Doanh nghiệp bao gồm một hệ thống nhân sự và các phòng ban lớn. Việc vận hành và quản lý chúng là vô cùng phức tạp. Vậy nên mỗi doanh nghiệp cần có quy trình quản lý doanh nghiệp chi tiết và khoa học để hỗ trợ mọi hoạt động của doanh nghiệp diễn ra trơn tru, mượt mà. Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tìm hiểu về cách thức xây dựng quy trình quản lý doanh nghiệp dưới đây.
Nội dung bài viết
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Đây là quá trình quản trị kết hợp giữa các hoạt động khác nhau trong doanh nghiệp nhằm mục đích mang đến lợi ích, thực hiện được các mục tiêu chung của doanh nghiệp đã đặt ra. Trong đó bao gồm các mục tiêu nhỏ như mục tiêu về sự tăng trưởng, mục tiêu tài chính, mục tiêu về nhận diện thương hiệu, ….
Việc xây dựng và duy trì, phát triển một quy trình quản trị thường rất phức tạp, tốn kém thời gian, tiền bạc và công sức. Tuy vậy, hiệu quả mang lại là rất lớn, có thể kể đến một số lợi ích khi xây dựng thành công quy trình quản lý doanh nghiệp như:
- Cải thiện và nâng cao năng suất làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên
- Tối ưu chi phí thông qua việc giảm thiểu được các khoản chi lãng phí, không cần thiết từ đó gia tăng lợi nhuận
- Hạn chế sai sót, giảm thiểu được các rủi ro trong quá trình vận hành và quản lý doanh nghiệp
- Tạo ra được các bước tiến đột phá, ý tưởng mới mẻ góp phần vào việc thực hiện các mục tiêu chung của doanh nghiệp
Xem thêm: MMO là gì? Lợi ích từ kiếm tiền qua MMO tại đây
Quy trình quản lý doanh nghiệp
Mỗi doanh nghiệp có những đặc tính khác biệt, cách thức vận hành khác nhau vậy nên việc áp dụng quy trình quản trị doanh nghiệp cũng cần phải linh hoạt. Quy trình đó được thể hiện bài bản thông qua các bước sau:
Bước 1: Xây dựng giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh, văn hóa doanh nghiệp
Đây có thể coi như kim chỉ nam, là yếu tố quan trọng để các hoạt động của doanh nghiệp diễn ra hiệu quả. Khi bắt đầu thiết lập doanh nghiệp cần xác định các yếu tố giá trị cốt lõi, tầm nhìn, sứ mệnh và văn hóa doanh nghiệp. Đây là yếu tố mà bất kỳ các doanh nghiệp nào cũng cần có.
Để từ đó làm phương châm, mục tiêu phát triển và điều hướng mọi hoạt động của doanh nghiệp. Bước một tuy là bước đầu tiên nhưng là bước nền tảng, nó quyết định tính đúng đắn và hiệu quả. Có vai trò đặc biệt quan trọng trong hoạt động quản lý doanh nghiệp.
Bước 2: Lên các mục tiêu, chiến lược kinh doanh cần thực hiện
Để đánh giá quy trình vận hành và quản lý doanh nghiệp diễn ra có tốt và đúng định hướng với mục tiêu của doanh nghiệp hay không thì cần phải đưa ra được các mục tiêu và chiến lược kinh doanh. Để lấy đó làm căn cứ, so sánh giữa kế hoạch và thực tế. Từ đó lên phương án điều chỉnh quy trình giúp vận hành và đi đúng hướng, từ đó đạt được hiệu quả cao hơn.
Bước 3: Thiết lập sơ đồ bộ máy tổ chức doanh nghiệp, phân công công việc và KPIs
Hệ thống bộ máy tổ chức sẽ giúp doanh nghiệp có cái nhìn rõ ràng, minh bạch và khoa học về cách thức vận hành và quản lý các công việc. Đây là công việc rất quan trọng gồm các hoạt động đi kèm như tổ chức và phân chia bộ máy nhân sự gồm những ai thuộc phòng ban nào, những nhiệm vụ và công việc được giao là gì, …
Đồng thời cũng cần lên kế hoạch chi tiết các tiêu chí để đánh giá hiệu quả kết quả làm việc của mọi người, Lấy đó làm cơ sở để xếp hạng thành tích, khen thưởng cho đội ngũ cán bộ công nhân viên vào mỗi dịp cuối năm.
