Để trở thành một kỹ sư điện giỏi trong tương lai bạn cần phải trang bị rất nhiều các kỹ năng từ chuyên môn, nghiệp vụ cho đến các kỹ năng mềm. Những kỹ năng đó hỗ trợ cho công việc của bạn rất nhiều. Đọc bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về tầm quan trọng của từng kỹ năng đó nhé.
Nội dung bài viết
Kỹ năng chuyên môn
Trước khi chạm chân đến vị trí kỹ sư điện giỏi, bạn cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện “cần” mà bất cứ kỹ sư điện nào cũng phải sở hữu để có thể vượt qua vòng sàng lọc hồ sơ một cách thuận lợi.
Bằng cấp chuyên môn
Bằng kỹ sư trở nên vô cùng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó chính là tấm vé qua cửa giúp bạn có thể bước chân đến dễ dàng hơn với vị trí kỹ sư điện. Ngày nay, có rất nhiều trường đại học đào tạo chuyên ngành kỹ thuật điện mà bạn có thể lựa chọn theo học để sở hữu tấm bằng kỹ sư điện này.
Ngoài ra, bạn có thể học lên cao hơn để có thêm bằng thạc sĩ hoặc một chứng chỉ từ các khóa học nâng cao ngắn hạn. Nó sẽ giúp ích cho bạn rất nhiều đó.
Kinh nghiệm làm việc
Để trở thành kỹ sư điện giỏi, kinh nghiệm làm việc tối thiểu thường từ 3 – 5 năm, bởi lẽ chức danh mà các doanh nghiệp mong muốn kỹ sư điện giỏi đảm nhận thường là vị trí quản lý cấp trung như trưởng bộ phận, trưởng phòng chuyên môn.
Tùy vào từng loại hình, đặc điểm của doanh nghiệp mà họ có thể ưu tiên lựa chọn với mức kinh nghiệm từ 1 – 2 năm. Tuy nhiên, kèm theo đó là bảng thành tích công việc ấn tượng tại vị trí bạn đã đảm nhận trước đó.
Giới tính
Vì là ngành kỹ thuật nên nam giới thường được ưu tiên lựa chọn nhiều hơn là nữ giới. Một lý do nữa là vấn đề sức khỏe, ở nam giới khả năng chịu nắng mưa thường tốt hơn. Đôi khi bộ phận kỹ thuật điện sẽ tăng ca và việc tăng ca đêm với nữ giới ít nhiều sẽ gặp một vài trở ngại.
Tuy nhiên, không phải cơ hội không mở rộng đối với kỹ sư điện nữ, điển hình là những doanh nghiệp chuyên sản xuất các thiết bị điện, bộ phận nghiên cứu phát triển sản phẩm mới vẫn dành cơ hội cho kỹ sư điện nữ giỏi chuyên môn.
Vì vậy, nếu bạn là nữ đang theo học ngành kỹ thuật điện cũng đừng lo lắng nhé. Bạn vẫn có rất nhiều cơ hội phát triển trong tương lai ở ngành điện này đó.
Kiến thức chuyên môn về mạch điện
Kỹ sư điện giỏi phải là người “giỏi” về mạch điện, bao gồm từ việc thành thạo đọc hiểu các bản vẽ kỹ thuật hệ thống điện, thiết bị điện phục vụ nhu cầu làm việc văn phòng và sản xuất tại xưởng.
Thực tế hiện nay có những mạch điện kết cấu rất phức tạp, thậm chí những phần cứng nhỏ (như con chip trong điện thoại thông minh) cũng sở hữu kết cấu mạch rất phức tạp.
Không đọc được mạch điện đã là nguy hiểm, đọc hiểu sai mạch điện còn nghiêm trọng hơn rất nhiều. Chính vì vậy, một kỹ sư điện giỏi bắt buộc phải hoàn hảo trong mảng kiến thức này.
Kỹ năng mềm
Tính sáng tạo trong công việc
Kỹ sư điện giỏi giữ vai trò tiên phong đưa ra những giải pháp, đề xuất phương án, thậm chí thuyết phục và cam kết với ban lãnh đạo về tính hiệu quả trong kế hoạch mình xây dựng.
Vì vậy, ứng viên luôn được nhà tuyển dụng kỳ vọng một khả năng tư duy sáng tạo đổi mới, nhằm cải thiện hệ thống, quy trình sử dụng điện và các thiết bị điện sao cho tiết kiệm chi phí, nhân lực mà vẫn đảm bảo tiến độ sản xuất kinh doanh như kế hoạch.
