HỌC NGÀNH DU LỊCH CÓ PHẢI LỰA CHỌN MẠO HIỂM?

Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp du lịch. Do đó, từ một ngành học giàu tiềm năng thì nhiều người vẫn trở nên đắn đo hơn khi nhắc đến ngành du lịch. Vậy có nên thi ngành du lịch không? Từ sự kiện dịch Covid-19, tương lai của ngành du lịch sẽ như thế nào? 

Tương lai ngành du lịch Việt Nam sau dịch Covid-19

Chỉ trong vài tháng qua, lượng khách du lịch đến Việt Nam đã giảm từ hàng triệu người xuống con số không. Trong suốt thời gian dịch bệnh, Chính phủ Việt Nam luôn đặt an toàn và sức khỏe người dân lên hàng đầu và đây là điều hết sức quan trọng với ngành du lịch lấy con người làm trọng tâm. Việt Nam cũng đã đưa ra nhiều sáng kiến giúp hỗ trợ các doanh nghiệp có thể nhanh chóng quay lại hoạt động ngay khi đại dịch qua đi.

Bên cạnh đó, với một số người, dịch chuyển và du lịch là nhu cầu chứ không phải là thú vui xa xỉ. Khách du lịch không chỉ đến những đất nước có phong cảnh đẹp và thú vị nhất trên thế giới, mà sẽ chủ yếu đến nơi an toàn nhất. Và Việt Nam hiện đang làm rất tốt và minh chứng rằng đây là một trong những điểm đến an toàn nhất thế giới.

Theo dự báo của Tổng cục Du lịch, tình hình khách quốc tế đến Việt Nam sẽ phụ thuộc vào thời điểm dịch Covid-19 được khống chế trên thế giới. Cụ thể, du lịch nội địa phải mất chừng 2-3 tháng mới phục hồi, du lịch quốc tế mất ít nhất 6 tháng, thậm chí là hàng năm.

Tuy nhiên, điều chắc chắn là tình hình dịch bệnh ngày càng có dấu hiệu khả quan hơn. Việc Chính phủ Việt Nam xử lý đại dịch Covid-19 nhanh chóng và hiệu quả có thể mau chóng biến Việt Nam thành điểm du lịch ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương được ưa thích hơn so với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác. Khi đó, tương lai ngành du lịch Việt Nam sẽ trở nên rất giàu tiềm năng, đòi hỏi nhiều nhân lực cùng tham gia.

Nhu cầu nguồn nhân lực ngành du lịch hiện nay

Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, mỗi năm ngành du lịch cần thêm gần 40.000 lao động nhưng lượng sinh viên, học viên chuyên ngành ra trường chỉ khoảng 15.000 người/năm. Trong đó chỉ hơn 12% có trình độ cao đẳng, đại học trở lên.

Trong 1,3 triệu lao động du lịch của cả nước, chỉ có 42% được đào tạo về du lịch, 38% đào tạo từ các ngành khác chuyển sang và khoảng 20% chưa qua đào tạo chính quy.

Nhiều địa phương, doanh nghiệp du lịch cũng cho biết du lịch đang thiếu trầm trọng nhân lực và bày tỏ lo ngại nếu không nhanh chóng cải thiện, nhân sự sẽ trở thành nút thắt lớn của ngành du lịch trong quá trình phát triển sắp tới.

Vì sao nên chọn ngành du lịch?

Có cơ hội được đi nhiều nơi, khám phá nhiều điều mới lạ

Theo đuổi ngành nghề du lịch, bạn sẽ không chỉ được khám phá sự đa dạng của thiên nhiên, khung cảnh trong nước mà còn ở nước ngoài. Bên cạnh đó, bạn cũng sẽ được thưởng thức đặc sản của rất nhiều vùng miền. Theo thời gian, bạn rồi sẽ tích lũy được nhiều vốn sống và kinh nghiệm vô cùng phong phú. Nếu thích thú với việc di chuyển thường xuyên, đây sẽ là một ngành nghề vô cùng thích hợp với bạn.

