UI chính là giao diện mang tới cho người dùng. Để việc thiết kế không bị lỗi thời và không đáp ứng được trải nghiệm của người dùng, các nhà thiết kế cần phải nắm vững các xu hướng để ứng dụng chúng trong việc thiết kế. Hãy cập nhật những xu hướng thiết kế UI dành cho ứng dụng di động mới nhất hiện nay tại bài viết dưới.
Nội dung bài viết
Tích hợp vũ trụ ảo – Metaverse
AR VR là khái niệm quen thuộc với các bạn thiết kế đồ họa. Nhằm mang đến không gian thế giới ảo đem đến những trải nghiệm độc đáo và hấp dẫn cho người dùng. Thuật ngữ Metaverse đã dần trở nên quen thuộc trong lĩnh vực công nghệ và việc tích hợp Metaverse vào thiết kế UI dành cho di động có thể khiến các nhà Designer trở nên khác biệt.
Với xu hướng này, các nhà thiết kế cần cung cấp một trải nghiệm nhập vai, nơi khách hàng tương tác với thế giới kỹ thuật số. Hiện nay, cũng có rất nhiều các công ty nổi tiếng đã ứng dụng tích hợp Metaverse này điển hình như Facebook và Ikea. Với Ikea Place người dùng có thể thỏa sức trang trí phòng của mình trong thế giới ảo để kiểm tra xem có vừa vặn, phù hợp với căn phòng hay không trước khi mua.
Xu hướng thiết kế UI này có thể sẽ tạo ra một “nền kinh tế bản địa”, trong đó tài sản và trải nghiệm số có giá trị thực tế. Điều này đồng nghĩa với việc các doanh nghiệp sẽ có thêm cơ hội để tạo ra các chiến lược kinh doanh mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp của mình.
Xem thêm: Phong cách thiết kế Minimalism và Minimalism
Tích hợp công nghệ Blockchain
Càng ngày việc đảm bảo an toàn thông tin dữ liệu trên không gian mạng càng trở nên khắt khe hơn. Vậy nên, việc đảm bảo các giao dịch dữ liệu an toàn và chống giả mạo trong ứng dụng di động là bắt buộc.
Việc tận dụng tính phi tập trung của blockchain trong thiết kế sẽ giúp loại bỏ trung gian, giảm chi phí giao dịch và tăng hiệu quả. Các nhà Designer có thể tích hợp blockchain vào thiết kế UI cho việc xác minh danh tính đảm bảo an toàn và do người dùng kiểm soát. Với xu hướng thiết kế này, sẽ mang lại trải nghiệm đăng nhập mượt mà và bảo mật cho người sử dụng.
Vận dụng sức mạnh AI và Chat GPT
Cá nhân hóa là chìa khóa trong thiết kế UI/UX trong những năm tới. Sử dụng các thuật toán thông minh như Chat GPT giúp hiểu sâu hơn về hành vi, sở thích và nỗi đau của khách hàng.
Trên cơ sở đó, là nguồn dữ liệu để tạo nên những thiết kế cung cấp cho người dùng những nội dung phù hợp và trải nghiệm mượt mà, mang tới sự hài lòng và thu hút những tương tác tích cực.
Bên cạnh đó, Designer cũng có thể tận dụng chatbot và trợ lý ảo được tích hợp công nghệ AI để làm lợi thế cho mình. Việc ứng dụng này sẽ mang đến hiệu quả khi sử dụng công nghệ này để hỗ trợ người dùng làm quen với ứng dụng, nhận dạng giọng nói, cử chỉ của người dùng, …Xu hướng thiết kế này đã được vận dụng rất hiệu quả trong các ứng dụng như Netflix, Amazon và sẽ ngày càng được vận dụng trên đa dạng các ứng dụng khác.
