chính là nơi cho bạn những hình ảnh sinh động nhất, những ví dụ trực quan nhất khiến bạn có thể thỏa sức khám phá, sáng tạo. Chưa kể đến những khóa học thêm online tại nhà, bạn có thể học ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào bạn muốn nữa.
Giúp sản sinh nhiều công việc mới
Lập trình viên, thiết kế website, chuyên viên phát triển phần mềm,… là một số những công việc chỉ có thể tồn tại nhờ sự có mặt của công nghệ thông tin.
Ngoài ra, công nghệ thông tin còn trợ giúp rất nhiều trong lĩnh vực y tế sức khỏe, nông nghiệp, pháp y,… Nếu bạn chọn ngành này để theo đuổi thì hãy yên tâm đây là một lĩnh vực lúc nào cũng cần thiết và có nhiều ý nghĩa đối với cuộc sống loài người.
Học tại ngành công nghệ thông tin tại HUST có gì?
Kiến thức, kỹ năng
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là trường đại học hàng đầu cả nước chuyên về đào tạo các ngành công nghệ thông tin. Khi theo học tại đây, các bạn sẽ được học những kiến thức chung và chuyên sâu về máy tính, công nghệ thông tin, các ngôn ngữ lập trình, quy trình phát triển phần mềm, …. để ứng dụng trong việc nghiên cứu, phát triển, gia công phần mềm.
Ngoài ra, các bạn cũng sẽ được trang bị các kiến thức về an toàn và bảo mật thông tin mạng nhằm bảo mật và quản trị hệ thống thông tin, ứng dụng trong việc thiết kế, xây dựng, cài đặt, vận hành và bảo trì các thành phần phần cứng.
Bên cạnh đó, bạn còn được đào tạo về các kiến thức, kỹ năng mềm phục vụ cho công việc như: kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết trình, kỹ năng phân tích và giải quyết vấn đề, kỹ năng làm việc nhóm, …
Đội ngũ giảng viên
Tính đến tháng 01/2020, đội ngũ cán bộ của Trường có 1.748 cán bộ, giảng viên, trong đó 70% giảng viên có trình độ tiến sĩ trở lên. Trong đó có:
Giáo sư: 24
Phó Giáo sư: 235
Tiến sĩ: 765
Đây là đội ngũ cán bộ có uy tín, kinh nghiệm, nhiệt huyết trong hoạt động đào tạo nghiệp vụ và quản lý, trong nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ. Là lực lượng nòng cốt của nhà trường, là người đồng hành cùng các bạn sinh viên trong suốt những năm tháng học tập tại trường.
Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, hiện đại phục vụ cho việc học lý thuyết và thực hành. Trường có hơn 200 giảng đường, phòng học, hội trường lớn và hệ thống phòng hội thảo phục vụ cho công tác học tập của toàn bộ sinh viên trong nhà trường nói chung và sinh viên chuyên ngành kỹ thuật ô tô nói riêng.
(Cơ sở vật chất Đại học Bách Khoa)
Có gần 200 phòng thí nghiệm, trong đó có 12 phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và khoảng 20 xưởng thực tập, thực hành.
Thư viện điện tử Tạ Quang Bửu với diện tích 37.000 m2, có thể phục vụ đồng thời 2.000 sinh viên với 600.000 cuốn sách, 130.000 đầu sách điện tử. Là kho tàng dữ liệu quan trọng của nhà trường. Các bạn sinh viên có thể đến để tìm kiếm các đầu sách hay phục vụ cho việc học và nâng cao kiến thức chuyên ngành.
Cơ hội việc làm rộng mở
Các vị trí công việc
Tốt nghiệp Kỹ sư ngành Công nghệ thông tin, bạn có thể đảm nhiệm các vị trí công việc sau:
Đảm nhận các vị trí lập trình viên phần mềm, chuyên viên phân tích thiết kế hệ thống, quản lý dữ liệu, quản trị mạng, kỹ thuật phần cứng máy tính,… tại các công ty phần mềm, công ty cung cấp giải pháp về công nghệ thông tin.
Trở thành chuyên gia quản lý, điều phối các dự án công nghệ thông tin tại các tập đoàn, doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Giảng viên ở các trường Đại học, Cao đẳng hoặc giáo viên tin học tại các trường PTTH, Trung học cơ sở hoặc Tiểu học khi bạn có thêm chứng chỉ nghiệp vụ Sư phạm.
