Dự đoán top 10 ngôn ngữ “quyền lực” nhất trên thế giới

Bảng xếp hạng luôn được update thường xuyên để mang đến mức độ đánh giá chuẩn xác nhất. Liệu những ngôn ngữ bạn cho là quyền lực nhất có nằm trong top 10 dưới đây. Cùng tham khảo chi tiết tại bài viết để có những định hướng lựa chọn ngành học ngôn ngữ phù hợp trong tương lai.

Ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới thuộc về?

Theo Lingua Language Center, ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất trên thế giới như tiếng mẹ đẻ tính đến năm 2022 là tiếng Trung Quốc, với khoảng 918 triệu người sử dụng. Tiếp sau là tiếng Tây Ban Nha với gần nửa tỷ người. Tiếng Anh xếp thứ 3 với khoảng 379 triệu người nói như ngôn ngữ mẹ đẻ, song đây lại là ngôn ngữ được sử dụng bởi 1,5 tỷ người như ngoại ngữ hai và cũng chính là thứ tiếng có số người sử dụng đông nhất thế giới.

Kết thúc khảo sát và nghiên cứu thấy rằng, tiếng Anh vẫn sẽ được xem là ngôn ngữ giàu quyền lực nhất. Các vị trí tiếp theo thuộc về tiếng Trung – Mandarin (theo từ điển Cambridge, Mandarin là ngôn ngữ chính thức của Trung Quốc) và tiếng Pháp.

Bảng xếp hạng top 10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới cùng với thứ hạng tương ứng của chúng liên quan đến địa lý (geography), kinh tế (economy), giao tiếp (communication), kiến thức – phương tiện truyền thông (knowledge and media) và ngoại giao (diplpmacy). Điểm số (score) nằm trong khoảng từ 0 – 1. Do đó, những ngôn ngữ nào có điểm càng gần với 1 lại càng phản ánh mức độ quyền lực của ngôn ngữ đó dựa trên việc đo lường mọi khía cạnh

Bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên rất nhiều các yếu tố
Bảng xếp hạng được đánh giá dựa trên rất nhiều các yếu tố

Các ngôn ngữ quyền lực phản ánh điều gì?

Mỗi một yếu tố phản ánh không chỉ là căn cứ cơ sở để xác lập vị trí của ngôn ngữ quyền lực. Mà đó còn là đánh giá quan trọng về thế mạnh nổi bật nào đó của quốc gia sở hữu ngôn ngữ thuộc nhóm quyền lực ý. Cụ thể, một yếu tố cực quan trọng để đánh giá xem ngôn ngữ đó quyền lực hay không là dựa vào sức mạnh kinh tế. Điều đó đúng với trường hợp của Trung Quốc. Đất nước tỷ dân này hiện nay ngày càng chứng minh được vị thế của mình khi trở thành một trong những nền kinh tế lớn nhất thế giới (xét theo tiêu chí PPP – chỉ số cân bằng sức mua). Tương tự, tiếng Nhật và tiếng Đức cũng có kết quả cao ở tiêu chí kinh tế.

Địa lý cũng vô cùng liên quan trong việc đánh giá một ngôn ngữ. Tiếng Tây Ban Nha được sử dụng ở hầu hết các nước Mỹ Latinh; tiếng Pháp được nói ở 3 châu lục và diện tích đất đai của Nga là vô cùng khổng lồ.

Biết và hiểu ngôn ngữ này giúp bạn tiếp cận kiến thức của nhân loại dễ dàng hơn
Ngôn ngữ thế giới còn phản ánh sức mạnh về kinh tế – chính trị – địa lý – xã hội

Và thực chất ngôn ngữ là phương tiện truyền thông và cách tiêu thụ các phương tiện truyền thông. Điều đó lý giải tại sao tiếng Hindi – ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ lại nằm ở vị trí thứ 10 khi quốc gia này dẫn đầu thế giới về số lượng phim truyện được sản xuất ra.

