Tìm hiểu về 4P trong marketing thương mại

Hoạt động marketing luôn được đánh giá cao bởi ngoài việc truyền tải thông điệp, tăng độ nhận diện thương hiệu tốt. Hoạt động này còn mang đến hiệu quả kinh doanh với mức doanh thu cực khủng. Trong đó, cốt lõi của hoạt động marketing được xây dựng trên 4 chữ P cơ bản trong marketing mix. Vậy đó là gì? Tìm hiểu chi tiết bên dưới.

4P là gì?

Trong Marketing thương mại, 4P là yếu tố vô cùng quan trọng. Là xương sống của mọi quá trình quản trị Marketing. 4 yếu tố này còn được gọi là marketing hỗn hợp (Marketing Mix). Mức độ thành công ở việc áp dụng 4P trong marketing sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. Với marketing hiện đại ngày nay, marketing mix gồm 7 P trên cơ sở 4P cốt lõi và 3 chữ P bổ trợ đó là:

  • Process (Quy trình)
  • People (Con người)
  • Physical Evidence (Cơ sở hạ tầng, vật chất hỗ trợ Marketing)

Tuy nhiên, với nội dung tìm hiểu trong bài viết này, chúng ta sẽ nghiên cứu và tìm hiểu về 4 chữ P đầu tiên trước. 4 chữ P đó chính là:

  • Product (Sản phẩm)
  • Price (Giá cả)
  • Place (Địa điểm)
  • Promotion (Xúc tiến)
4Ps Marketing Mix
4Ps Marketing Mix

Products (Sản phẩm)

Chữ P đầu tiên đó chính là Product (sản phẩm) trong marketing thương mại. Sản phẩm ở đây chính là thứ mà doanh nghiệp cung cấp tới thị trường người tiêu dùng để làm hài lòng và đáp ứng, làm thỏa mãn nhu cầu của họ.

Có rất nhiều cách để quyết định lựa chọn sản phẩm, dịch vụ kinh doanh. Để có sự lựa chọn đúng đắn cần tiến hành nghiên cứu thị trường và lựa chọn phân khúc thị trường, khách hàng mục tiêu phù hợp.

Nghiên cứu để lựa chọn sản phẩm tối ưu nhất cung cấp ra thị trường
Nghiên cứu để lựa chọn sản phẩm tối ưu nhất cung cấp ra thị trường

Các doanh nghiệp có thể quan tâm đến các lưu ý sau khi cung ứng sản phẩm ra thị trường:

Cách thức sản xuất: Sản xuất theo đơn đặt hàng tùy nhu cầu của khách hàng hoặc sản xuất hàng loạt các sản phẩm giống nhau cho mọi khách hàng.

Thể loại sản phẩm: hàng tiện lợi, hàng mua sắm, hàng hóa đặc biệt, hàng hóa thụ động.

Lựa chọn sản phẩm: Sản phẩm mới hay sản phẩm đã tồn tại trên thị trường. Nếu đó là sản phẩm mới thì bạn cần phải giáo dục thị trường, khơi gợi nhu cầu của khách hàng. Còn nếu bạn đang tạo ra bản cải tiến cho sản phẩm đã tồn tại trên thị trường, bạn cần cho thấy điểm tốt hơn của sản phẩm so với đối thủ.

Kiểm tra sản phẩm: Hãy đảm việc sản phẩm tung ra thị trường không mắc bất kỳ lỗi nào, phù hợp với nhu cầu, mong muốn của khách hàng.

Xem thêm: Các xu hướng content marketing 2023 tại đây

Price (Giá cả)

Price là chữ P thứ hai cần quan tâm trong Marketing thương mại. Đó chính là giá bán của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp tới khách hàng cá nhân hoặc tổ chức.

Giá bán cần được cân đong đo đếm thật kỹ lường nhằm đảm bảo cân bằng giữa chi phí sản xuất và doanh thu. Hiện nay có rất nhiều các chiến lược giá và phương pháp định giá mà các doanh nghiệp có thể quan tâm như:

Chiến lược giá thâm nhập thị trường: đặt mức giá thấp nhất để tạo sức hút tới người mua. Có thể điều chỉnh mức giá cao hơn khi đã có thị phần nhất định

Chiến lược hớt váng: đặt mức giá cao nhất để thu lại lợi nhuận trong thời gian đầu khi sản phẩm ra mắt. Sau đó giảm giá dần khi đã đạt được mục tiêu trong giai đoạn đầu đặt ra

