Nhân lực khan hiếm, mức lương hấp dẫn là những lý do khiến người học lựa chọn theo đuổi và viết tiếp đam mê với lĩnh vực logistics và quản trị chuỗi cung ứng. Cùng tìm hiểu những lý do cơ bản khiến ngành học này vươn top và tỏa sức nóng mãnh liệt trong thời gian gần đây.
Nội dung bài viết
Top những lý do nên học cao đẳng ngành logistics
Nhu cầu nhân lực cao
Sau đại dịch Covid 19 và giai đoạn khó khăn về kinh tế, logistics chắc chắn sẽ trở lại khi nhu cầu tiêu dùng tăng với sự xuất hiện và trở lại của hàng loạt sàn thương mại điện tử. Logistics tại Việt Nam được đánh giá là một ngành không thể thiếu trong chuỗi cung ứng.
Với tốc độ phát triển nhanh và có quy mô như vậy nên hiện ngành Logistics và chuỗi cung ứng đang thiếu khoảng 2 triệu người. Sự thiếu nguồn nhân lực càng được nhân lên khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng kinh tế ASEAN và tham gia các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
Các số liệu nghiên cứu đều chỉ ra rằng, nguồn nhân lực logistics của Việt Nam không những thiếu về số lượng mà còn yếu về chất lượng. Đặc biệt nguồn nhân lực có trình độ cao ở cấp độ nhà quản lý cũng đang thiếu một cách trầm trọng. Chính vì vậy, sự thiếu hụt về nhân sự chất lượng cao dẫn đến cơ hội việc làm cực rộng mở.
Điểm chuẩn đại học cao khó đỗ
Các trường đại học hàng đầu như Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, …đều đã có ngành học logistics vào trong các chuyên ngành giảng dạy của mình. Hiện nay số trường Đại học giảng dạy ngành học này không nhiều cùng với mức điểm chuẩn rất cao. Đa phần đều thuộc top điểm chuẩn cao nhất của các trường.
Vậy nên, phương án an toàn hơn mà người học có thể lựa chọn đó là hệ cao đẳng ngành logistics. Với chương trình giảng dạy không có quá nhiều sự khác biệt so với hệ đại học. Tỷ lệ đỗ cao hơn cùng thời gian đào tạo ngắn hơn chỉ 3 năm giúp sinh viên nhanh chóng bắt kịp và đáp ứng tốt nhất nhu cầu của các nhà tuyển dụng và các doanh nghiệp logistics hiện nay.
Mức lương hấp dẫn
Do nhu cầu nhân lực khát nên khi tốt nghiệp, người học có thể dễ dàng làm việc tại đa dạng các vị trí trong lĩnh vực logistics và chuỗi cung ứng. Dựa trên kết quả nghiên cứu và khảo sát, các nhà phân tích đã chỉ ra mức lương của một số vị trí công việc dành cho sinh viên cao đẳng ngành logistics như sau:
- Nhân viên vận hành kho: mức lương trung bình 6 – 8 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên kinh doanh: mức lương trung bình 6 – 8 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên cảng: mức lương trung bình 6 – 8 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên thu mua: mức lương trung bình 8 – 10 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên giao nhận: mức lương trung bình 8 – 10 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên hải quan: mức lương trung bình 8- 10 triệu đồng/ tháng
- Nhân viên Thanh toán quốc tế: mức lương trung bình 6 – 8 triệu đồng/ tháng
Xem thêm: Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành logistics tại đây
Top 3 trường cao đẳng đào tạo logistics trọng điểm
Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội
Với tiền thân là trường đào tạo khối ngành Du lịch – Dịch vụ, Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội triển khai có hiệu quả trong công tác đào tạo cao đẳng ngành Logistics. Ngành học này tại FTC luôn đón nhận sự đánh giá cao của các thế hệ sinh viên và các nhà tuyển dụng. Bên cạnh hệ thống phòng học, trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất đảm bảo công tác học tập. Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) luôn chú trọng đầu tư phát triển con người, lấy người học làm trọng tâm.
Chính vì vậy, lồng ghép trong quá trình giảng dạy, nhà trường đẩy mạnh hoạt động ký kết hợp tác với các doanh nghiệp để tạo môi trường học tập và làm việc thực tiễn. Đồng thời đẩy mạnh triển khai các chương trình ngoại khóa. Những điều đó góp phần phát triển kỹ năng mềm, kỹ năng thực tiễn cho sinh viên. Đây là yếu tố rất quan trọng với người học trong thời kỳ hội nhập kinh tế.
Xem thêm: Giới thiệu về hệ cao đẳng ngành logistics tại FTC tại đây
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội (HTT)
Trường Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội là một trong những địa chỉ đào tạo có uy tín về đa dạng các lĩnh vực và ngành nghề như Kinh tế, Công nghệ, Xây dựng, Y tế và Du lịch. Logistics cũng được đánh giá là một trong những chuyên ngành đào tạo trọng điểm tại HTT.
Đây là ngôi trường nổi bật với khuôn viên rộng rãi lên tới 50.000m2, đáp ứng điều kiện học tập với các phòng học rộng rãi, sân thể dục thể thao và hoạt động ngoại khóa đều thuận tiện.
Đặc biệt, với sinh viên cao đẳng ngành Logistics tại Cao đẳng Công nghệ và Thương mại Hà Nội. Người học được thực hành, thực tập tại chính các xưởng, khu công nghiệp và trực tiếp vận hành dây chuyền cung ứng. Tuy nhiên, nơi đây có nhược điểm về vị trí nằm ở khu vực khá xa trung tâm và khu dân cư thưa thớt nên sinh viên gặp khó khăn trong việc di chuyển, cũng như ít có cơ hội được tiếp cận với nhịp độ “thương mại sầm uất” tại nội thành.
Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội (HTC)
Bên cạnh các ngành học truyền thống về công nghệ, Trường Cao đẳng Công nghệ Bách khoa Hà Nội hiện triển khai đào tạo khá hiệu quả một số chuyên ngành về Thương mại – Dịch vụ, trong đó có Logistics. HTC cũng được đánh giá cao khi nhà trường và giảng viên kết nối được những doanh nghiệp chất lượng cho sinh viên thực hành, thực tập cũng như có cơ hội làm việc chính thức sau tốt nghiệp.
Trên đây là Top 3 trường cao đẳng trọng điểm đào tạo ngành Logistics được đánh giá và tổng hợp dựa trên các điều kiện về cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, giảng dạy theo định hướng thực hành – thực nghiệp, xứng đáng để các bạn “gửi gắm thanh xuân”. Chúc các bạn đang, sẽ theo học ngành học thời thượng – Logistics sẽ trúng tuyển vào ngôi trường phù hợp nhất và thành công với sự nghiệp của mình!