Cuộc chiến thương mại điện tử mùa lễ hội cuối năm

Nhu cầu mua sắm online tăng cao đặc biệt từ khi đại dịch Covid bùng phát. Có rất nhiều các tính năng ưu việt của loại hình mua sắm này so với mua sắm truyền thống. Trong đó yếu tố về giá cả là yếu tố thu hút người dùng nhất. Đó cũng chính là lý do các doanh nghiệp, các sàn thương mại luôn đưa ra mức giá thấp và ưu đãi khủng để thu hút người dùng. 

Đánh giá mức độ mua sắm mùa lễ hội

Cứ vào cuối năm, mỗi mùa lễ hội mua sắm đến với hàng loạt các sự kiện như Black Friday, Cyber Monday, mùa Giáng sinh, mùa Tết dương lịch, …Cuộc đua giữa các sàn thương mại  trở nên gay cấn và căng thẳng hơn bao giờ hết. 

Đây là thời điểm mà các nhà kinh doanh tập trung vào việc thúc đẩy gia tăng doanh số bán hàng thông qua các chương trình khuyến mãi và giảm giá cực sốc để kích cầu mua sắm. Bởi lẽ, ba tháng cuối năm là thời điểm “vàng” cho doanh nghiệp, nhà bán hàng, sàn thương mại điện tử tăng trưởng doanh thu, phục hồi kinh tế nhờ nhu cầu mua sắm tăng cao. Đây cũng là lúc cuộc chiến thương mại bắt đầu bùng nổ. 

Nhu cầu mua sắm online dịp cuối năm tăng cao
Nhu cầu mua sắm online dịp cuối năm tăng cao

Người dùng sẽ có xu hướng mua sắm cho Tết truyền thống sớm hơn thường lệ, có thể bắt đầu từ cuối tháng 11, đầu tháng 12. Các nhóm hàng được tập trung sẽ là quần áo, mỹ phẩm, sản phẩm cho bé… Trong khi đó, các mặt hàng thực phẩm tươi sống, thực phẩm khô hay hoa trái sẽ được tập trung vào khoảng thời gian cận Tết.

Đặc biệt họ thích sưu tập những mã giảm giá, voucher khủng để được giảm sâu, tiết kiệm được chi phí mua sắm. Càng rẻ và càng nhiều voucher chắc chắn sẽ càng cuốn hút người mua chi tiêu mua sắm nhiều hơn. 

Xem thêm: So sánh sự khác biệt giữa mua sắm online và offline tại đây

Giảm giá lớn

Các doanh nghiệp thường giảm giá sản phẩm và dịch vụ để thu hút khách hàng mua sắm trong thời gian này. Điều này có thể làm tăng số lượng đơn hàng và doanh số bán hàng. Bởi lẽ đây là cuộc cạnh tranh khốc liệt, cuộc chiến thương mại căng thẳng vì tất cả các doanh nghiệp đều cố gắng tìm cách để thu hút khách hàng. 

Liên tiếp từ tháng 11 là những đợt “sale bom tấn” bùng nổ mang lại nhiều lợi ích và giá trị về kinh tế cho người dùng. Để nổi bật giữa đám đông, các doanh nghiệp phải đưa ra những ưu đãi và chiến lược khuyến mãi đặc biệt, mang tính riêng. 

Trên sàn Lazada, trong những đợt siêu sale 11.11, 12.12 và sắp tới là 1.1, sàn đã tung nhiều voucher với mức giảm lên đến 800.000 đồng mỗi đơn hàng vào các khung giờ 0h – 9h – 12h – 18h – 20h mỗi ngày. Bên cạnh đó, các voucher ngành hàng, voucher freeship, voucher đối tác thanh toán… cũng được tung ra trong dịp này nhằm tạo điều kiện cho người dùng mua sắm với giá rẻ nhất. 

Ngành Thương mại điện tử
Hàng ngàn các voucher và mã giảm giá, miễn phí vận chuyển hấp dẫn

Tương tự với Shopee có những chương trình ưu đãi mua 1 tặng 1, các mã giảm giá đến 50% giá trị sản phẩm cùng các phần quà tặng kèm vô cùng hấp dẫn và giá trị cao. Đồng thời, để gia tăng trải nghiệm mua sắm của người dùng trong dịp lễ hội cuối năm, Shopee còn mang đến hàng loạt chương trình giải trí quy tụ nhiều người nổi tiếng.

