Bí quyết nấu xôi ngon dẻo tại nhà

Đâu đó trong tiềm thức người Việt, khi nhắc đến xôi, người ta nghĩ ngay đến món ăn của tuổi thơ, nhớ đến nét đẹp truyền thống của dân tộc. Bởi vậy, trong những dịp lễ tết, xôi luôn là món không thể thiếu trong mâm cơm thờ cùng ông bà tổ tiên. Chỉ còn vài tháng nữa thôi, thêm một cái Tết Nguyên Đán nữa lại về, hãy cùng người thân chuẩn bị mâm cơm ngày Tết quây quần cùng nhau trong những ngày sum họp. Tết năm nay, hãy trổ tài món xôi siêu ngon, siêu hấp dẫn bởi công thức độc quyền FTC chia sẻ bên dưới nhé.

Tips lựa gạo nếp chuẩn “con nhà người ta”

Xôi không chỉ là món ăn ngon mà còn thường được bày cúng trên các mâm cỗ vào những dịp đặc biệt. Nấu xôi tuy đơn giản nhưng để nấu ra món xôi mềm, dẻo, để lâu vẫn không bị cứng thì có lẽ không phải ai cũng biết.

Để món xôi ngon dẻo ngoài kỹ thuật nấu yếu tố nguyên liệu cũng góp phần rất lớn để nồi xôi được hấp dẫn, ngon miệng. Nguyên liệu chính để nấu xôi đó chính là gạo nếp. Gạo nếp chính là linh hồn cho món xôi của bạn vì thế khâu chọn gạo cực kỳ quan trọng. Bạn nên chọn những hạt nếp có màu trắng đục, hạt đều và căng bóng, khi ngửi bạn có thể cảm nhận được mùi thơm nhẹ của nếp mới. Nếu có điều kiện hơn, bạn có thể chọn loại nếp cái hoa vàng để nấu xôi, vì loại nếp này có độ dẻo cao, khi nấu xôi có hương thơm đặc trưng.

Gạo nếp ngon khi bạn nếm thử hạt nếp sống sẽ có vị ngọt nhẹ, không mua nếp khi thấy hạt nếp đã chuyển sang màu vàng nhạt, khi ngửi bạn cảm thấy có mùi thơm rất đậm, vì loại nếp này có thể đã bị tẩm hóa chất rất có hại cho sức khỏe.

Xôi - món ăn gắn liền với nét đẹp của người Việt
Xôi – món ăn gắn liền với nét đẹp của người Việt

Các kỹ thuật cần lưu ý khi nấu xôi

Ngâm gạo trước khi nấu

Không nên cho gạo nếp chỉ mới rửa sạch bằng nước vào nấu luôn vì như vậy rất khó chín, dễ bị sống và hạt gạo không nở bung được khi nấu. Bạn nên ngâm gạo với nước trong khoảng 6 – 8 tiếng. Nếu bạn có ý định nấu xôi vào buổi sáng, ngay từ tối hôm trước, trước khi bạn đi ngủ tiến hành ngâm gạo, đến sáng bạn vớt ra rửa sạch lại bằng nước. Tuyệt đối không ngâm lâu hơn vì khi đó gạo sẽ bị chua và khi nấu sẽ bị bở nát không ngon. Ngoài ra bạn nên cho thêm một ít muối khi ngâm để xôi có vị đậm đà hơn.

Trộn gạo với ít mỡ gà hoặc dầu ăn

Mẹo này cực hay ho đó, có thể có rất nhiều bạn sẽ thắc mắc cho mỡ hoặc dầu ăn trộn với gạo để làm gì? Nếu đã từng thưởng thức những món xôi ngoài hàng hay những gánh hàng rong, bạn sẽ nhận thấy xôi họ nấu không chỉ thơm, dẻo mà còn rất béo ngậy đồng thời nhìn xôi rất bỏng bẩy, hấp dẫn, nhìn thôi đã rất muốn ăn rồi. Đó chính là công dụng tuyệt vời của mỡ gà mang lại đó. Nếu không có mỡ gà, bạn có thể thay thế chúng bằng một ít dầu ăn.

Cho gạo vào nồi hoặc chõ bằng tay

Bạn nên dùng tay bốc từng nắm gạo cho vào nồi thay vì đổ cả rá gạo vào như cách bạn nấu cơm thông thường, điều này sẽ giúp cho các hạt gạo được rải đều vào nồi tránh tình trạng lớp trên khô, lớp giữa nhão. Bạn cũng có thể dàn đều xôi ra khắp mặt chõ rồi lấy đũa chọc 3-4 lỗ to để không khí lưu thông dễ dàng hơn. Nếu bạn đã từng nấu xôi bị sống phần trên còn phần dưới đáy nồi bị nhão, hãy thử áp dụng tip này nhé.