Xem thêm: Học lập trình mất bao lâu có thể đi làm tại đây
Trải nghiệm “không cần chạm”
Theo đánh giá của các chuyên gia thiết kế đồ họa, những trải nghiệm “không cần chạm” vẫn là một xu hướng của năm 2024. Các hình thức thanh toán không tiếp xúc và điều khiển bằng cử chỉ vẫn đang gây được sự chú ý lớn từ đông đảo cộng động người dùng ứng dụng.
Xu hướng thiết kế UI này cũng góp phần tạo ra các phương thức xác thực không cần mật khẩu, như sinh trắc học (vân tay, nhận dạng khuôn mặt) và xác thực đa yếu tố.
Tương tác đa kênh
Khi các thiết bị IoT (Internet of Things) ngày càng phổ biến, tương tác đa kênh trở thành một yếu tố không thể thiếu. Hiện nay, người dùng có thể làm việc trên nhiều thiết bị khác nhau.
Để đáp ứng được nhu cầu của người dùng, các nhà thiết kế đồ họa nên hướng đến việc cung cấp một trải nghiệm thống nhất, bất kể trên thiết bị hay kênh nào. Hãy tạo ra và mang tới giao diện người dùng di động phù hợp với nhiều kích thước và hướng màn hình khác nhau. Việc tối ưu hóa giao diện sẽ đáp ứng được nhu cầu cụ thể của người dùng tại nhiều điểm chạm khác nhau.
Xem thêm: Quy tắc phối màu cho các thiết kế ứng dụng di động tại đây
Học gì để trở thành Designer UI?
Có thể thấy rằng Designer UI được đánh giá là nghề tương đối mới nên sẽ tìm thấy rất ít trường có chuyên ngành đào tạo chuyên sâu về mảng này. Tuy nhiên, một số ngành học sau đây cũng giúp ích ít nhiều và tạo bước tiền đề vững chắc để đi theo con đường UI/UX đó chính là:
Thiết kế đồ hoạ: Ngành học này sẽ trang bị những kiến thức căn bản nhất về tư duy thiết kế, cách sắp xếp bố cục, lựa chọn font chữ, màu sắc,… Ngoài ra, học cách sử dụng các phần mềm thiết kế: AI, Photoshop, Figma, Corel Draw,… cũng là một phần quan trọng trong chương trình học. Những kiến thức học trong Thiết kế đồ hoạ được coi như bước đệm cơ bản đầu tiên để theo đuổi nghề UI UX.
Công nghệ thông tin: Để trở thành người thiết kế UI UX, không thể chỉ dừng lại ở việc có mắt thẩm mỹ và tư duy thiết kế. Những kiến thức cơ bản về ngành công nghệ thông tin cũng sẽ giúp hiểu được những điều mà lập trình viên muốn thể hiện trên phần mềm, biết cách phân tích hệ thống, dữ liệu, hiểu về quy trình thiết kế,… từ đó cho ra đời những ứng dụng có UI UX tốt nhất cho người dùng.
Lựa chọn học một trong hai ngành trên sẽ là hành trang vững chắc giúp người học vững bước đi trên con đường trở thành nhà thiết kế UI. Hiện nay, Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) hiện đang tuyển sinh và đào tạo cả hai ngành học trên.
Với nhiều năm kinh nghiệm trong đào tạo nhóm ngành về kỹ thuật cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm. Sinh viên không chỉ học một ngành mà từ năm hai khi đủ điều kiện có thể học song ngành. Sở hữu 2 tấm bằng cao đẳng chính quy trong 3 năm sẽ mang đến rất nhiều đất sáng tạo và cơ hội cho người học.
Để đăng ký xét tuyển và trở thành sinh viên ngành Thiết kế đồ họa và ngành Công nghệ thông tin tại Cao đẳng FTC. Thí sinh có thể liên hệ hotline/zalo 0866 981 669 (cô Linh) để được tư vấn hướng nghiệp và hướng dẫn xét tuyển nhanh chóng.
Xem thêm: Giới thiệu về ngành Công nghệ thông tin tại đây
Xem thêm: Giới thiệu về ngành Thiết kế đồ họa tại đây