Kỹ thuật điện luôn là ngành có vai trò quan trọng quyết định đến sự phát triển bền vững quốc gia. Nhu cầu sử dụng điện là nhu cầu tất yếu của con người. Vậy nên, cơ hội việc làm trong nghề điện luôn rộng mở. Để có những bước tiến xa hơn, với những bạn đã tốt nghiệp cao đẳng có thể lựa chọn học liên thông đại học. Việc sở hữu tấm bằng có giá trị cao hơn giúp người sở hữu vươn tới những vị trí và vai trò quan trọng hơn.
Nội dung bài viết
Liên thông kỹ thuật điện phù hợp với đối tượng nào?
Đại học Bách Khoa Hà Nội (HUST) là trường đại học hàng đầu cả nước chuyên về đào tạo các ngành kỹ thuật điện. Bên cạnh hệ đào tạo đại học chính quy, hiện trường còn tuyển sinh hệ liên thông kỹ thuật điện dành riêng cho đối tượng thí sinh đã tốt nghiệp cao đẳng các chuyên ngành liên quan hoặc gần giống với ngành điện.
Với thời gian đào tạo liên thông từ Cao đẳng lên Đại học chỉ từ 2 năm, người học khi hoàn thành đủ tín chỉ và tích lũy đủ kiến thức ra trường được cấp bằng Đại học có giá trị tương đương với hình thức học chính quy.
Nhằm tạo điều kiện giúp các học viên có thể theo học thuận tiện và dễ dàng nhất, Viện Đào tạo liên tục – Đại học Bách Khoa Hà Nội đã phối hợp với trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) tổ chức đào tạo và tuyển sinh liên thông đại học ngành kỹ thuật điện. Khi theo học tại FTC, sinh viên được học tập từ giáo trình chuẩn Đại học Bách khoa Hà Nội. Được học và làm việc với đội ngũ giảng viên uy tín, nhiều kinh nghiệm trong công tác giảng dạy tại HUST.
Người học được học những kiến thức chung và chuyên sâu về lý thuyết mạch điện, lý thuyết trường điện từ, kỹ thuật điện tử, kỹ thuật số, lý thuyết điều khiển, vật liệu điện, máy điện, truyền động điện, điện tử công suất, … để phân tích, tính toán mạch điện, mạng lưới điện, thiết bị điện công nghiệp và dân dụng.
Ngoài ra, được trang bị các kiến thức chuyên ngành để quản lý vận hành hệ thống điện: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng cũng như việc sử dụng điện tiết kiệm, an toàn và hiệu quả. Phân tích, đánh giá và khắc phục sự cố trong vận hành hệ thống điện: sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh điện năng.
Chương trình học liên thông chuyên ngành hệ thống điện
Chương trình đào tạo đại học Kỹ thuật điện (mã số: 7520201) chuyên ngành hệ thống điện dành cho người đã tốt nghiệp cao đẳng được Ban hành kèm theo Quyết định số 79 ngày 12 tháng 6 năm 2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Quy định:
- Với người học đúng chuyên ngành: Chương trình học gồm 4 kì với tổng 72 tín chỉ.
- Với người học trái chuyên ngành hoặc gần với chuyên ngành liên thông: Chương trình học gồm 5 kỳ bao gồm kì bổ túc và 4 kì tương tự như đúng chuyên ngành với tổng tín chỉ là 92.
