Tìm hiểu về mô hình AIDA trong marketing

Với những ai đã và đang tìm hiểu, nghiên cứu về lĩnh vực marketing chắc chắn sẽ thấy mô hình AIDA rất quan trọng và phổ biến trong ngành nghề này. Bởi lẽ đây là mô hình mang đến một trong những công cụ cơ bản để hiểu và quản lý quá trình tương tác giữa khách hàng và sản phẩm hoặc dịch vụ. Cùng tìm hiểu về mô hình này và những ví dụ thực tế đã áp dụng mô hình thành công tại bài viết

Mô hình AIDA là gì?

AIDA là viết tắt của Attention – Interest – Desire – Action (Sự chú ý, Quan tâm, Mong muốn và Hành động). Đây là một mô hình tiếp thị phổ biến bao gồm bốn giai đoạn được đề cập mà khách hàng tiềm năng phải trải qua để mua sản phẩm

Attention – Chú ý

Sai lầm lớn nhất mà người làm Marketing đó là nghĩ rằng mọi người tự biết hoặc sẽ biết về sản phẩm/dịch vụ của doanh nghiệp.  

Nhiệm vụ của một người làm Marketing đó là thu hút sự chú ý của người dùng đến sản phẩm. Đó là lý do tại sao “Sự chú ý” là bước đầu tiên của mô hình AIDA nhắm đến để thực hiện nhằm tăng cường chuyển đổi. 

Đây là một bước quan trọng của chiến lược Marketing AIDA. Các phương tiện phổ biến để truyền bá nhận thức về sản phẩm rất đa dạng có thể lựa chọn hình thức quảng cáo trực tiếp, gián tiếp, sử dụng các kênh truyền thông truyền thống hoặc online, quảng cáo OHO, … Đây là những cách dễ dàng nhất để tiếp cận mọi người.

Xem thêm: 5 website tự học content cho người mới tại đây

Mô hình tiếp thị phổ biến hiện nay
Mô hình tiếp thị phổ biến hiện nay

Interest – Quan tâm

Khi mọi người biết về sản phẩm/dịch vụ, điều tiếp theo cần làm đó là để họ ngày càng quan tâm đến sản phẩm của doanh nghiệp. 

Trong quá trình thực hiện bước này cần chú ý đến thông điệp truyền thông truyền tải, gửi gắm đến khách hàng. Thông điệp phải có sự độc đáo so với những thông điệp khác. Cần phải sắc nét, rõ ràng và đủ tính hấp dẫn, tính mới lạ để thu hút sự quan tâm, chú ý của mọi người.

Desire – Sự mong muốn

Thời điểm mọi người tỏ ra quan tâm muốn biết về sản phẩm cũng là thời điểm người làm marketing có thể tận dụng để tạo ra mong muốn mua sản phẩm của mình thay vì mua của đối thủ cạnh tranh trong cùng lĩnh vực. 

Đây là giai đoạn cần phải cho mọi người biết về lợi ích mà sản phẩm của doanh nghiệp mang lại cho khách hàng hoặc giải quyết bất kỳ vấn đề nào mà khách hàng đang gặp phải. Về cơ bản, đây là bước mà mọi người nhận ra họ muốn sản phẩm hoặc họ cần sản phẩm đó trong mô hình AIDA. 

Tác động vào mong muốn để kích thích nhu cầu mua sản phẩm
Tác động vào mong muốn để kích thích nhu cầu mua sản phẩm

Action – Hành động

Khi người dùng đã biết về sản phẩm và cảm nhận, hình dung sản phẩm sẽ mang lại lợi ích như thế nào cho họ. Khi đó, khách hàng sẽ nảy sinh mong muốn dùng thử sản phẩm.

Lúc này, người làm marketing cần khiến khách hàng hành động hoặc dùng thử sản phẩm của doanh nghiệp. Không nhất thiết phải là mua sản phẩm ngay và luôn mà có thể tăng dần từ cấp độ thấp nhất là dùng thử sản phẩm miễn phí, điền thông tin người dùng, đánh giá về sản phẩm vào biểu mẫu,…

Xem thêm: Các mô hình truyền thông cơ bản tại đây

Coca-Cola sử dụng Mô hình AIDA như thế nào?