Nếu bạn có niềm đam mê với kinh doanh, bạn có thể tự đứng ra thành lập công ty phần mềm riêng.
Xem thêm: Top 5 công việc lương triệu đô ngành công nghệ thông tin tại đây
Mức lương trung bình
Mức lương khởi điểm đối với sinh viên thực tập mới ra trường, chưa có kinh nghiệm trong khoảng 4 – 6 triệu đồng/tháng.
Mức lương trung bình đối với nhân viên IT 10 – 25 triệu đồng/tháng và có xu hướng tăng dần theo thời gian, kinh nghiệm, năng lực.
Mức lương Với các vị trí Manager hoặc Director thường được tính bằng đô – la Mỹ (USD) dao động khoảng 30 – 66 triệu đồng/tháng tương đương khoảng 1500USD/tháng ->3000USD/tháng
Các tập đoàn tuyển dụng
Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông Viettel: được thành lập với sứ mệnh đồng hành cùng Chính phủ xây dựng thành công một “ Chính phủ kiến tạo – Chính phủ số”, hợp tác cùng các doanh nghiệp và người dân để giải quyết các vấn đề của xã hội, mang lại cuộc sống tốt đẹp hơn cho mọi người.
FPT Software: theo đuổi mục tiêu gia công phần mềm để đáp ứng cho nhu cầu phát triển CNTT của các hãng phần mềm trong nước, các công ty lớn trong nước và tham vọng hơn là xuất khẩu phần mềm trên toàn thế giới.
Tập đoàn Công nghệ CMC: là một trong những Tập đoàn Công nghệ hàng đầu Việt Nam với gần 30 năm xây dựng và phát triển. CMC đã và đang khẳng định vị thế trên thị trường nội địa và quốc tế thông qua những hoạt động kinh doanh chủ lực trong 3 mảng: Giải pháp & Công nghệ (Technology & Solution), Kinh doanh quốc tế (Global Business), Dịch vụ Viễn thông (Telecommunications).
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT): là một doanh nghiệp của nhà nước chuyên về đầu tư, sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực Viễn thông và Công nghệ thông tin tại Việt Nam. VNPT là Tập đoàn kinh tế nhà nước (Việt Nam) đứng số 2 về lĩnh vực Bưu chính, Viễn thông tại Việt Nam, được Chính phủ Việt Nam giao trọng trách là chủ đầu tư và là doanh nghiệp được quyền kinh doanh, vận hành và khai thác vệ tinh đầu tiên của Việt Nam.
Xem thêm: Top 7 tập đoàn công nghệ lớn nhất Việt Nam tại đây
Các kỹ năng cần thiết của kỹ sư Công nghệ thông tin
Tư duy logic, sáng tạo, nhạy bén
Trở thành một kỹ sư Công nghệ thông tin trong tương lai bạn cần có niềm đam mê, sự yêu thích với công nghệ, máy tính và dữ liệu. Bên cạnh đó, bạn cần có tư duy logic, sáng tạo không ngừng nghỉ, có tính kiên trì và nhẫn lại trong công việc.
Ngoài ra bạn cũng phải thường xuyên trau dồi thêm kiến thức, kỹ năng làm việc. Bạn cũng cần phải nhạy bén, tiếp cận nhanh và hứng thú với những công nghệ mới, nhất là trong lĩnh vực công nghệ thông tin vì đặc thù của ngành công nghệ là tính mới và thay đổi rất nhanh chóng.
Kỹ năng xử lý sự cố
Điều tối quan trọng khi các bạn chịu trách nhiệm về những vấn đề như máy tính, mạng, phần mềm hoặc website là bạn phải biết xử lý các sự cố. Có nghĩa là bạn phải biết cách phát hiện ra các vấn đề cũng như đưa ra các giải pháp một cách nhanh chóng. Kỹ năng xử lý các sự cố không chỉ là “phản ứng lại” mà phải là “chủ động”. Như chuyện nếu một nhóm CNTT phát hiện được lỗ hổng an ninh trong công ty, họ phải biết xử lý vấn đề để nâng cấp hệ thống phòng ngừa các nguy cơ an ninh chứ không phải chờ đến lúc bị hack mới bắt đầu hành động.