Canh lượng nước và nhiệt độ chuẩn khi nấu

Để xôi vừa dẻo không bị khô hay nhão quá đó là lượng nước dưới nồi hấp chỉ nên chiếm khoảng 1/3 dung tích nồi. Đồng thời, trong quá trình nấu bạn nên căn chỉnh nhiệt độ phù hợp.

Trước tiên, bạn nên cho nước vào nồi nấu xôi trước, đến khi nhiệt độ sôi tăng cao thì mới đặt chõ lên hấp xôi. Sau đó, bạn hãy giữ nhiệt độ ổn định và nấu xôi. Đừng nên tăng nhiệt độ cao lên, xôi sẽ dễ bị cháy khét, hoặc nếu nhiệt độ quá thấp xôi sẽ dễ bị nhão đấy. Thời gian hấp xôi chuẩn là từ 30 đến 40 phút.

Xem thêm: Cách làm gà nướng muối ớt tại đây

Tuyển tập cách làm các món xôi ngày Tết

Xôi gấc

Cách lựa gạo nếp, sơ chế gạo trước khi nấu FTC đã chia sẻ ở phần trên. Vậy nên, ở phần này chỉ tập trung vào cách lựa chọn quả gấc ngon, lên màu chuẩn và cách xử lý gấc.

Trước tiên, để mua được những quả gấc tươi ngon và chất lượng, bạn cần chú ý những đặc điểm sau đây:

Cuống quả: Cuống còn xanh và tươi để hiện quả gấc được hái chưa lâu, quả gấc đảm bảo được độ tươi, ngon và thịt gấc có màu chuẩn. Nếu cuống héo, quả gấc có thể đã được hái một thời gian khá lâu, chất lượng thịt gấc bị giảm và khả năng tạo màu cũng không còn tốt nữa.

Màu sắc: Gấc khi chưa chín có màu xanh và chuyển sang đỏ tươi, đều màu và đẹp mắt khi đã chín.

Gai nhọn: Khi quả gấc đã chín, gai sẽ nở đều trên mặt quả, khoảng cách giữa các gai đều nhau.

Kích thước: Quả gấc ngon có trọng lượng trung bình là 1kg, nếu quá nhỏ hơn sẽ có ít thịt và không ngon.

Đĩa xôi với sắc đỏ cam đặc trưng rất bắt mắt
Đĩa xôi với sắc đỏ cam đặc trưng rất bắt mắt

Khi đã lựa được quả gấc chất lượng rồi, bạn tiến hành xử lý chúng bằng cách bổ đôi quả gấc, lấy hết phần ruột gấc ra trộn với một chút rượu để lên màu chuẩn hơn. Bạn có thể giữ lại hạt gấc hoặc bỏ hạt tùy theo ý thích.

Tiếp đó, trộn phần ruột gấc với gạo, bóp đều cho gạo thấm hết màu đỏ của gấc. Mang phần gạo cho vào chõ hấp. Áp dụng kỹ thuật hấp như đã chia sẻ ở phần trên.Khi xôi chín, mình chỉ cần đổ đường vào rồi trộn đều là xong.

Tương tự với các làm trên bạn có thể áp dụng với xôi củ tím. Củ tím sau khi gọt vỏ đem rửa sạch với nước rồi thái khúc vừa ăn. Sau đó tiến hành trộn với gạo và hấp trên chõ chờ xôi chín là được.

Đĩa xôi màu tím tượng trưng cho sự thanh khiết, chất phác của người nông dân
Đĩa xôi màu tím tượng trưng cho sự thanh khiết, chất phác của người nông dân

Xôi đậu xanh

Các cách sơ chế gạo bạn áp dụng tương tự như trên. Với đậu xanh đã bóc vỏ khi mua về tiến hành rửa sạch và ngâm khoảng 2 tiếng. Sau đó rửa sạch, để ráo nước và trộn với một chút muối. Tiếp đến, bạn có thể áp dụng một trong hai cách sau đều mang đến món xôi thơm ngon nức lòng người thưởng thức:

Cách 1: hấp đậu xanh cho đến khi thấy hạt đậu nở bung, tơi. Sau đó để nguội rồi cho vào cối giã nhuyễn. Gạo cho vào nồi hấp thành xôi. Cho thêm chút nước cốt dừa vào gạo để xôi thêm vị đậm đà. Tiếp đó bạn trộn đậu xanh đã giã vào xôi và đảo đều.

