Tác động của gen Z tới sự phát triển của thương mại điện tử

Gen Z được biết đến là thế hệ năng động, thông minh, rất nhạy bén với công nghệ. Vậy với những đặc tính trên, thế hệ này có những đặc trưng gì trong xu hướng tiêu dùng và mua sắm. Với những đặc trưng đó, các nhà kinh doanh đặc biệt là thương mại điện tử cần có những lưu ý hay chiến thuật nào để thu hút đối tượng khách hàng tiềm năng này.

Xu hướng tiêu dùng đặc trưng của gen Z

Gen Z là những đối tượng có độ tuổi từ 1997 đến 2012. Hiện nay đối tượng này được chia thành 2 thành phần chính đó là đã tự lập, đang đi làm và vẫn còn đi học, phụ thuộc vào bố mẹ. Tuy nhiên, nhìn chung trong tương lai đây chính là lực lượng lao động chính và là thị trường tiêu dùng tiềm năng.

Đặc trưng Gen Z
Đặc trưng Gen Z

Đa phần Gen Z đều mang các đặc trưng như sau:

Tiếp cận công nghệ sớm, thích đón đầu xu hướng

Khác với các thế hệ trước đó, Gen Z là thế hệ đầu tiên được sinh ra trong thời kỳ công nghệ bùng nổ mạnh mẽ và đa phần đều sử dụng điện thoại thông minh từ rất sớm, smartphone dần trở thành vật bất ly thân với họ, cùng họ lớn lên và trở thành một phần của cuộc sống.

Không chỉ dừng lại đó, do tiếp cận với công nghệ từ sớm nên họ thường cập nhật các xu hướng mới rất nhanh, tạo nên một thói quen tiêu dùng khác lạ so với các thế trước đó là “chạy theo trend”. Theo khảo sát, có đến gần 70% số khách hàng Gen Z khi bắt đầu mua một sản phẩm mới sẽ tìm kiếm thông tin trên mạng để lắng nghe xem cộng đồng đang nói gì cái họ định mua hoặc có những phản hồi gì lạ. Và quan trọng nhất là xu hướng nào là “mốt”, là nổi trội cho sản phẩm họ định chi tiền ra mua sắm và tiêu dùng. Bởi vậy, đây cũng là khách hàng không trung thành với duy nhất một sản phẩm, một thương hiệu mà họ thường lựa chọn rất nhiều các thương hiệu khác nhau trong hành vi tiêu dùng.

Có xu hướng chạy theo trend, mạnh tay chi cho hàng hiệu
Có xu hướng chạy theo trend, mạnh tay chi cho hàng hiệu

Tiêu dùng khôn ngoan

Là thế hệ được tiếp cận công nghệ từ sớm nên rất “rành” về việc tìm kiếm đa dạng các nguồn tin về sản phẩm hoặc thương hiệu họ quan tâm, vậy nên gen Z rất dễ nhạy cảm khi lựa chọn thương hiệu hoặc quyết định mua sắm ở đâu (trên sàn thương mại điện tử hoặc mua trực tiếp). Nhóm khách hàng trẻ này luôn đặt sự quan tâm về giá cả lên hàng đầu khi mua sản phẩm, thích mua sản phẩm chất lượng với giá thấp và đặc biệt rất hứng thú với các chương trình giảm giá, quà tặng kèm hay miễn ship.

Nghiện mua sắm online

Đặc trưng của thế hệ này có thể bạn nhìn thấy rằng họ rất ít tương tác với các cửa hàng truyền thống, thay vào đó có xu hướng mua sắm online nhiều hơn thông qua các trang website các app mua sắm của các công ty thương mại điện tử. Đặc biệt hơn, một khi bị cuốn vào guồng quay shopping online họ rất dễ bị nghiện và chi ngày càng nhiều tiền hơn vào việc mua sắm.

Xem thêm: Xu hướng mua sắm trực tuyến trong tương lai Tại đây

Dễ bị tác động bởi marketing online

Là độ tuổi tương tác trên các không gian mạng xã hội nhiều nhất từ facebook, instagram, tiktok, youtube, …vậy nên các doanh nghiệp thường xuyên sử dụng các chiến thuật quảng cáo online trên các nền tảng này sẽ tiếp cận và tác động rất lớn đến hành vi mua hàng. Không chỉ vậy, do Gen Z vẫn đang ở độ tuổi khá trẻ nên sẽ có xu hướng tin tưởng những gợi ý, lời khuyên của người nổi tiếng, KOLs, Influencers…

Số lượng người sử dụng Mạng xã hội qua trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020
Số lượng người sử dụng Mạng xã hội qua trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020

Tác động của thế hệ Z đến chiến lược kinh doanh thương mại điện tử

Theo dữ liệu từ Liên Hợp Quốc, thế hệ này hiện là nhóm người tiêu dùng tiềm năng lớn nhất thế giới.Thế hệ Z sắc sảo, gắn kết, kết nối xã hội và tự tin. Điều thú vị nhất về thế hệ này là chúng ta sẽ có thể hiểu họ hơn bất kỳ thế hệ nào khác nhờ những tiến bộ trong công nghệ, nghiên cứu và thu thập dữ liệu trực tuyến.

