Tiếng Hàn có nhiều nét tương đồng với tiếng Việt và kính ngữ cũng vậy. Tuy nhiên, cấu trúc ngữ pháp có phần phức tạp hơn và cần lưu ý để tránh mắc những sai lầm khi giao tiếp. Cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) tìm hiểu về kính ngữ tiếng Hàn tại bài viết dưới đây
Nội dung bài viết
Kính ngữ tiếng Hàn là gì?
Kính ngữ được coi như một danh hiệu để thể hiện sự tôn trọng cũng như kính trọng dành cho cấp bậc hay vị trí khi đề cập đến một người nào đó. Kính ngữ còn được dùng trong trường hợp ám chỉ đến danh hiệu danh dự cũng như thể hiện vị thế xã hội của người nào đó trong xã hội.
Hiểu đơn giản hơn, kính ngữ trong tiếng Hàn dùng để thể hiện sự tôn trọng với người có địa vị cao hơn mình (giám đốc, trưởng phòng, chủ tịch,…), người lớn tuổi hơn mình (bố mẹ, ông bà, anh chị,…) hoặc dùng trong những trường hợp trang trọng.
Nếu như kính ngữ trong tiếng Việt thể hiện qua từ kính ngữ (thưa, kính thưa, ạ,…), câu đầy đủ chủ – vị, đại từ nhân xưng phù hợp thì kính ngữ trong tiếng Hàn lại vô cùng phức tạp. Bên cạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng trong tiếng Hàn, kính ngữ còn yêu cầu người nói phải biết phán đoán ngữ cảnh giao tiếp, đối tượng giao tiếp và mục đích giao tiếp để lựa chọn cách sử dụng thích hợp nhất.
Từ vựng kính ngữ trong tiếng Hàn
Trong tiếng Việt, khi dùng một số từ để miêu tả một người lớn tuổi hay có địa vị cao hơn mình thì từ “chết” kính ngữ lên sẽ được nói thành “qua đời”, “ăn cơm” thành “dùng bữa”,… Tương tự như thế, kính ngữ tiếng Hàn không chỉ biểu hiện ở đuôi câu kính ngữ mà còn biểu hiện ở từ loại.
Một số từ vựng kính ngữ trong tiếng Hàn hay dùng nhất là:
Từ loại | Dạng thường | Dạng kính ngữ | Dịch nghĩa |
Danh từ | 밥 | 진지 | Cơm |
말 | 말씀 | Lời nói | |
집 | 댁 | Nhà | |
술 | 약수 | Rượu | |
이름 | 성함 | Tên | |
병 | 병환 | Bệnh | |
나이 | 연세 | Tuổi | |
생일 | 생신 | Sinh nhật | |
Động từ | 주다 | 드리다 | Cho, biếu |
말하다 | 말씀하시다 | Nói, báo cho | |
아프다 | 편찮으시다 | Đau ốm | |
묻다 | 여쭈다 / 여줍다 | Hỏi | |
죽다 | 돌아가시다 | Chết, hy sinh | |
데려가다 | 모셔가다 | Mang đi, dẫn đi | |
자다 | 주무시다 | Ngủ | |
있다 | 계시다 | Có | |
먹다 | 잡수시다 / 드시다 | Ăn | |
보다 | 뵙다 | Gặp, xem | |
없다 | 안 계시다 | Không có | |
일어나다 | 기침하시다/기상하시다 | Tỉnh dậy | |
보내다 | 분부하시다 | Gửi cho | |
이르다 | 분부하시다 | Chỉ thị, yêu cầu | |
Hậu tố | 님 | Ngài, vị | |
Đại từ | 그사람 | 그분 | Người đó |
Tiểu từ | 에게 | 께 | Để |
은 / 는 | 께서는 | Là |
Các kính ngữ tiếng Hàn và cách dùng
Kính ngữ trong tiếng Hàn được chia làm 3 dạng lớn: kính ngữ chủ thể, kính ngữ khách thể và kính ngữ đối phương.
