Trung gian tham gia vào hoạt động phân phối sản phẩm, dịch vụ là mắt xích quan trọng để sản phẩm đến được tay người tiêu dùng đồng thời hỗ trợ nhiều hơn cho nhà sản xuất nhằm giảm chi phí, hạn chế rủi ro. Vậy thành phần trung gian gồm những tổ chức, cá nhân nào? Cùng tìm hiểu chi tiết qua bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết
Trung gian phân phối là gì?
Thông thường, dòng chảy của sản phẩm sẽ đi từ nhà sản xuất đến nhà phân phối, đại lý đến điểm bán lẻ và cuối cùng mới đến tay người tiêu dùng cuối. Trừ nhà sản xuất và người tiêu dùng cuối thì tất cả những cá nhân, tổ chức tham gia làm cầu nối giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng trong vấn đề phân phối sản phẩm được gọi là trung gian trong kênh phân phối.
Sở hữu cần có sự tham gia của các trung gian trong kênh bởi chúng đóng vai trò then chốt cho cả bên bán (doanh nghiệp sản xuất – phân phối) và bên mua (người tiêu dùng).
Nhờ các mối quan hệ, kinh nghiệm cũng như khả năng tiếp cận thị trường… các trung gian sẽ giải quyết được bài toán phân phối hóc búa mà nhiều doanh nghiệp gặp phải. Hay nói cách khác, trung gian chính là “mắt xích” lo đầu ra cho sản phẩm của nhà sản xuất.
Các trung gian trong kênh phân phối hiện nay bao gồm có: Nhà bán buôn, nhà bán lẻ và các đại lý phân phối. Mỗi trung gian sẽ thực hiện phân phối và đảm nhiệm các vai trò khác nhau đảm bảo hoạt động phân phối trong kênh diễn ra trơn tru, mượt mà.
Nhà bán lẻ
Retailers (nhà bán lẻ) đóng vai trò trung gian quan trọng trong việc đưa sản phẩm từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Họ mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn, sau đó bán lại cho người tiêu dùng với số lượng nhỏ hơn và mức giá cao hơn để kiếm lợi nhuận. Retailers có thể là các cửa hàng truyền thống, cửa hàng trực tuyến hoặc các mô hình kinh doanh kết hợp cả hai.
Không phải tất cả nhà bán lẻ đều mua và bán sản phẩm từ Distributor (nhà phân phối). Do doanh nghiệp bán lẻ phải bán hàng trực tiếp cho người tiêu dùng nên họ cũng phải Marketing sản phẩm một cách hiệu quả để thu hút khách hàng.
Trong trường hợp thương hiệu hướng tới người tiêu dùng trực tiếp, thương hiệu đó xử lý toàn bộ quá trình sản xuất sản phẩm, tiếp thị và bán trực tiếp cho người dùng cuối mà không thông qua bất kỳ trung gian nào
Xem thêm: Các kỹ năng mềm dành cho sinh viên kinh tế tại đây
Nhà bán buôn
Wholesaler (nhà bán buôn) là một trung gian phân phối quan trọng, đóng vai trò trung gian trong chuỗi cung ứng, mua hàng hóa với số lượng lớn từ Distributor (nhà phân phối) hoặc nhà nhập khẩu, sau đó bán lại cho các Retailers hoặc Wholesaler khác với giá thấp hơn để kiếm lợi nhuận. Nhà bán buôn không bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Nhà bán buôn thường mua hàng hóa theo số lượng lớn từ các nhà sản xuất hoặc nhà cung cấp, do đó thường có khả năng đàm phán giá cả và điều chỉnh lợi nhuận theo quy mô. Họ có thể lưu trữ, quản lý và phân phối hàng hóa, đồng thời cung cấp dịch vụ hỗ trợ khác như quảng cáo, Marketing, bảo hành hoặc dịch vụ sau bán hàng.
Nhà bán buôn có vai trò quan trọng trong chuỗi cung ứng và hệ thống phân phối hàng hóa, đóng góp vào sự tiếp cận và phân phối hiệu quả của các sản phẩm đến người tiêu dùng cuối cùng.
Xem thêm: Tìm hiểu về 4P trong marketing thương mại tại đây
Đại lý phân phối
Distributor là đại lý phân phối, là một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng hàng hóa, đóng vai trò trung gian kết nối giữa nhà sản xuất và các đại lý, cửa hàng bán lẻ hoặc trực tiếp đến người tiêu dùng. Họ thực hiện việc mua hàng hóa với số lượng lớn từ nhà sản xuất, sau đó lưu trữ trong kho và phân phối lại cho các đơn vị Wholesaler, Retailers hoặc khách hàng.
Ngoài việc cung cấp sản phẩm, đại lý phân phối còn đảm nhiệm nhiều chức năng khác như hỗ trợ thông tin kỹ thuật về sản phẩm, dịch vụ bảo hành, sửa chữa, hỗ trợ marketing và bán hàng cho các đại lý, cửa hàng. Nhờ vậy, đại lý phân phối giúp cho việc phân phối sản phẩm đến tay người tiêu dùng được nhanh chóng, hiệu quả và tiết kiệm chi phí hơn.
Sự khác biệt giữa Retailers Wholesaler & Distributor
Retailer (nhà bán lẻ)
Là một doanh nghiệp hoặc cá nhân mua hàng từ nguồn cung cấp và bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán lẻ là trung gian phân phối thường hoạt động thông qua các cửa hàng bán lẻ, siêu thị, trang web mua sắm trực tuyến hoặc các kênh bán hàng phổ biến hiện nay. Vai trò chính của nhà bán lẻ là cung cấp sản phẩm và dịch vụ cho người tiêu dùng thông qua các điểm bán hàng.
Xem thêm: Các vị trí phổ biến trong ngành marketing tại đây
Wholesaler (nhà bán buôn)
Là một doanh nghiệp hoặc cá nhân mua hàng số lượng lớn từ nhà sản xuất hoặc nhà Distributor và bán lại cho các Retailers, doanh nghiệp hoặc khách hàng. Nhà buôn thường mua hàng với giá sỉ và bán lại với giá bán buôn, tạo ra lợi nhuận từ sự khác biệt giữa giá mua và giá bán.
Distributor (Đại lý phân phối)
Là doanh nghiệp chịu trách nhiệm vận chuyển, lưu trữ và phân phối hàng hóa từ nhà sản xuất đến Retailers, Wholesalers hoặc khách hàng cuối cùng. Nhà phân phối thường có vai trò trung gian giữa nhà sản xuất và người tiêu dùng. Họ quản lý quá trình vận chuyển, kho bãi và các hoạt động liên quan để đảm bảo các sản phẩm được phân phối đúng địa điểm, đúng thời gian và đúng số lượng.
Ngoài tìm hiểu các thông tin về phân phối, Marketing còn mở rộng thêm với 3 chữ P cốt lõi khác là Sản phẩm, Giá cả và Xúc tiến. Ngày nay, khi marketing phát triển và ngày càng khẳng định vai trò của mình trong hoạt động kinh doanh và sản phẩm. Không chỉ dừng lại ở 4P mà còn mở rộng phát triển lên 7P, 9P và 11P.
Để biết thêm đa dạng các thông tin và kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực siêu hot trong thời đại số 4.0, thí sinh có thể đăng ký xét tuyển và theo học ngành marketing thương mại tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC). Liên hệ hotline 0866 981 669 để được tư vấn hướng nghiệp và hướng dẫn xét tuyển nhanh chóng
Xem thêm: Giới thiệu ngành marketing tại đây