Kỹ năng giao tiếp
Môi trường CNTT – Khi làm việc yêu cầu sự giao tiếp và tương tác ngay tức thời. Khi có sự cố máy tính xảy ra hoặc khi bạn quản lý một nhóm, bạn phải làm thế nào để tương tác tốt với những người khác ở bất kỳ cấp nào. Bạn cần phải biết cách trình bày, giải thích rõ ràng vấn đề và cùng mọi người tìm ra các giải pháp thực hiện, giao nhiệm vụ cụ thể và giải quyết chúng hiệu quả.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần rèn luyện các kỹ năng khác như: làm việc nhóm, giải quyết vấn đề, thuyết trình, ….
Kỹ năng chăm sóc khách hàng
Giúp đỡ người khác ở mức cơ bản cũng là một trong những kỹ năng đối với người hành nghề CNTT và đó là lý do vì sao bạn cần có kỹ năng chăm sóc khách hàng. Cho dù gặp những tình huống kỳ cục và hiển nhiên đến như thế nào thì bạn cần phải giữ thái độ tích cực khi xử lý vấn đề, phải biết lắng nghe, thể hiện sự quan tâm, thông cảm. Bạn cũng cần phải biết cách “hạ nhiệt” khi có trục trặc xảy ra trong nhóm của mình.
Kiên nhẫn
Việc giải thích các ý tưởng phức tạp cho người khác hiểu là một phần quan trọng của nghề này và đòi hỏi bạn phải thật kiên nhẫn. Kiên nhẫn để luôn bình tĩnh ngay cả trong những trường hợp “ức chế” như thế nào đi chăng nữa hoặc có thể trả lời đi trả lời lại một câu hỏi mà không hề nổi cáu thì bạn có thể sẽ tiến xa hơn trong ngành.
Hình thức tuyển sinh
Để trở thành thành viên trong ngôi nhà chung Đại học Bách Khoa Hà Nội. Bạn có thể tham khảo các hình thức tuyển sinh hiện nay của trường ở phía dưới:
Xét tuyển tài năng
Xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo: đối với các thí sinh tham gia kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi quốc tế, thí sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba quốc gia.
Xét tuyển thẳng căn cứ kết quả thi chứng chỉ khảo thí ACT, SAT, A-Level và IELTS đối với thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn dành cho thí sinh có điểm trung bình chung học tập từng năm học lớp 10, 11, 12 đạt 8.0 trở lên.
Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia
Điểm xét tuyển được xác định theo tổng điểm thi 3 môn trong các tổ hợp xét tuyển của trường đạt mức điểm chuẩn mà trường công bố.
Thí sinh có chứng chỉ IELTS từ 5.0 trở lên có thể quy đổi thành điểm theo quy định của nhà trường để thay thế cho môn thi tiếng Anh ở kỳ thi THPT theo tổ hợp xét tuyển.
Xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá tư duy
Kỳ thi này sẽ tổ chức sau kỳ thi THPT quốc gia tại 3 địa điểm của miền Bắc theo quy định của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội
Bài dự thi gồm 2 phần: Phần bắt buộc và phần tự chọn với tổng thời gian làm bài là 180 phút. Phần bắt buộc gồm Toán và Đọc hiểu với thời gian làm bài 120 phút. Phần tự chọn các bạn dự thi được chọn 1 trong 3 tổ hợp: Lý – Hóa (BK1), Hóa – Sinh (BK2), Tiếng Anh (BK3).
Xét tuyển liên thông Trung cấp, Cao đẳng
Là hình thức dành riêng cho các bạn đã tốt nghiệp Trung cấp hoặc Cao đẳng có mong muốn liên thông lên Đại học để nâng cao trình độ và học thêm các kiến thức, kỹ năng mới, chuyên sâu liên quan đến ngành Công nghệ thông tin.
Hình thức này khá phổ biến hiện nay, đó là hình thức vừa làm vừa học. Hình thức này sẽ không ảnh hưởng đến việc đi làm của bạn. Bạn chỉ cần bỏ chút thời gian cuối tuần để đi học với thời gian chưa đến 2 năm bạn đã có được tấm bằng Kỹ sư Công nghệ thông tin trong tay.
Xem chi tiết hình thức vừa làm vừa học tại đây
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một trong những đối tác uy tín và tin cậy của Đại học Bách Khoa Hà Nội trong việc tổ chức các khóa học liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và không thể kể đến chuyên ngành công nghệ thông tin…
Nếu bạn có mong muốn hay đang tìm hiểu ngôi trường nào tổ chức xét tuyển hồ sơ liên thông thì Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một lựa chọn tối ưu dành cho bạn đó.