Hiện nay, số lượng sinh viên theo học các ngành ngoại ngữ có xu hướng tăng đặc biệt là tiếng Anh, tiếng Nhật, tiếng Hàn,….Mỗi loại tiếng đều có những nét khác biệt và nét riêng hấp dẫn người đọc. Tuy nhiên, chúng lại có vài nét chung trong chương trình đào tạo. Hãy cùng tìm hiểu 4 điểm chung lớn nhất trong chương trình học khối ngành Ngôn ngữ tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội ở bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết
Khối ngành ngoại ngữ tại FTC đào tạo những ngành nào?
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội từ lâu đã biết đến là trường chuyên đào tạo về khối ngành Ngoại ngữ. Đây được coi là khối ngành mũi nhọn và trọng tâm trong định hướng phát triển lâu dài của nhà trường. Hiện nay Khoa Ngoại ngữ- FTC đang được quản lý và điều hành bởi TS. Lê Vũ Hà (Trưởng khoa Ngoại ngữ).
Khoa Ngoại ngữ hiện nay gồm có 5 chuyên ngành đào tạo chính là:
– Tiếng Anh
– Tiếng Nhật
– Tiếng Hàn Quốc
– Tiếng Trung Quốc
– Phiên dịch tiếng Anh thương mại
4 điểm chung trong chương trình học
Kiến thức cơ sở
Ngoài sự giống nhau về khối lượng kiến thức chung liên quan đến chính trị, văn hóa, xã hội, pháp luật, quốc phòng an ninh, giáo dục thể chất theo quy định của Bộ giáo dục về khung chương trình đào tạo Cao đẳng Chính quy. Đối với khối ngành Ngôn ngữ tại FTC, các kiến thức cơ sở có nhiều nét giống nhau hoặc có các môn học tương đương nhau.
Môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đầu tiên, không thể thiếu sự xuất hiện của môn học Cơ sở văn hóa Việt Nam. Đây là môn học được khá nhiều trường đưa vào giảng dạy không riêng gì tại FTC. Với hình thức giảng dạy qua thực tế tạo được sự hứng thú và tư duy sáng tạo của của các bạn sinh viên thông qua các chủ đề lý thuyết được áp dụng thực tế cuộc sống.
Cơ sở văn hóa Việt Nam giúp sinh viên nắm được những khái niệm cơ bản về văn hóa, đặc trưng văn hóa. Nhận diện được các vùng văn hóa trên lãnh thổ Việt Nam, tiến trình lịch sử của văn hóa Việt Nam từ nguồn gốc cho đến nay.
Tìm hiểu các thành tố văn hóa: văn hóa nhận thức và văn hóa tổ chức cộng đồng, văn hóa giao tiếp ứng xử với môi trường tự nhiên và xã hội. Tìm hiểu sự giao lưu ảnh hưởng của văn hóa Việt Nam với văn hóa Trung Hoa, Ấn Độ và văn hóa phương Tây.
Môn học Dẫn luận ngôn ngữ
Đây được coi là môn học cực khó, nhiều sinh viên còn cho rằng nó khó hơn cả Triết – Mác, Tư tưởng Hồ Chí Minh, Đồ hoạ hay Toán cao cấp, Hoá công. Đây là môn học mà chúng ta rõ ràng nhìn là Tiếng Việt nhưng phiên âm thành cái gì đó chẳng phải Tiếng Việt nữa.
Làm khó sinh viên ngay từ những khái niệm ban đầu, dần dần sẽ đi sâu đến các kiến thức về bản chất, chức năng, nguồn gốc phát triển ngôn ngữ…đi sâu vào việc giới thiệu những vấn đề cơ bản về ngôn ngữ học, phản ánh những thành tựu mới của ngôn ngữ học, cách sử dụng ngôn ngữ thuộc các loại hình khác nhau, đặc biệt là các ngôn ngữ ở Đông Nam Á cùng loại hình với tiếng Việt.
Dẫn luận ngôn ngữ được đánh giá là môn học khó nhưng nếu bạn chịu khó tìm hiểu kỹ thì thấy nó rất đơn giản và thú vị bởi đây là môn học cơ sở, là tiền đề để học những kiến thức chuyên ngành ở những học kì sau.
Môn Tiếng Việt thực hành
Chắc hẳn rất nhiều bạn sẽ thắc mắc rằng Tại sao học một ngôn ngữ khác mà lại học những môn liên quan rất nhiều đến ngữ pháp, cấu trúc tiếng việt đúng không? Bởi lẽ để học được một ngôn ngữ nào khác, bạn cần phải hiểu cặn kẽ và nguồn gốc sâu xa của tiếng Việt thì mới có thể học tốt ngôn ngữ khác được. Nếu bạn còn chưa hiểu hết ngữ pháp tiếng Việt thì việc học một thứ tiếng mới sẽ rất khó khăn với bạn. Và môn tiếng Việt thực hành là một trong những môn giúp bạn hiểu rõ hơn về tiếng Việt. Tạo tiền đề cho việc học ở các học kì tiếp theo.