Ham học hỏi, trau dồi kiến thức
Thế giới luôn thay đổi và không ngừng phát triển, những kiến thức hôm nay có thể trở nên lỗi thời vào ngày mai. Do vậy, bạn phải liên tục tìm hiểu thông tin, trau dồi kiến thức để bắt kịp tốc độ phát triển của lĩnh vực này.
Có những thứ trong khi học hoặc trên mạng không có, đòi hỏi người học phải tìm thêm tài liệu ở trong và ngoài nước, kể cả thầy cô, người học tốt công nghệ thông tin luôn chủ động tìm thầy cô để hỏi đáp, tìm bạn bè giỏi để giao lưu kết bạn và dành nhiều thời gian của bản thân để tìm hiểu thêm kiến thức tại các thư viện và nhà sách nơi mình đang sinh sống.
Kỹ năng giao tiếp và kỹ năng làm việc nhóm
Đây là một kỹ năng quan trọng và rất cần thiết đối với kỹ sư điện. Có kiến thức kỹ thuật điện là một chuyện, ứng dụng kiến thức vào thực tế như nào lại là một chuyện khác. Để trở thành một nhân viên giỏi giang, bạn phải biết cách phối hợp làm việc với những người khác để làm việc theo nhóm và cách giao tiếp với khách hàng để hỗ trợ khắc phục sự cố.
Kỹ năng tổ chức quản lý công việc
Một dự án, một công trình cải thiện hệ thống điện không thể chỉ do một hoặc hai kỹ sư điện thực hiện. Do vậy, nếu bạn ứng tuyển kỹ sư điện cho chức danh quản lý, bạn cần rèn luyện cho mình khả năng tổ chức, quản lý và phân công giám sát công việc theo từng cấp nhân viên dưới quyền.
Kỹ năng này rất quan trọng, vừa giúp bạn không phải quá tải với lượng công việc trong mỗi dự án, vừa giúp tạo điều kiện đào tạo lớp nhân viên kế thừa cho doanh nghiệp.
Biết lắng nghe và chấp nhận phê bình
Làm việc với một cái đầu “lạnh” sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều và biến những điều phê bình thành những kinh nghiệm trong cuộc sống.
Ngoài ra, còn rất nhiều các kỹ năng khác mà sinh viên kỹ thuật điện có thể trang bị thêm cho bản thân mình trước ngày ra trường như: kỹ năng viết đơn xin việc, kỹ năng phỏng vấn, ….
Xem thêm: Các vị trí công việc ngành kỹ thuật điện Tại đây
Các trường đào tạo
Hiện nay có rất nhiều các trường Đại học, Cao đẳng đào tạo ngành kỹ thuật điện như: Đại học Bách Khoa Hà Nội, Đại học Công nghệ giao thông vận tải, Đại học Công nghiệp Hà Nội, Đại học Vinh, Đại học Công nghệ TP.HCM, ….
Hình thức học của chuyên ngành này cũng rất đa dạng: bạn có thể lựa chọn học nghề hoặc học Trung cấp, Cao đẳng, Đại học với thời gian trung bình từ 3- 5 năm.
Đặc biệt, với những bạn đã tốt nghiệp Trung cấp, cao đẳng muốn học liên thông lên Đại học ngành công nghệ ô tô chỉ mất 2 năm. Việc học liên thông này giúp bạn nâng cao trình độ, bằng cấp và cơ hội việc làm tốt hơn.
Xem thêm: Hình thức vừa làm vừa học với hệ liên thông tại đây
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội là một những trường thường xuyên tổ chức các kỳ liên thông từ Cao đẳng lên Đại học với các chuyên ngành như: Ngôn ngữ Anh, Kỹ thuật ô tô, Kỹ thuật điều khiển và tự động hóa và không thể kể đến chuyên ngành công nghệ thông tin.
Với hình thức liên thông này, bạn sẽ học tại trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội dưới sự đào tạo của các thầy cô đều là giảng viên giàu kinh nghiệm của Đại học Bách Khoa. Khi tốt nghiệp, bạn sẽ được nhận bằng Đại học chính quy do Đại học Bách Khoa Hà Nội cấp.
Xem thêm: Tổng quan ngành công nghệ thông tin Đại học Bách Khoa HN tại đây