Kính ngữ chủ thể (주체높임)
Kính ngữ chủ thể dùng để thể hiện sự tôn kính với chủ ngữ trong câu; chỉ dùng với danh từ chỉ người chứ không dùng với các sự vật, hiện tượng.
Để sử dụng kính ngữ chủ thể, đầu tiên là bạn phải xác định được mối quan hệ tương tác giữa chủ ngữ với người nghe về tuổi tác, địa vị xã hội, mức độ thân thiết. Nếu chủ ngữ có địa vị, vai vế thấp hơn người nghe thì câu nói không dùng kính ngữ.
Ví dụ: 어머니가 집에 왔습니다. => Mẹ cháu đã về nhà rồi ạ.
Bên cạnh đó, người nói cũng dùng thể chung chứ không dùng kính ngữ khi viết công văn, báo cáo hay trong các cuộc họp, hội nghị nhằm đảm bảo tính khách quan.
Ví dụ: 김유신 장군은 삼국을 통일했습니다. => Tướng quân Kim Yoo Sin đã thống nhất ba nước.
Còn thông thường, chúng ta sẽ làm như sau để thể hiện kính ngữ chủ thể:
Bước 1: Thêm vĩ tố kính ngữ – (으)시 – vào sau động từ hoặc tính từ:
+ Thêm 시 nếu động từ hoặc tính từ kết thúc là một nguyên âm
+ Thêm (으)시 nếu động từ hoặc tính từ kết thúc là một phụ âm
Bước 2: Dùng trợ từ chủ ngữ thể hiện kính trọng – 께서
Bước 3: Thêm tiếp từ thể hiện kính trọng – 님 vào danh từ chủ ngữ
Ví dụ: 사장님, 앉으십시오! => Xin mời giám đốc ngồi!
Kính ngữ khách thể (격체높임)
Kính ngữ khách thể dùng để thể hiện sự tôn trọng với đối tượng chịu tác động của hành động (tân ngữ, bổ ngữ). Kính ngữ khách thể chỉ dùng với một số động từ đặc biệt đó là:
- 을/를 뵙다 (diện kiến, gặp)
- 모시다 (mời đi, đưa đi)
- 께 드리다 (tặng, biếu)
- 여쭈다 (hỏi)
Ví dụ: 철수는 할머니를 모시고 왔다. => Cholsu đưa bà đến.
Kính ngữ đối phương (상대높임)
Kính ngữ đối phương dùng để thể hiện sự tôn trọng với người nghe và thường đặt ở đuôi kết thúc câu. Kính ngữ đối phương sử dụng đuôi câu kính ngữ và gồm 2 loại:
- Thể quy cách (격식체): thể cao (존대형), thể trung (중립형) và thể thấp (하대형)
- Thể ngoài quy cách (외격식체)
Tuy nhiên, tiếng Hàn không có sự phân biệt rõ ràng giữa thể quy cách và thể ngoài quy cách khi đàm thoại thông thường. Bởi vậy mà người nói cần linh hoạt, khéo léo để lựa chọn cách kết thúc đuôi câu kính ngữ trong tiếng Hàn sao cho phù hợp với ngữ cảnh giao tiếp.
Bảng hệ thống đuôi câu kính ngữ:
Cấp độ nói | Đuôi kết thúc | |||||
Câu trần thuật | Câu đề nghị | Câu mệnh lệnh | Câu cảm thán | Câu nghi vấn | ||
Thể quy cách | Thể cao | (으)ㅂ니다 | (으)ㅂ시다 | (으)십시오 | (는)군요 | (으)ㅂ니까 |
Thể trung | 네 | 세 | 게 | (는)구먼 | 나 | |
Thể thấp | 는/ㄴ 다 | 자 | 아/어/여라 | (는)구나 | 니 | |
Thể ngoài quy cách | Thể cao | 아/어/여요 | (는)군요 | |||
Thể thấp | 아/어/여 | (는)군 |