Coca-Cola là thương hiệu rất đỗi quen thuộc với các bạn trẻ và xây dựng thương hiệu rất thành công. Để có được sự thành công như hiện tại, Coca Cola đã áp dụng AIDA để đưa ra đường đi nước bước trong từng chiến lược marketing. 

Attention: rất mạnh tay chi hơn 4 tỷ USD quảng cáo mỗi năm. Người dùng có thể bắt gặp các quảng cáo của Coca Cola ở bất kỳ nơi đâu từ trên truyền hình, các sự kiện, trên không gian mạng xã hội, trên các tấm biển quảng cáo poster lớn, quảng cáo di động qua các phương tiện công cộng, …

Interest: câu chuyện bắt đầu bằng một cảnh bình thường không đề cập đến Cocacola ở phần đầu để kết nối mọi người. Điều này khiến mọi người đều dễ bị cuốn hút vào 

Coca Cola một thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt
Coca Cola một thương hiệu rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt

Desire: Coca Cola hướng đến tính gắn kết. Bởi mọi người đều có xu hướng lựa chọn thức uống trong mỗi dịp tụ tập bạn bè hoặc sum vầy bên gia đình, …

Action: bày bán Coca Cola ở khắp mọi nơi theo cách thuận tiện nhất trong các siêu thị, rạp chiếu phim, máy bán hàng tự động, các quán tạp hóa, …để người mua dễ tìm thấy. 

Xem thêm: Ba mô hình phân tích thương hiệu doanh nghiệp tại đây

Sự tận dụng mô hình AIDA của Apple 

Steve Jobs – nhà sáng lập ra Apple, một nhà lãnh đạo tài giỏi cũng đã sử dụng mô hình này  khi cho ra mắt iPhone. Cụ thể như sau:

Attention: Để nâng cao nhận thức hoặc thu hút sự chú ý, Apple đã thông báo rằng họ sẽ tung ra một sản phẩm chưa từng thấy trước đây. Đó là một động thái thành công trong việc tạo tiếng vang trong giới yêu công nghệ.

Interest: Để thu hút sự chú ý, Apple đã nói về những tính năng và đặc điểm cải tiến của sản phẩm mà họ sắp tung ra. Điều này khiến mọi người bị mê hoặc bởi sản phẩm.

Desire: Để thu hút sự mong muốn của khách hàng, Steves Jobs nhấn mạnh cách điện thoại sắp ra mắt sẽ giải quyết các vấn đề của người dùng như sử dụng bút cảm ứng, chạm ngoài ý muốn, các vấn đề về độ chính xác, …

Action: Cuối cùng, Apple đã giới thiệu sản phẩm với tất cả các tính năng và nhấn mạnh cách chuyển sang iPhone mới có thể giải quyết tất cả các vấn đề mà mọi người gặp phải trước đó. Điều này khiến mọi người phải hành động để có được iPhone của riêng mình.

Apple - Ông lớn công nghệ hiện nay với sự thành công nổi bật về thương hiệu
Apple – Ông lớn công nghệ hiện nay với sự thành công nổi bật về thương hiệu

Có thể thấy rằng, mô hình AIDA là mô hình được rất nhiều các doanh nghiệp từ tập đoàn lớn đến các công ty kinh doanh vừa và nhỏ áp dụng và triển khai thành công mang đến những giá trị lợi ích về mặt kinh tế và thương hiệu cho mỗi doanh nghiệp. 

Để có thêm những kiến thức hữu ích, hãy lựa chọn theo đuổi ngành học marketing – ngành học số đang đón đầu xu thế hiện nay. Dự đoán đây là ngành học mang đến rất nhiều cơ hội cho các bạn trẻ năng động, sáng tạo bởi marketing là hoạt động cần thiết và bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải có chức năng này.

Lựa chọn học Marketing thương mại tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ mang đến cho người học những trải nghiệm mới lạ xoay quanh các vấn đề về kinh tế – thương mại. Người học được kết hợp lồng ghép giữa lý thuyết và vận dụng giải quyết các tình huống thực tế từ đó có đa dạng cách thức tiếp cận và giải quyết vấn đề. 

Xem thêm: Ngành marketing thương mại tại FTC tại đây