Con gái theo đuổi ngành logistics: nên hay không?

Logistics đã và đang phát triển mạnh mẽ mở ra cơ hội việc làm rộng lớn dành cho người học, đặc biệt là nhân sự trình độ chuyên môn cao. Với tính chất công việc, rất nhiều bạn nữ e ngại sợ không phù hợp, vất vả và không thể gắn bó lâu dài với nghề. Vậy thực sự, con gái có nên theo học ngành logistics hay không? Câu trả lời sẽ có tại bài viết dưới đây.

Logistics phù hợp với nữ giới? 

Hiện nay, có nhiều quan niệm sai lầm về ngành logistics khiến nhiều bạn gái ái ngại khi có ý định chuyển sang ngành học này như con gái làm logistics khổ, làm logistics cả ngày dầm mưa dãi nắng ngoài kho bãi, cảng biển, toàn công việc tay chân, vất vả, nặng nhọc, …Vậy sự thực như thế nào? Con gái có nên lựa chọn theo đuổi ngành học logistics hay không? 

Trước khi trả lời câu hỏi trên, điều đầu tiên cần hiểu được đặc thù công việc của logistics là gì? Hiểu một cách đơn giản, logistics là hoạt động hậu cần, cung cấp dịch vụ về thủ tục hải quan và vận tải nội địa, kho bãi,… cho các doanh nghiệp có các hoạt động xuất nhập khẩu. Không chỉ vậy, các công việc liên quan đến các điều kiện để được xuất hay nhập khẩu, xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa C/O, mua bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu,…các doanh nghiệp logistics cũng đảm nhận.

Có rất nhiều công việc nhẹ nhàng phù hợp với sinh viên nữ
Có rất nhiều công việc nhẹ nhàng phù hợp với sinh viên nữ

Với đặc thù công việc ”nghe tên đã thấy cực” như logistics, nhiều người nghĩ ngành này không phù hợp với các bạn nữ.Tuy nhiên với bản tính tỉ mỉ, chỉn chu và khéo léo ngoại giao, nhiều bạn nữ vượt qua định kiến và thăng tiến rất tốt trong công việc

Nhiều người cũng đùa rằng “ngành logistics học xong đi làm shipper, lái xe cẩu…” nhưng thực tế cho thấy 80% công việc trong công ty logistics là vận hành, nhưng cũng chia thành nhiều nhóm vị trí việc khác nhau. 

Vậy nên, ngoài những công việc tay chân vất vả vẫn còn những công việc văn phòng rất phù hợp với các bạn sinh viên nữ. Đây chính là cơ hội tốt để thế hệ trẻ có thể xây dựng sự nghiệp và góp phần vào sự phát triển của Logistics nói riêng và kinh tế Việt Nam nói chung.

Xem thêm: 7 xu hướng có thể thay đổi logistics tại đây

Các vị trí công việc dành cho nữ

Ngành logistics đòi hỏi có sự nhạy bén, chính xác và khả năng tư duy tốt. Đây cũng là ngành hội tụ nhân lực có trình độ cao. Không chỉ các ngành Kỹ thuật, Logistics cũng là ngành đòi hỏi được đào tạo bài bản và thường yêu cầu kinh nghiệm làm việc. Vì vậy, đa số các vị trí công việc trong nghề này làm việc tại văn phòng. Dưới đây là một số vị trí công việc phổ biến nhất trong công ty Logistics, các bạn nữ nên tìm hiểu và lựa chọn theo đuổi:

Sale Logistics

Bản chất của công việc này rất phù hợp với các bạn nữ có đam mê kinh doanh, thực chiến. Công việc chính đảm nhận đó là tư vấn, cung cấp và bán các dịch vụ, sản phẩm ngành logistics đến tệp khách hàng có nhu cầu. Các công việc chính bao gồm:

  • Tìm kiếm khách hàng có nhu cầu thuê dịch vụ vận tải quốc tế, thủ tục hải quan, xin chứng nhận xuất xứ hàng hóa, mua bảo hiểm hàng hóa,…
  • Tư vấn và báo giá các dịch vụ của doanh nghiệp, soạn thảo hợp đồng, lập thủ tục ký kết hợp đồng.
  • Xử lý các vấn đề phát sinh, hỗ trợ khách hàng, trả lời thắc mắc khách hàng liên quan đến dịch vụ.
  • Chăm sóc khách hàng hiện tại, tìm kiếm và phát triển khách hàng mới.
  • Duy trì và phát triển mối quan hệ với các đơn vị đối tác, khách hàng.
Có rất nhiều công việc nhẹ nhàng phù hợp với sinh viên nữ
Có rất nhiều công việc nhẹ nhàng phù hợp với sinh viên nữ

Để làm tốt vị trí này, người học ngành logistics cần có kỹ năng xử lý tình huống, giao tiếp tốt, kiên nhẫn thực sự chăm chỉ. Đồng thời cũng cần có kiến thức chuyên môn, chuyên ngành vững chắc. Do tính chất ngồi văn phòng, không quá vất vả và không phải làm việc tay chân quá nhiều nên rất phù hợp với các bạn sinh viên nữ. 