Được làm quen, kết bạn với những con người khác nhau

Có một câu nói như thế này: “Người ta có dễ dàng hiểu tính cách một dân tộc chỉ với 1USD”. Ví dụ, nếu chỉ còn 1USD trong túi, người Mỹ sẽ chạy ra đầu phố mua một quả táo giá 1USD và cố gắng bán lại với giá 1,2USD. Người Pháp sẽ mua bông hồng tuyệt đẹp, quỳ xuống chân người yêu và thốt lên những lời có cánh.

Việc tìm hiểu, khám phá một người cũng chính là khám phá một tiểu văn hoá mới. Qua đó, mỗi con người có thể xích lại gần nhau, học hỏi thêm nhiều điều. Nghề du lịch có khả năng trẻ hoá tâm hồn chính nhờ sự mới mẻ ấy. Nói cách khác, du lịch là nghề nghiệp tạo nên sự hài hoà trong các mối quan hệ.

Nâng cao nhiều kỹ năng trong cuộc sống và công việc

Lựa chọn ngành nghề du lịch, bạn sẽ học được cách nâng cao nhiều kỹ năng như: Sự linh hoạt, năng động, cũng như sự điềm tĩnh, chắc chắn, cẩn thận. Với nghề này, bạn sẽ học được những kỹ năng cần thiết như tổ chức, lãnh đạo, làm việc nhóm, kiểm soát tình hình,…

Nhận được nhiều cơ hội việc làm

Nước ta hiện đang chú trọng phát triển và mở rộng kinh tế du lịch, xem du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Ở Việt Nam, du lịch vẫn là một ngành khá mới mẻ và đang thiếu nhân lực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc cơ hội việc làm của nghề du lịch mang lại là rất lớn.

Ngành du lịch ra trường làm gì?

Hướng dẫn viên du lịch

Hướng dẫn viên chính là những người kết nối khách du lịch đến gần hơn với văn hóa, con người ở địa phương du lịch. Nhiệm vụ chính của họ là các công việc đón tiếp, tổ chức hoạt động, giới thiệu các thông tin về văn hóa – xã hội, sắp xếp việc di chuyển, ăn ở… cũng như đảm bảo sự an toàn cho du khách trong suốt chuyến đi, thời gian du lịch của mình. Hiện nay, đội ngũ hướng dẫn viên du lịch có chuyên môn ở Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng.

Nhân viên Nhà hàng – Khách sạn 

Nhân viên nhà hàng, khách sạn đóng vai trò không thể thiếu trong ngành du lịch. Chất lượng dịch vụ nhà hàng, khách sạn đạt chất lượng sẽ thu hút nhiều khách du lịch đến với địa phương, đảm bảo một nguồn khách ổn định cho các cơ sở này. Vị trí nhân viên lễ tân, pha chế, phục vụ bàn, buồng phòng… trong các nhà hàng, khách sạn đều là những công việc hấp dẫn với mức thu nhập tốt. Tuy nhiên, tốc độ nhà hàng, khách sạn ở nước ta phát triển quá nhanh, dẫn đến tình trạng luôn “khát” nhân lực có tay nghề, chuyên môn và thậm chí là đội ngũ quản lý.

Điều hành tour du lịch

Đây là những người tuy làm việc trong văn phòng nhưng họ lại có vai trò rất lớn trong việc đảm bảo các hoạt động du lịch diễn ra suôn sẻ, trôi chảy nhằm tạo ấn tượng, hài lòng tốt nhất cho khách hàng. Hiện nay, tình hình nhân lực điều hành du lịch ở nước ta đang được đánh giá là thiếu lớp kế cận. Nguyên nhân một phần được chỉ ra là do công việc có áp lực cao và tương đối phức tạp. Marketing du lịch

Hiện chất lượng của marketing du lịch ở nước ta thật sự chưa được đánh giá cao so với các nước khác trong khu vực. Một phần nguyên nhân là do lĩnh vực này đã không được quan tâm đúng mức. Chính vì thế, trong vài năm gần đây, vị trí nhân viên marketing có tay nghề cao đang được các công ty nhiệt tình săn đón.