Cách 2: Rải đan xen một lớp gạo, một lớp đậu xanh đã ngâm vào chõ, cho thêm một chút nước cốt dừa vào cùng. Tiến hành hấp xôi. Khi xôi chín đảo đều để đậu xanh hòa quyện vào xôi vậy là xong rồi đó.

Vị béo ngậy của đậu xanh hòa quyện với vị thơm từ cốt dừa
Vị béo ngậy của đậu xanh hòa quyện với vị thơm từ cốt dừa

Tương tự với cách làm trên bạn cũng có thể áp dụng với xôi lạc, tùy vào sở thích của từng người, bạn có thể bóc vỏ hoặc để nguyên vỏ.

Xôi dừa

Tiến hành trộn đều đường vào với dừa đã nạo sẵn. Vừng rang bằng chảo nóng nhỏ lửa sau đó thì giã nhỏ.

Tiến hành hấp xôi theo cách làm FTC đã chia sẻ. Khi xôi đã chín, rải đều nước cốt dừa lên bề mặt xôi, cho phần dừa đã nạo vào đun thêm 5 phút rồi tắt bếp. Trộn đều để dừa lẫn vào với xôi và để xôi nguội hẳn rồi mới rắc vừng lên trên nhé để vừng không bị chảy nước.

Xem thêm: Cách làm món nướng siêu ngon, siêu đơn giản tại nhà Tại đây

Xôi ngũ sắc

Xôi ngũ sắc gồm 5 màu trắng, tím, xanh, vàng, đỏ với ý nghĩa:

  • Xôi màu đỏ tượng trưng cho khát vọng sống và những ước mơ về tương lai tươi sáng.
  • Xôi màu tím tượng trưng cho màu của đất đai trù phú.
  • Xôi màu vàng thì tượng trưng cho sự no ấm và phồn thịnh, thể hiện mong ước cho cuộc sống yên bình, no đủ của người dân.
  • Xôi màu xanh sẽ tượng trưng cho màu của núi rừng cây cối và nương rẫy.
  • Xôi màu trắng tượng trưng cho tình yêu trong trắng, thủy chung. Ngoài ra đó còn là tình thương đối với cha mẹ, lòng kính trọng đấng sinh thành
Mang 5 màu sắc với 5 ý nghĩa khác nhau
Mang 5 màu sắc với 5 ý nghĩa khác nhau

Để làm được món xôi ý nghĩa này. Bạn cần chuẩn bị các loại nguyên liệu như: lá dứa hoặc lá nếp (tạo màu xanh), nghệ tươi (tạo màu vàng), lá cẩm tím (tạo màu tím), lá cẩm đỏ (tạo màu đỏ). Tiến hành xay nhuyễn và lọc lấy phần nước cốt.

Trước khi tiến hành ngâm gạo, bạn chia đều gạo thành 5 phần. Mỗi một phần bạn trộn với nước cốt của màu tương ứng để nhuộm màu cho gạo. Còn 1 phần ngâm với nước lạnh để thu màu tự nhiên của gạo nếp.

Tiếp đó khi chia chõ thành 5 phần, mỗi một phần cho một loại màu gạo đã ngâm vào và tiến hành hấp. Khi đã gần chín, cho thêm nước cốt dừa lên bề mặt xôi đun khoảng 5 phút rồi tắt bếp. Để nguội và cho thêm đường để xôi có vị ngon ngọt hơn.

Trên đây là các cách nấu xôi chuẩn “con nhà người ta”, bạn hãy thử áp dụng và trổ tài nấu nướng nhân dịp tết đến xuân về nhé. Chắc chắn gia đình sẽ rất bất ngờ về tài năng nấu nướng trời phú của bạn đó. Để thỏa mãn đam mê “tay dao, tay thớt”, được học và thực hành thêm nhiều cách thức chế biến xôi cùng với đa dạng các kỹ thuật chế biến từ món Á đến món u, từ làm bánh đến pha chế, ….hãy tham gia ngay lớp học ngành Kỹ thuật chế biến món ăn tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC).

Xem thêm: Ngành Kỹ thuật chế biến món ăn Tại đây

Cùng xem qua những hình ảnh đến từ lớp học thực hành làm xôi của các “đầu bếp tương lai” mang thương hiệu FTC:

Lớp học ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại FTC
Lớp học ngành kỹ thuật chế biến món ăn tại FTC
Kỹ thuật chế biến món ăn
Kỹ thuật chế biến món ăn
Món xôi mang đậm nét dân gian
Món xôi mang đậm nét dân gian
Xôi được sinh viên chế biến
Xôi được sinh viên chế biến