Ngôn ngữ cũng là trung tâm của ngoại giao. Có thể thấy, cả 6 ngôn ngữ có xếp hạng cao nhất theo kết quả PLI 2016 cũng chính là 6 ngôn ngữ chính thức của Liên Hiệp Quốc. Lý giải cặn kẽ hơn, tiếng Anh là ngôn ngữ giúp chúng ta làm việc với hầu hết các tổ chức quốc tế, là ngôn ngữ chính thức của 3 quốc gia thuộc nhóm G7 (Mỹ, Anh và Canada).

Tương tự, tiếng Pháp xếp hạng 3 trong top những ngôn ngữ quyền lực. Theo Berlitz, hiện trên thế giới có 321 triệu người nói tiếng Pháp vào năm 2022, và đây cũng là ngôn ngữ được sử dụng rộng rãi trong các tổ chức quốc tế (Liên minh châu u, Tòa án Quốc tế, Liên Hợp Quốc, UNESCO…) – lí giải cho vị thế số 1 của ngôn ngữ này ở hạng mục ngoại giao.

Ngôi vị bá chủ có bị soán đổi sau 10 năm

Mặc dù tiếng Anh hiện là ngôn ngữ “thống trị” về mức độ quyền lực, nhưng một ngày nào đó liệu rằng nó có bị thay thế bởi một thứ ngôn ngữ nào khác không? PLI cũng đưa ra dự báo về top những ngôn ngữ phổ biến và quyền lực nhất vào năm 2050. Tiếng Anh vẫn giữ thế “thượng phong” của mình và tiếng Trung (Mandarin) ở nằm ở vị trí thứ 2.

Ngôn ngữ Tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế phổ biến nhất
Tiếng Anh luôn giữ vững vị thế thượng phong, độc tôn

Đến năm 2050, tiếng Tây Ban Nha tráo đổi vị trí với tiếng Pháp khi trở thành ngôn ngữ quyền lực thứ 3 thế giới. Tiếng Pháp xếp ở vị trí thứ 4. Những thứ hạng còn lại thuộc về tiếng Ả Rập – vị trí thứ 5, tiếng Nga – vị trí thứ 6, tiếng Đức – vị trí thứ 7, tiếng Bồ Đào Nha – vị trí thứ 8, tiếng Hindi – vị trí thứ 9 và tiếng Nhật là ngôn ngữ đứng cuối trong top 10 đến năm 2050.

Như vậy có thể thấy rằng, dù thay đổi vị trí nhưng các ngôn ngữ này vẫn thuộc top 10 ngôn ngữ quyền lực nhất thế giới và không bị out top. Việc biết một trong top 10 ngôn ngữ trên sẽ giúp người học có cơ hội việc làm rộng mở, không lo thất nghiệp bởi nhu cầu tuyển dụng luôn hiện hữu từng ngày.

Sinh viên được học tập theo chương trình tiên tiến
Sinh viên được học tập theo chương trình tiên tiến

Nếu có quan tâm đến các ngành ngôn ngữ trên. Hãy lựa chọn khoa Ngoại ngữ trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC). Tự hào là ngôi trường có kinh nghiệm và là cái nôi trong đào tạo tiếng. Hiện khoa ngoại ngữ đang đào tạo 4 ngành ngôn ngữ hot hiện nay và được đông đảo bạn trẻ theo học đó là: tiếng Anh, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật Bản và tiếng Hàn Quốc.

Với thời gian đào tạo lên đến 70% thực hành, giáo trình cập nhật quốc tế đến từ các trường Đại học hàng đầu các nước cùng chương trình học kết hợp học song song giữa người bản địa và giảng viên Việt Nam giàu kinh nghiệm. Từ đó, giúp sinh viên học tập hiệu quả, nâng cao khả năng nghe nói đọc viết và các nghiệp vụ biên dịch, phiên dịch.

Vậy nên, hãy lựa chọn FTC làm điểm dừng lý tưởng để có những cơ hội học tập chuẩn quốc tế và nắm chắc cơ hội vàng trong tương lai nhé. Liên hệ hotline 0866 981 669 (cô Linh) để được tư vấn về ngành nghề và hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xét tuyển

Xem thêm: Giới thiệu nhóm ngành ngôn ngữ tại FTC Tại đây