Người Trung Quốc ăn gì vào dịp Tết

Trung Quốc là quốc gia có nét văn hóa khá tương đồng với Việt Nam. Tết Nguyên Đán chính là một ví dụ điển hình về sự tương đồng này. Trong văn hóa ăn uống của người Trung Quốc, có những điều gì mới mẻ và thú vị trong dịp Tết cổ truyền. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây. 

Sủi cảo

Sủi cảo là món ăn truyền thống mang nhiều giá trị nhân văn của Trung Quốc. Xuyên suốt chiều dài lịch sử hơn 1800 năm, sủi cảo là món ăn không thể thiếu vào ngày Tết truyền thống của người dân Trung Hoa. 

Ăn sủi cảo vào đêm giao thừa hoặc ngày đầu năm sẽ là cách mang đến vận may về tiền bạc và tài lộc rủng rỉnh. Vì vậy, người dân Trung Hoa thường truyền tai nhau rằng ăn càng nhiều thì sẽ càng kiếm tiền được nhiều tiền

Món ăn đặc trưng trong văn hóa Tết Trung Quốc
Món ăn đặc trưng trong văn hóa Tết Trung Quốc

Nguyên liệu chính làm sủi cảo của người Trung Quốc khá đơn giản bao gồm phần vỏ và phần nhân. Với các nguyên liệu rất dễ làm như thịt, tôm, cá và rau. Cách chế biến cũng rất nhanh chóng không cầu kỳ có thể hấp, luộc, rán hoặc nướng tùy thuộc vào sở thích của mỗi gia đình. 

Vào dịp Tết Nguyên Đán, người dân Trung Hoa thường làm sủi cảo nhân thịt bắp cải và nhồi tỏi với ngụ ý tượng trưng cho sự giàu có, phú quý trong năm mới. Đồng thời, nặn sủi cảo sẽ nhiều nếp gấp hơn bình thường vì người ta quan niệm rằng vỏ bánh phẳng quá sẽ rất nghèo khó. 

Bên cạnh đó, một số người Trung Hoa còn cho một sợi dây trắng vào trong sủi cảo để nếu ăn phải sẽ được sống lâu, số khác sẽ cho đồng xu vào, nếu cắn phải thì sẽ trở nên giàu có trong năm tới. 

Bánh gạo

Không thể không nhắc đến món bánh Gạo – một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết cổ truyền của người dân Trung Quốc. 

Ban đầu, món bánh gạo chỉ được người dân Tô Châu làm và ăn vào dịp Tết Nguyên Đán nhằm tưởng nhớ Wu Zixu. Nhưng sau này, người ta thấy nó có sự đồng âm với  “nian nian gao” có nghĩa là sự cải thiện, tốt đẹp hơn.

Món ăn được làm từ bột nếp khá đơn giản
Món ăn được làm từ bột nếp khá đơn giản

Vậy nên, người Trung Quốc đã dùng bánh gạo vào mỗi dịp Tết cổ truyền với mong muốn cuộc sống và công việc trong năm tới có nhiều bước tiến mới, cải thiện hơn và sung túc hơn so với năm cũ. 

Nguyên liệu làm bánh gạo khá đơn giản đó chính là dùng gạo nếp hoặc bột gạo xay nhuyễn trộn với nước thành hỗn hợp sệt rồi hấp chín. Màu sắc làm bánh gạo thường có ba màu chính đó đỏ, vàng, trắng tượng trưng cho vàng và bạc, tài lộc, phú quý.

Xem thêm: Tìm hiểu các ngày Tết truyền thống Trung Quốc tại đây

Mì trường thọ

Mì trường thọ không chỉ là món ăn được người Nhật dùng trong ngày tết cổ truyền mà đây còn là món ăn phổ biến của Trung Quốc không chỉ được sử dụng trong ngày sinh nhật mà còn được yêu thích trong cả những ngày Tết để cầu chúc sống lâu trăm tuổi.