Đào tạo thực hành 4 kỹ năng
Đa phần chương trình học khối ngành ngôn ngữ đều thiết kế mang tính thực hành cao với thời gian lên đến 70% trong 3 năm học. Nghe – nói – đọc – viết là những kỹ năng được các thầy cô giáo Khoa Ngoại ngữ tập trung chú trọng trong công tác đào tạo. Với các môn học từ cơ bản đến nâng cao tương đương với từ 1 đến 3 sẽ giúp các bạn từng bước làm quen và thành thục các kỹ năng.
Đặc biệt, với mỗi một ngành ngôn ngữ sẽ có các chủ đề liên quan đến cuộc sống hàng ngày, du lịch hay các tình huống công sở, hoạt động kinh doanh, thương mại, … để sinh viên học và tự rút ra những kiến thức, kỹ năng quan trọng trong mỗi tình huống và có cách giải quyết hợp lý khi gặp phải.
Ngoài ra, kỹ năng Dịch thuật với 2 bộ môn Phiên dịch và Biên dịch cũng mang đến những giờ học thú vị và hấp dẫn với dịch song song từ tiếng Việt sang ngôn ngữ khác và ngược lại.
Học song bằng
Nhằm giúp các bạn sinh viên tìm ra được những điểm mạnh và có cơ hội phát triển nhiều hơn khi ra trường. Ngay từ khi bước sang năm 2, sinh viên khoa ngoại ngữ sẽ được chọn thêm 1 ngành tiếng khác để học song song. Chỉ mất ít nhất khoảng 3 năm, bạn hoàn toàn có thể sở hữu 2 tấm bằng Cao đẳng chính quy.
Ngoài ra, việc sở hữu 2 tấm bằng Cao đẳng và biết 2 thứ tiếng sẽ là lợi thế cực lớn đối với bạn. Chỉ cần phát triển và rèn luyện thêm các kỹ năng mềm, tin chắc rằng bạn sẽ tìm kiếm được mức việc làm cực khủng có thể lên đến vài chục triệu/ tháng là chuyện hết sức bình thường.
Thực tập & Tốt nghiệp
Không chỉ sinh viên Khoa Ngoại ngữ mà sinh viên các chuyên ngành khác khi học tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội đều được hỗ trợ giới thiệu nơi thực tập với mức hỗ trợ lên đến 4 triệu đồng/ tháng. Trong quá trình thực tập, bạn thể hiện khả năng ngoại ngữ tốt, hoàn thành tốt công việc thì có thể bạn sẽ được nhận vào làm luôn tại các Tập đoàn hoặc các doanh nghiệp nước ngoài mà nhà trường liên kết đó.
Tips tự học tiếng hiệu quả
Kết hợp với việc học tại trường, bạn hoàn toàn có thể kết hợp với việc tự học tại nhà để tăng khả năng ghi nhớ và giao tiếp thành thạo hơn.
– Rèn luyện kỹ năng nghe: qua việc nghe phát âm trên các app dạy tiếng, nghe giải trí qua các bộ phim truyền hình nước ngoài hoặc các bài hát nước ngoài.
– Rèn luyện kỹ năng nói: luyện tập phát âm chuẩn, nói có ngữ điệu, nhấn nhá, có thể tự nói trước gương hoặc giao tiếp với người nước ngoài để cải thiện kỹ năng nói.
– Rèn luyện kỹ năng đọc: tìm đọc các bài báo, các cuốn sách viết bằng tiếng nước ngoài hoặc các bài viết chuyên ngành để đọc – hiểu thành thục hơn.
– Rèn luyện kỹ năng viết: tập viết từ vựng, ngữ pháp sau đó ghép dần thành các đoạn văn, bài viết dài. Rèn luyện từ từ, dần dần, chú ý đến các lỗi chính tả, ngữ pháp.
Hình thức tuyển sinh khối ngành ngôn ngữ
Xét tuyển học bạ
Xét tuyển theo kết quả học tập lớp 10, 11, học kỳ 1 lớp 12 cấp THPT. Các bạn có thể nộp hồ sơ Online ngay từ bây giờ để sớm hoàn thành thủ tục xét tuyển và ưu tiên nhập học sớm mà vẫn yên tâm tham gia kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Cách tính điểm: Điểm xét tuyển = [Điểm TBCN lớp 10 + Điểm TBCN lớp 11 + Điểm TB Học kỳ 1 lớp 12 + Điểm Ưu tiên (nếu có)] đạt từ 16,5 điểm trở lên
Thời gian nhận hồ sơ xét tuyển: từ 01/03/2022.
Xét tuyển điểm thi THPT
Khối xét tuyển: D01 -> D06 và DD2
Điểm xét tuyển được tính dựa vào kết quả Kỳ thi tốt nghiệp THPT 2022. Bạn cần phải chờ sau khi tham dự thi tốt nghiệp THPT và có kết quả mới có thể làm các thủ tục xét tuyển và nhập học.
Cách tính điểm như sau: Điểm xét tuyển = [Điểm Văn + Điểm Toán + Điểm Ngoại ngữ + Điểm Ưu tiên (nếu có)] từ 15 điểm trở lên.