Quảng cáo trực tuyến

Quảng cáo trực tuyến trở thành một phần quan trọng của chiến dịch tiếp thị trong mùa lễ hội cuối năm. Các doanh nghiệp thường đẩy mạnh chi tiền vào các hoạt động quảng cáo trực tuyến, bao gồm quảng cáo Google Ads, quảng cáo trên mạng xã hội và email marketing để tiếp cận khách hàng.

Kinh doanh online mang đến nguồn thu nhập khủng
Cuộc chiến thương mại càng gay gắt càng cần sự bùng nổ truyền thông mạnh mẽ

Năm 2023, dưới sự phát triển bùng nổ và mạnh mẽ của Tik Tok shop, các hoạt động quảng bá sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp qua dạng video ngắn đã trở nên phổ biến. Mặt khác, một hình thức quảng cáo trực tuyến được nhiều doanh nghiệp áp dụng đó là sử dụng các KOC.

KOC là những người dùng review, chia sẻ về trải nghiệm của chính bản thân họ, chính họ cũng là người tiêu dùng đánh giá sản phẩm. Tuy nhiên họ lại có phạm vi ảnh hưởng nhỏ đến một lượng đối tượng người dùng. Thông qua việc sử dụng các KOC sẽ giúp sản phẩm target đến người dùng và gia tăng tỷ lệ mua hàng. 

Xem thêm: Tác động của Gen Z tới sự phát triển của thương mại điện tử tại đây

Tăng cường khả năng giao hàng

Với số lượng đơn hàng tăng lên đáng kể trong mùa lễ hội, các doanh nghiệp cần đảm bảo khả năng giao hàng đúng hẹn và chất lượng dịch vụ để duy trì sự hài lòng của khách hàng.

Là mắt xích quan trọng giữa người mua và người bán, Lazada tiên phong đưa ra mô hình 3E – gồm Easy to buy (dễ mua), Easy to sell (dễ bán) và Easy to deliver (dễ vận chuyển) nhằm 3 mục đích: tối ưu hóa trải nghiệm cho khách hàng – tạo cơ hội cho nhà bán – tăng độ tin cậy, uy tín cho sàn.

Để tránh bị gián đoạn trong quá trình cung cấp hàng hóa từ người bán đến người tiêu dùng. Các doanh nghiệp nên dự trù sẵn một lượng hàng nhất định dự trữ trong kho để tránh tình trạng hết hàng. Ngay khi bắt đầu bước chân vào cuộc chiến thương mại, hãy chuẩn bị sẵn sàng về mọi thứ để về đích nhanh nhất. 

Phản hồi của người tiêu dùng

Cuộc chiến này có thể tạo ra sự phấn khích cho người tiêu dùng, nhưng cũng có thể gây ra căng thẳng và căng thẳng do áp lực mua sắm và tìm kiếm các ưu đãi tốt nhất. Mặc dù người tiêu dùng thích mua sản phẩm với giá rẻ nhưng lại đòi hỏi chất lượng tốt. 

Vậy nên, để không tạo phản ứng ngược, khách hàng quay lưng thì việc giảm giá vẫn phải đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, uy tín đến khách hàng. Lắng nghe những phản hồi, đánh giá của người dùng để có những thay đổi kịp thời nhằm đáp ứng được tốt nhất nhu cầu mua sắm của người dùng mùa lễ hội. 

Lựa chọn học e-commerce để có thêm đa dạng kiến thức về ngành
Lựa chọn học e-commerce để có thêm đa dạng kiến thức về ngành

Cuộc chiến thương mại điện tử mùa lễ hội cuối năm là một trong những giai đoạn quyết định có thể mang đến sự bùng nổ về doanh thu của mỗi doanh nghiệp đồng thời đây cũng là cơ hội lớn cho người tiêu dùng để mua sắm với giá ưu đãi. 

Tuy nhiên, cạnh tranh khốc liệt và rất dễ bị chơi xấu, mỗi doanh nghiệp hãy cần nâng cao cảnh giác. Tự xây dựng các chiến lược và kế hoạch kinh doanh hợp lý trong 3 tháng cuối năm để có những biện pháp ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường. 

Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về hoạt động kinh doanh trực tuyến, hãy lựa chọn theo học ngành Thương mại điện tử tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Với thời gian học 3 năm, người học được đào tạo đa dạng kiến thức về kinh tế thương mại, các kỹ năng mềm, nghiệp vụ chuyên môn đồng thời được thực tập từ sớm và được giới thiệu việc làm khi ra trường. 

Xem thêm: Giới thiệu về ngành học tại đây