Sự tăng trưởng được dự đoán chủ yếu do thế hệ Z và những người dùng mạng xã hội thế hệ trẻ thúc đẩy sẽ chiếm 62% chi tiêu thương mại xã hội toàn cầu vào năm 2025. Vậy nên, trước những đặc điểm tiêu dùng trên, các nhà kinh doanh thương mại điện tử cần đẩy mạnh các hoạt động:

Tiếp thị liên kết (Affiliate Marketing)

Theo nghiên cứu có đến 85% Gen Z tìm hiểu về sản phẩm mới qua mạng xã hội, website, sàn thương mại và 72% trong số đó sẽ quyết định mua hàng. Facebook, Instagram, TikTok, Zalo, Twitter,… là những nền tảng mạng xã hội phổ biến với giới trẻ.

Gen Z dùng social media rất thông minh và có tính thẩm định. Chính vì vậy, bên cạnh tập trung vào technical (kỹ thuật), các thương hiệu cũng đừng quên tạo ra những dạng content ấn tượng để giữ chân giới trẻ. Khi đã thu hút được giới trẻ quan tâm, hãy hướng chúng đến những kênh bán hàng trực tuyến của doanh nghiệp bạn, chắc chắn sẽ có kết quả khả quan đó.

Phân phối đa kênh (Multi-channel distribution)

Mô hình phân phối đa kênh Multi-Channel – kết hợp đồng thời showroom trưng bày hàng hóa, cửa hàng bán lẻ và trang web có chức năng e-commerce được các nhà bán lẻ kỳ vọng như là một giải pháp hữu hiệu để không bỏ lỡ bất cứ quyết định mua hàng nào của người tiêu dùng.

Bên cạnh đó, phân phối đa kênh còn có tác dụng đối phó với hành vi mua hàng “nhảy cóc” của người tiêu dùng, trở thành hình thức bán hàng mang đến sự trải nghiệm trọn vẹn xuyên suốt hành trình mua sắm cả bên ngoài thế giới thực lẫn bên trong thế giới ảo.

Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kênh bán hàng
Sử dụng linh hoạt, đa dạng các kênh bán hàng

Phân phối đa nền tảng (Multi-platform distribution)

Sự khác biệt nữa của người tiêu dùng Gen Z so với thế hệ đi trước là họ mua hàng không chỉ để thỏa mãn nhu cầu sử dụng mà nó còn bao hàm nhu cầu trải nghiệm dịch vụ của thương hiệu để thể hiện giá trị bản thân. Vì vậy họ thường xuyên cập nhật những xu hướng mới không chỉ là xu hướng hàng hóa mà còn là các cách thức, trải nghiệm mới khi mua hàng. Vì vậy, đúc rút kinh nghiệm quan trọng cho doanh nghiệp bán lẻ đó là: “Đừng chỉ bán sản phẩm, hãy bán cả trải nghiệm tiêu dùng”.

Xem thêm: Các hình thức thương mại điện tử phổ biến tại nước ta hiện nay

Hướng tới tính nhân văn trong kinh doanh

Một đặc điểm nổi trội khác của thế hệ Z là một thế hệ đa dạng, thích nghi, cởi mở và có trách nhiệm với xã hội. Vậy nên để có được sự tôn trọng và trung thành từ thế hệ Z, các thương hiệu cần thể hiện cam kết của mình và tạo ra một mô hình kinh doanh được xây dựng dựa trên sự bền vững, bình đẳng và được chấp nhận, hứa hẹn mang lại cuộc cách mạng thương mại cho cả thương hiệu và người tiêu dùng.

Doanh nghiệp có thể thể hiện tính nhân văn trong triết lý kinh doanh qua việc sử dụng sản phẩm xanh, nguyên liệu sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, có trách nhiệm trong việc bảo vệ và giữ gìn hệ sinh thái, xây dựng trái đất xanh, thể hiện thông qua các hoạt động thiện nguyện như quyên góp, ủng hộ, tài trợ, …giúp đỡ những hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa thông điệp yêu thương, vì cộng đồng.

Những việc làm trên không chỉ lấy được sự thiện cảm, yêu quý thương hiệu từ thế hệ tiêu dùng gen Z nói riêng mà toàn bộ người tiêu dùng nói chung. Việc thực hiện trách nhiệm xã hội ấy cũng góp phần nâng cao giá trị thương hiệu, sự uy tín và góp phần phát triển doanh nghiệp bền vững.

Để có thêm đa dạng các kiến thức về e-commerce, hãy theo dõi thêm các bài viết tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội. Hiện trường đang xét tuyển học bạ ngành học trên. Liên hệ hotline 0866 981 669 (cô Linh) để được tư vấn về ngành nghề và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xét tuyển.

Xem thêm: Ngành TMĐT Tại đây