Việc phân chia nhiệm vụ công việc rõ ràng, giao KPIs là cách quản lý và đánh giá hiệu suất làm việc hiệu quả. Từ đó, tạo động lực để nhân viên phấn đấu, nỗ lực làm việc. Đó cũng là cách phát huy sức mạnh nội bộ, mang đến sự thành công cho mỗi doanh nghiệp
Xem thêm: Ba mô hình phân tích thương hiệu doanh nghiệp tại đây
Bước 4: Xây dựng hệ thống các quy định, quy trình và hướng dẫn
Các quy định, quy trình và hướng dẫn này sẽ giúp quy trình vận hành doanh nghiệp trơn tru, doanh nghiệp quản lý hiệu quả, đúng luật, tránh xảy ra tranh chấp. Hiện có rất nhiều các doanh nghiệp thường bỏ qua bước này và nghĩ rằng chúng không cần thiết.
Nhưng đó cũng chính là nguyên nhân dẫn đến việc xây dựng hệ thống quản lý doanh nghiệp chưa tốt, chưa đạt được hiệu quả và mục tiêu đề ra. Mặt khác, việc không xây dựng được hệ thống các quy định, quy trình và hướng dẫn rất dễ dẫn đến những sai sót, làm việc thiếu tính liên kết, tính khoa học.
Bước 5: Sử dụng các phần mềm quản trị doanh nghiệp
Thay vì quản lý thủ công thông qua sổ sách giấy tờ rất bất tiện và phức tạp. Tận dụng sự lớn mạnh và thành quả to lớn của khoa học công nghệ và Big Data. Hiện nay, các doanh nghiệp đang dần số hóa những quy trình của mình bằng các phần mềm quản lý doanh nghiệp.
Những phần mềm ra đời góp phần giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian cũng như tối ưu toàn bộ hệ thống, vận hành trơn tru và nhanh chóng hơn. Đồng thời hỗ trợ quá trình quản lý chính xác, hiệu quả hơn. Có thể kể đến một số phần mềm hỗ trợ quản lý phổ biến hiện nay như phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP, phần mềm quản lý nhân sự Coffee HR, phần mềm quản lý bán hàng Kiotviet,….
Trên đây là những chia sẻ về cách thức xây dựng quy trình Quản lý doanh nghiệp. Việc quản lý và vận hành, điều phối cả một doanh nghiệp, tập đoàn lớn là điều không dễ dàng. Tuy nhiên cần có kiến thức, có cách thức xây dựng quy trình chuẩn, khoa học kết hợp với vận dụng các phần mềm hỗ trợ. Chắc chắn việc quản lý sẽ trở nên hiệu quả hơn.
Để có thêm nhiều kiến thức hay và bổ ích về lĩnh vực kinh doanh – doanh nghiệp, hãy lựa chọn theo học ngành Quản trị kinh doanh. Một ngành học siêu hot được rất nhiều bạn trẻ Gen Z lựa chọn.
Bởi tính ứng dụng cao của ngành, sự đa dạng về kiến thức chuyên môn trên mọi lĩnh vực kinh doanh, kinh tế. Chính điều đó đã mang đến cho người học cái nhìn toàn diện, tư tưởng điều hành và quản trị tốt. Đây là điều mà các doanh nghiệp đánh giá rất cao trong quá trình tuyển dụng nhân sự mới. Vậy nên, đừng lo học Quản trị kinh doanh thất nghiệp mà bỏ lỡ ngành học vô cùng giá trị và hữu ích này nhé.
Xem thêm: Ngành quản trị kinh doanh tại FTC học gì tại đây