Chiến lược giá cạnh tranh: định giá sản phẩm dựa trên đối thủ cạnh tranh. Có thể đặt mức giá cao, thấp, hoặc bằng so với đối thủ

Ngoài ra còn các Chiến lược giá khác như:theo combo, tâm lý, khuyến mãi, …

Lựa chọn giá cả để cân bằng chi phí và lợi nhuận
Lựa chọn giá cả để cân bằng chi phí và lợi nhuận

Việc lựa chọn bất kỳ chiến lược giá nào đều có ảnh hưởng rất lớn tới số lượng bán và sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

Bên cạnh đó, Giá bán của sản phẩm cần phải được xác định dựa trên: chi phí của sản phẩm (chi phí sản xuất, chi phí marketing, và một số chi phí khác); giá bán của đối thủ cạnh tranh; định giá theo cảm nhận của khách hàng.

Place (Địa điểm)

Place chính là địa điểm phân phối. Chữ P thứ ba này có vai trò cực kỳ quan trọng đến các hoạt động trong Marketing thương mại. Bởi lẽ việc phân phối sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng là bài toán không hề dễ dàng. Chữ P này trọng tâm đến vấn đề phân phối.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn phân phối qua trung gian thông qua các nhà đại lý, nhà bán buôn, nhà bán lẻ hoặc có thể lựa chọn phân phối trực tiếp tới tay người tiêu dùng.

Tuy nhiên, xã hội hiện nay, nhu cầu mua sắm online tăng cao. Ngoài việc phân phối trực tiếp, doanh nghiệp có thể lựa chọn bán hàng online qua các nền tảng thương mại điện tử để tiết kiệm chi phí mà vẫn gia tăng hiệu quả kinh doanh.

Cách thức lựa chọn kênh phân phối
Cách thức lựa chọn kênh phân phối

Promotion (Xúc tiến)

Promotion chính là các chương trình xúc tiến, quảng bá sản phẩm đến công chúng mục tiêu. Chữ P thứ tư này trong marketing thương mại ảnh hưởng rất lớn tới doanh thu của doanh nghiệp.

Trước khi khách hàng mua sản phẩm bạn, chắc chắn họ phải biết về sản phẩm của bạn, tin tưởng rằng sản phẩm sẽ đáp ứng nhu cầu của họ. Để làm được điều này, chữ P – Promotion có vai trò vô cùng quan trọng.

Doanh nghiệp có thể lựa chọn 1 trong 6 công cụ dưới đây hoặc có thể tích hợp 6 công cụ với nhau để mang lại hiệu quả truyền thông tốt nhất.

  • Bán hàng cá nhân
  • Xúc tiến bán
  • Marketing tương tác
  • Marketing trực tiếp
  • Quảng cáo
  • Quan hệ công chúng
Chữ P thứ 4 có vai trò đặc biệt quan trọng
Chữ P thứ 4 có vai trò đặc biệt quan trọng

Học Marketing thương mại tại FTC

Để có thêm đa dạng kiến thức về lĩnh vực marketing, hãy lựa chọn theo học tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Thông qua hình thức xét tuyển học bạ với mức điểm đầu vào khá ưu ái chỉ từ 16.5 điểm. Các thí sinh có thể dễ dàng trở thành sinh viên ngành Marketing thương mại tại FTC.

Sinh viên FTC năng động - hội nhập - sáng tạo
Sinh viên FTC năng động – hội nhập – sáng tạo

Theo học ngành học vô cùng hot hiện nay, người học ngoài được đào tạo các kiến thức cơ bản và trọng tâm về 4P còn được đào tạo các kỹ năng nghiệp vụ về chạy ads, kỹ thuật viết content, backlink, SEO và các nghiệp vụ chỉnh sửa ảnh, edit video cơ bản, …

Với vô vàn các kiến thức trọng tâm, đúng chuyên ngành cùng các kỹ năng nghề nghiệp bổ trợ. Chắc chắn sinh viên khi học xong ra trường sẽ tự tin ứng tuyển và làm việc tại đa dạng các vị trí trong lĩnh vực marketing.

Để có thêm nhiều thông tin hữu ích về ngành học cùng lộ trình tư vấn bài bản, định hướng nghề nghiệp bản thân rõ ràng. Hãy liên hệ hotline 0866 981 669 (Cô Linh) để được tư vấn miễn phí. Hoàn thiện hồ sơ xét tuyển ngay để có cơ hội trở thành thành viên nhỏ bé trong đại gia đình FTC.

Xem thêm: Tất tần tật mọi thông tin về ngành marketing thương mại Tại đây