Học kỳ | Kiến thức chính | Học phần | Số tín chỉ |
1 | Cơ sở và cốt lõi ngành | Nhập môn ngành Điện | 19 |
Lý thuyết mạch điện I | |||
Cơ sở điều khiển tự động | |||
Máy điện I | |||
Vật liệu điện | |||
Kinh tế năng lượng | |||
Vẽ kỹ thuật | |||
2 | Cơ sở và cốt lõi ngành | Lý thuyết mạch điện II | 24 |
Điện tử tương tự và số | |||
Kỹ thuật đo lường | |||
Điện tử công suất | |||
Hệ thống cung cấp điện | |||
Thiết bị đóng cắt và bảo vệ | |||
Hệ thống đo và điều khiển công nghiệp | |||
Đồ án I | |||
3 | Tự chọn theo định hướng ứng dụng | Các nguồn năng lượng tái tạo | 21 |
Đồ án II | |||
Lưới điện | |||
Ngắn mạch trong hệ thống điện | |||
Rơ le bảo vệ | |||
Kỹ thuật điện cao áp | |||
Nhà máy điện và trạm biến áp | |||
Thí nghiệm HTĐ I (CA1, Lưới điện) | |||
Thí nghiệm HTĐ II (BVĐK, NMĐ&TBA) | |||
4 | Thực tập kỹ thuật & Đồ án tốt nghiệp | Thực tập kỹ thuật | 8 |
Đồ án tốt nghiệp cử nhân |
Đa dạng cơ hội việc làm khi tốt nghiệp
Người học khi hoàn thành chương trình học liên thông kỹ thuật điện (chuyên ngành hệ thống điện) được cấp bằng Đại học chính quy do Đại học Bách Khoa Hà Nội cấp. Sở hữu tấm bằng Đại học từ ngôi trường danh giá hàng đầu hiện nay, sinh viên có thể tự tin ứng tuyển và hoàn thành tốt công việc tại các vị trí như:
- Làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước.
- Các công ty truyền tải điện, công ty điện lực địa phương với vai trò là người thực hiện trực tiếp việc vận hành hệ thống điện hoặc là người quản lý sản xuất và kinh doanh điện năng.
- Các công ty tư vấn thiết kế và xây lắp các công trình điện.
- Các công ty, nhà máy, xí nghiệp công nghiệp, với vai trò là người vận hành dây chuyền sản xuất, lập kế hoạch bảo dưỡng và sửa chữa thiết bị điện hoặc là người điều hành quản lý dây chuyền sản xuất.
- Các công ty thương mại, lắp đặt và cung ứng các dịch vụ, vật tư thiết bị ngành điện.
- Giảng dạy và nghiên cứu tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và các viện, trung tâm nghiên cứu về lĩnh vực kỹ thuật điện, điện tử.
- ….
Đăng ký xét tuyển liên thông kỹ thuật điện
Để đăng ký xét tuyển liên thông đại học ngành kỹ thuật điện, chuyên ngành hệ thống điện tại FTC, thí sinh chuẩn bị hồ sơ đăng ký xét tuyển gồm:
- 01 Đơn dự tuyển (theo mẫu có sẵn của trường Đại học Bách Khoa Hà Nội)
- 01 Phiếu tuyển sinh (khai đầy đủ các yêu cầu của phiếu tuyển sinh, dán ảnh, đóng dấu giáp lai và có xác nhận của cơ quan hoặc của UBND cấp phường, xã quản thí sinh có giá trị trong thời gian 6 tháng kể từ ngày xác nhận).
- 01 Giấy khai sinh Bản sao công chứng
- 02 Bằng tốt nghiệp Bản sao công chứng
- 01 Bảng điểm/Phụ lục Văn bằng Bản sao công chứng
- 06 Ảnh 3x4cm (chụp trong vòng 6 tháng)
- 02 Căn cước công dân Bản sao công chứng
- 01 Giấy khám sức khỏe (Có giá trị trong vòng 6 tháng có kết luận đủ điều kiện tham gia học tập.)
- 01 Chứng chỉ Ngoại ngữ (nếu có)
- 02 Phong bì (Ghi sẵn họ tên, địa chỉ của thí sinh vào phần người nhận thư)
- Lệ phí xét tuyển: 150.000đ/ hồ sơ
Thời gian nhận hồ sơ: từ tháng 5/ 2023
Thời gian tuyển sinh dự kiến: Các đợt tháng 6, tháng 8 và tháng 10/2023
Địa điểm học tập và tiếp nhận hồ sơ: Trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội – số 1 Kiều Mai, Phúc Diễn, Bắc Từ Liêm, Hà Nội
Hotline: 0866981669 (cô Linh)