Xem thêm: Cơ hội việc làm dành cho sinh viên logistics tại đây

Nhân viên chứng từ logistics

Nhân viên chứng từ là vị trí được hầu hết các bạn nữ lựa chọn. Trên thực tế đây là một lựa chọn phù hợp với hầu hết các bạn muốn tham gia vào ngành Logistics vì yêu cầu đơn giản về ngoại ngữ cũng như trình độ chuyên môn. Hơn nữa, mức lương ở vị trí cũng khá tốt, không bị áp lực chốt doanh số như vị trí sale logistics.

Công việc chính của nhân viên chứng từ là tiến hành các nghiệp vụ liên quan đến chứng từ hàng nhập, xuất được chở trên tàu. Là người có trách nhiệm đảm bảo tính chính xác của chứng từ về hàng hóa xuất – nhập trên tàu trước khi thông quan, đảm bảo việc giao hàng cho khách hàng tuân thủ theo đúng quy trình, thủ tục pháp lý.

Thường xuyên làm việc với giấy tờ nên đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ
Thường xuyên làm việc với giấy tờ nên đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ

Các đầu mục công việc chính của một người nhân viên chứng từ ngành logistics bao gồm:

  • Soạn thảo, đàm phán các điều kiện, điều khoản của hợp đồng xuất nhập khẩu.
  • Kiểm tra tính hợp lệ của bộ chứng từ nhập khẩu trước khi tiến hành các thủ tục thanh toán quốc tế.
  • Theo dõi, cập nhật hành trình các lô hàng nhập khẩu (ngày đi, ngày về, lưu cont, lưu bãi).
  • Chuẩn bị bộ hồ sơ thông quan nhập khẩu, lên tờ khai thông quan nhập khẩu hàng hóa về nội địa.
  • Chuẩn bị bộ chứng từ xuất khẩu, bao gồm C/O theo yêu cầu của đầu nhập khẩu.
  • Rà soát, kiểm tra bộ hồ sơ nhập khẩu
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình vận chuyển hàng, dỡ hàng tại Cảng, làm thủ tục hải quan
  • Tìm hiểu các thủ tục xuất nhập khẩu hàng hóa khi được yêu cầu.
  • Lưu trữ hồ sơ, chứng từ.

Nhân viên giao nhận hiện trường (Ops)

Vị trí công việc này trong ngành logistics thường không yêu cầu quá cao về khả năng ngoại ngữ và kinh nghiệm trong công việc. Vậy nên, đây là sự lựa chọn thích hợp cho những bạn sinh viên mới tốt nghiệp vì yêu cầu đơn giản về tính chất công việc. Tuy nhiên, công việc này sẽ khá thường xuyên phải xê dịch nên những bạn nữ năng động sẽ phù hợp hơn. 

Phù hợp với các bạn nữ ưa xê dịch, chịu được áp lực công việc
Phù hợp với các bạn nữ ưa xê dịch, chịu được áp lực công việc

Công việc chính sẽ phải đảm nhận đó là:

  • Trực tiếp đến các kho bãi, cảng hàng không, cảng biển để làm các thủ tục hải quan, thủ tục giao nhận hàng hóa.
  • Làm việc tại cảng hàng không, cảng biển, kho bãi. Riêng với hàng đi Sea nhân viên Ops sẽ là người chọn vỏ container để đóng hàng.
  • Đến các đơn vị, cơ quan nhà nước, các công ty kiểm định để xin các loại giấy phép, giấy chứng nhận cho lô hàng.
  • Thực hiện phối hợp giữa hoạt động của các nhân viên tại chi cục hải quan ngoài cửa khẩu và hải quan cửa khẩu.

Như vậy, có thể thấy rằng các bạn nữ hoàn toàn có thể làm tốt nghề logistics, những quan niệm ở trên không có căn cứ và chỉ đại diện cho thiểu số. Để có thể tìm hiểu chi tiết về ngành Logistics, về công việc trong công ty Logistics và được trang bị kiến thức đa dạng, chuyên sâu về Logistics, hãy tham khảo lựa chọn ngành học logistics hệ cao đẳng chính quy tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) nhé. 

Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về ngành logistics tại đây