Cập nhật các xu hướng tiếp thị trong Marketing thương mại

Ngành Marketing thương mại được đánh giá là ngành mới nên luôn vận động và thay đổi không ngừng để thích ứng với thị hiếu của người tiêu dùng và sự phát triển của công nghệ. Để bắt kịp xu hướng và đạt được hiệu quả trong hoạt động marketing, doanh nghiệp cần nắm bắt những xu hướng tiếp thị dưới đây

Tiếp thị cá nhân hóa

Tiếp thị cá nhân hóa (Personalized Marketing) là xu hướng đang được các doanh nghiệp áp dụng ngày càng phổ biến. Nhờ vào sự phát triển của dữ liệu khách hàng và công nghệ phân tích, các doanh nghiệp có thể thu thập thông tin chi tiết về hành vi, sở thích và nhu cầu của từng khách hàng. Từ đó, họ có thể tạo ra những chiến dịch marketing được cá nhân hóa, đáp ứng đúng nhu cầu của từng đối tượng khách hàng.

Môn học mang đến các kỹ năng về việc lên kế hoạch và triển khai các hoạt động marketing
Marketing cá nhân hóa – Xu hướng Marketing hướng đến người dùng

Để triển khai Marketing cá nhân hóa, doanh nghiệp có thể áp dụng theo 3 chiến lược như sau:

Theo phân khúc khách hàng: là hình thức dễ thực hiện nhất, căn cứ vào những thông tin như ngành nghề, hành vi để phân khúc khách hàng. 

Theo đối tượng khách hàng mục tiêu: bằng việc xây dựng chân dung khách hàng thật cụ thể để làm cơ sở cung cấp nội dung phù hợp cho đúng đối tượng khách hàng 

Theo hành trình khách hàng: bằng cách xác định đúng các giai đoạn mua hàng. Mỗi giai đoạn, sẽ cung cấp nội dung khác nhau để thu hút khách hàng và đẩy mạnh doanh số.

Xem thêm: Phân biệt các trung gian phân phối trong marketing tại đây

Tiếp thị trải nghiệm

Tiếp thị trải nghiệm (Experiential Marketing) trong hoạt động Marketing thương mại là một phương pháp tiếp thị độc đáo và sáng tạo, tạo ra những trải nghiệm thực tế và đáng nhớ cho khách hàng.

Khách hàng ngày nay không chỉ quan tâm đến sản phẩm hay dịch vụ mà còn quan tâm đến trải nghiệm mà họ nhận được khi mua sắm. Do đó, các doanh nghiệp cần tập trung vào việc tạo ra những trải nghiệm mua sắm tích cực cho khách hàng, từ khi họ bắt đầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm/dịch vụ cho đến khi họ sử dụng và sau khi sử dụng. 

Với những ưu điểm tuyệt vời như tương tác cá nhân hóa, tạo điểm tiếp xúc tích cực, khả năng chia sẻ xã hội, kết nối sản phẩm và cảm xúc người tiêu dùng, tăng doanh thu hiệu quả và trải nghiệm sâu sắc giá trị thương hiệu, Experiential Marketing đã chứng tỏ sức mạnh của mình trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

KOC review bằng chính trải nghiệm thực tế
Là hình thức tiếp thị độc đáo, chú trọng đến trải nghiệm cho khách hàng

Experiential Marketing mang trong mình sự đa dạng và sáng tạo, và có thể triển khai thông qua nhiều hình thức khác nhau. Dưới đây là một số hình thức phổ biến của Experiential Marketing mà các nhà làm Marketing thương mại có thể tham khảo triển khai:

Marketing du kích (Guerrilla Marketing): sáng tạo các chiến dịch tiếp thị gây chú ý, thường thông qua việc sử dụng không gian công cộng hoặc những tình huống bất ngờ

Brand Activation: tạo ra các sự kiện, hoạt động, hoặc trải nghiệm tương tác giữa thương hiệu và khách hàng

Event Marketing: tập trung vào việc tổ chức sự kiện hoặc buổi diễn đặc biệt để kích thích tương tác giữa thương hiệu và khách hàng. 

Marketing tại điểm bán: tạo ra trải nghiệm tại các điểm bán hàng, nhằm tăng cường tương tác và tạo sự hứng thú đối với sản phẩm hoặc dịch vụ. 

Sử dụng công nghệ ảo giới thiệu sản phẩm: sử dụng thực tế ảo (Virtual Reality – VR) hoặc thực tế tăng cường (Augmented Reality – AR) tạo ra một trải nghiệm sống động, hấp dẫn

Trải nghiệm đắm chìm (Immersive Experience): giúp khách hàng được chìm đắm vào một môi trường ảo hoặc kết hợp giữa thế giới thực và ảo thông qua công nghệ thực tế ảo (VR)

Trải nghiệm kỳ thú (Stunt): tập trung vào việc tạo ra một trải nghiệm gây chú ý, bất ngờ, và không thường xuyên cho khách hàng.