Điểm đặc trưng của mì trường thọ là sợi mì rất dài vậy nên còn có tên gọi khác là mì dài. Khi thưởng thức thì nên ăn liền một mạch hết một sợi mì đầu tiên để thể hiện cuộc sống sẽ được trọn vẹn, không bị đứt quãng. Món ăn này được những người lớn tuổi ở Trung Quốc ăn vào mỗi dịp Tết với mong ước cuộc sống trọn vẹn hạnh phúc và lâu dài giống như cái tên “trường thọ”

Chả giò

Nói đến chả giò có lẽ nhiều người cảm thấy khá quen thuộc, vì nó chính là một món ăn truyền thống trong mâm cơm ngày Tết của người Việt. Tuy nhiên, dù cùng tên gọi, nhưng cách chế biến của 2 nước lại hoàn toàn khác nhau.

Trong khi người Việt sử dụng bánh đa nem làm từ bột gạo phơi khô cuốn nhân thịt và rau củ bên trong thì người Trung Quốc lại sử dụng những tấm bột mỏng cuộn rau, thịt hoặc nhân ngọt thành từng cuộn hình trụ và chiên cho đến khi vàng giòn. 

Khá giống với món chả giò của người Việt
Khá giống với món chả giò của người Việt

Người dân Trung Hoa dùng món chả giò trong dịp Tết với mong muốn một năm sung túc, đủ đầy, giàu sang, phú quý. Do ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc dưới 1000 năm đô hộ Bắc thuộc vậy nên chả giò cũng là món ăn khá quen thuộc của người dân Việt mỗi dịp Tết đến xuân về

Xem thêm: Món ăn truyền thống của người Nhật dịp Tết tại đây

Bánh trôi tàu

Bánh trôi tàu là món ăn chính trong Lễ hội đèn lồng của Trung Quốc. Tuy nhiên, ở miền Nam Trung Quốc, mọi người ăn món ăn này trong suốt dịp Tết Nguyên đán.

Cách phát âm và hình dạng tròn của bánh trôi tàu có liên quan đến sự đoàn tụ và ở bên nhau. Đó là lý do tại sao món ăn này được người Trung Quốc ưa chuộng trong dịp năm mới với mong muốn gia đình sum vầy

Bánh trôi tàu của người Trung Hoa cũng khá giống với món bánh trôi của người Việt. Bánh có hình tròn, vỏ được làm bằng bột gạo nếp, bên trong là các loại nhân ngọt như vừng, bột đậu, trái cây khô… Yuanxiao có vị ngọt, thơm và ăn rất ngon. 

Tết Trung ăn gì
Tết Trung ăn gì

Việt Nam cá chép được ưu ái sử dụng trong dịp Ông Công, Ông Táo còn với người Trung ngoài việc sử dụng cá chép thì họ còn dùng thêm cả cá diếc, cá da trơn. Bởi lẽ chữ “diếc” đồng âm với chữ “ji” có nghĩa là tốt lành, cá chép có phát âm khá giống “ly” nghĩa là may mắn, cá da trơn có “catfish” và “nianyu” được phát âm giống nhau nên thể hiện sự dư dả hay cá hồi thể hiện sự phú quý… 

Tuy nhiên, có một lưu ý rất quan trọng khi ăn cá trong dịp Tết của người Trung Quốc là phải ăn nó cuối cùng trên bàn và chỉ ăn mình cá để thừa lại đầu và đuôi. Việc làm này với mong muốn hy vọng sẽ dư giả từ đầu năm đến cuối năm.  

Quả may mắn

Nếu người Việt bày mâm ngũ quả khi kết hợp lại sẽ được một câu nguyện ước may mắn, thì với người Trung Hoa việc lựa chọn các loại trái cây có hình tròn và màu vàng tượng trưng cho sự dồi dào, thịnh vượng hay có cách phát âm thể hiện sự tốt lành sẽ được ưu tiên hơn cả.

Trong đó, loại trái cây thường được sử dụng trong dịp Tết Nguyên Đán của người Trung Quốc chính là cam, quýt, bưởi, … Ngoài màu sắc đặc trưng, cam còn được phát âm giống từ  “ju” tức điềm lành, còn bưởi thì thể hiện sự giàu có và thịnh vượng.

Mong rằng, với những chia sẻ trên của trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội sẽ giúp cho các bạn trẻ hiểu hơn về Tết cổ truyền của người Trung Hoa và các món ăn trong dịp Tết Nguyên Đán

 

Xem thêm: Ngành tiếng Trung Quốc tại FTC tại đây