Sáng kiến của doanh nghiệp: tập trung vào việc phát triển và cung cấp các sản phẩm hoặc dịch vụ mới và độc đáo để tạo ra trải nghiệm đặc biệt cho khách hàng

Xem thêm: Bí ý tưởng Content cần làm gì tại đây

Tiếp thị qua người ảnh hưởng

Tiếp thị qua người ảnh hưởng (Influencer Marketing) là một hình thức marketing thương mại hiệu quả để tiếp cận khách hàng tiềm năng và xây dựng thương hiệu. Doanh nghiệp có thể hợp tác với những người có ảnh hưởng trong lĩnh vực họ hoạt động để quảng bá sản phẩm/dịch vụ của mình đến khách hàng của họ. 

Mạng xã hội đã trở thành một phần không thể thiếu của cuộc sống hàng ngày của chúng ta, và tiếp thị influencer là chìa khóa để tận dụng sức mạnh của những cá nhân có ảnh hưởng đến các đám đông lớn

Hình thức KOL Marketing này hoạt động nhờ vào sự tin tưởng cao mà những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đã xây dựng với những người theo dõi họ và các đề xuất từ họ đóng vai trò như một hình thức bằng chứng xã hội đối với khách hàng tiềm năng của thương hiệu.

KOL tham gia vào chuỗi các chương trình, sự kiện truyền thông của nhãn hiệu
Hình thức tiếp thị rất phổ biến hiện nay, với số lượng các Celeb, KOL,KOC đông đảo

Các thương hiệu có thể chọn kiểu người ảnh hưởng phù hợp với phạm vi, phạm vi, chi phí và mức độ tương tác của nhu cầu sản phẩm của doanh nghiệp. 

Có bốn nhóm người ảnh hưởng phổ biến hiện nay là:

Mega/ Celebrity influencers: có số lượng người theo dõi lớn hơn 1 triệu được tính vào loại này. Họ có thể là những diễn viên nổi tiếng, nhạc sĩ, vận động viên hoặc bất kỳ nhân vật công khai nào khác. 

Macro-influencers: có người theo dõi từ 100,000 đến 1 triệu. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực chia sẻ một số lượng lớn nội dung và tương tác. 

Micro-influencers: có người theo dõi từ 10,000 đến 100,000. Họ xuất sắc trên các nền tảng như Instagram, YouTube và TikTok. 

Nano-influencers: có ít hơn 10,000 người theo dõi nhưng có thể xây dựng mối quan hệ mạnh mẽ thông qua nội dung cá nhân và sự tương tác chân thành. 

Xem thêm: Học nghề Marketing có vất vả không tại đây

Tiếp thị liên kết

Tiếp thị liên kết (Affiliate marketing) là công việc tiếp thị quảng cáo sản phẩm, dịch vụ của bất kỳ một nhãn hiệu nào đó trên thị trường thông qua nền tảng online. 

Người làm tiếp thị liên kết được nhận tiền hoa hồng khi đơn hàng được giao thành công hoặc đăng ký sử dụng dịch vụ, điền thông tin cá nhân, …

Đây là một hình thức marketing phổ biến hiện nay trên các nền tảng online như Facebook, TikTok, các trang thương mại điện tử (Shopee, Lazada, Amazon…). Ai cũng có thể tham gia, công việc này giúp kiếm thêm nguồn thu nhập thông qua việc hỗ trợ người bán gia tăng doanh thu và lợi nhuận.

Affiliate marketing này đang trở nên rất phổ biến hiện nay
Hình thức tiếp thi vừa mang đến lợi ích cho người mua và người bán thông qua hoa hồng thu được

Có thể thấy rằng thị trường và cơ hội việc làm đến từ ngành nghề Marketing thương mại rất sôi động khi ngày càng có nhiều các xu hướng mới xuất hiện. Để thành công và có thể gắn bó lâu dài trong lĩnh vực này, các bạn trẻ ngoài việc nắm chắc kiến thức chuyên ngành cần phải thường xuyên cập nhật các kiến thức và xu hướng mới. 

Để có thêm các thông tin hữu ích về marketing và có cơ hội làm việc, phát triển trong lĩnh vực này, các bạn trẻ có thể lựa chọn theo học ngành Marketing thương mại tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC). Liên hệ hotline 0866 981 669 để được tư vấn và hướng dẫn xét tuyển nhanh chóng 

Xem thêm: Giới thiệu ngành marketing tại đây