Logistics được đẩy mạnh phát triển trong những năm gần đây ngoài việc vận chuyển qua đường bộ, đường sắt, đường hàng không, vận chuyển qua đường biển khá phổ biến và mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, có đa dạng các cảng biển trải dài khắp các tỉnh thành nước ta, kết hợp với việc nước ta có đường bờ biển kéo dài, là nơi hội tụ, cửa ngõ của hoạt động vận tải biển quốc tế. Vậy nên, việc phát triển dịch vụ vận tải biển khá dễ dàng.
Nội dung bài viết
Marketing dịch vụ cảng biển là gì?
Nghe thuật ngữ này có thể thấy khá mới lạ với những bạn không am hiểu về lĩnh vực marketing. Hiểu một cách đơn giản để bán được một sản phẩm, dịch vụ nào đó và để sản phẩm đó được nhiều người biết đến cần phải có sự góp mặt từ các hoạt động, chiến lược marketing.
Với dịch vụ cảng biển cũng vậy, để tiếp cận các đối tượng khách hàng mục tiêu đó là các hàng tàu, những người vận tải, shipper, … cần phải có các hoạt động marketing. Cũng giống với các sản phẩm, dịch vụ khác đều có đối tượng khách hàng mục tiêu, thị trường tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, sản phẩm, dịch vụ thay thế, ….Để làm tốt chiến lược marketing hiệu quả, cần xác định, làm rõ các vấn đề trên làm căn cứ đề đề xuất các phương án thực hiện. Vậy nên trong việc marketing dịch vụ cảng biển, việc đầu tiên phải làm đó chính là làm cho mọi người nhận biết được sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp đang bán và bán cho ai.
Bởi lẽ, trên thực tế không phải mọi người trong doanh nghiệp đều thấu hiểu, nhân viên ở các bộ phận chức năng thường hoạt động theo nghiệp vụ chuyên môn sâu mà thiếu quan tâm đến một trong những mục tiêu cuối cùng của doanh nghiệp là phục vụ khách hàng.
Đánh giá chung về thực trạng Marketing dịch vụ cảng
Có rất nhiều các tiêu chí và phương pháp đánh giá về các vấn đề để đề xuất chiến lược marketing hiệu quả, đúng trọng tâm. Một trong những phương pháp phổ biến đó chính là dựa vào ma trận SWOT để phân tích và đưa ra chiến lược trong tương lai.
Điểm mạnh (Strength)
S1: Việc kinh doanh cảng biển được chính quyền địa phương ủng hộ, thông qua các chính sách ưu đãi về đất đai, quy hoạch, đào tạo, quảng bá hình ảnh cảng, chính sách hỗ trợ vốn khi gặp khó khăn, …
S2: Đa phần các cảng được lựa chọn và xây dựng tại những nơi có vị trí địa lý tốt như kín gió, có đê chắn sóng, gần tuyến hàng hải quốc tế, có đường giao thông thuận lợi nối vào cảng,….
S3: Để gia tăng sự cạnh tranh trong hoạt động xuất- nhập khẩu, các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ cảng biển đều tập trung hướng đến đáp ứng tối đa nhu cầu cho khách hàng và tạo sự khác biệt về dịch vụ thông qua: năng suất xếp dỡ cao, chất lượng dịch vụ tốt, an toàn cho tàu và hàng hóa, lắng nghe khách hàng, chăm sóc khách hàng tốt, chính sách hậu mãi,…
S4: Thể hiện tính chuyên nghiệp cao ở cảng, sự cởi mở của các cơ quan quản lý chuyên ngành về hàng hóa và cảng biển.
Điểm yếu (Weakness)
W1: Công tác quản lý Doanh nghiệp theo kiểu cũ, bộ máy quản lý còn cồng kềnh, kém hiệu quả, chưa coi trọng và đẩy mạnh trọng tâm, định hướng vào công tác bán hàng và thị trường.
W2: Nhân viên cảng đôi lúc chưa linh hoạt trong cách xử lý, làm việc với khách hàng khiến họ không hài lòng, dễ đánh mất khách hàng, khó xây dựng được hệ thống khách hàng trung thành.
W3: Chưa thực sự áp dụng tối đa các thành tựu khoa học- công nghệ trong việc kinh doanh và quản lý doanh nghiệp
Cơ hội (Opportunity)
O1: Đất nước đang trên đà hội nhập sâu rộng và ngày càng đẩy mạnh hoạt động giao thương quốc tế đồng thời đẩy mạnh hoạt động kinh tế vùng miền phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất nhập khẩu hàng hóa nội địa và quốc tế tăng trưởng mạnh mẽ.
O2: Đa phần các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cảng biển đều đã và đang có chiến lược kinh doanh phát triển tốt, ngày càng đẩy mạnh đầu tư phát triển cảng đúng hướng, cung ứng dịch vụ theo thị trường mục tiêu.
O3: Sự phát triển kinh tế kéo theo nhiều khu công nghiệp sản xuất có vốn đầu tư trong nước và nước ngoài, đồng thời giao thông được đẩy mạnh giúp việc kết nối cảng biển đến các vùng kinh tế mới dễ dàng hơn.
Thách thức (Threat)
T1: Sự cạnh tranh gay gắt giữa các cảng biển trong nước và quốc tế.
T2: Khách hàng yêu cầu giảm mạnh giá cước và tăng chất lượng dịch vụ tác động đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
T3: Sự khủng hoảng kinh tế kéo theo sự khủng hoảng các hãng tàu làm giảm lượng lưu thông, ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh và chiến lược kinh doanh.
Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing dịch vụ cảng biển
Từ việc phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức ở phần trên trong ma trận SWOT. Có thể vận dụng để đề xuất các chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing liên quan đến các vấn đề chính như sau:
Định hướng dịch vụ và khách hàng
Trong môi trường cạnh tranh để bảo đảm phát triển bền vững, việc phát triển cảng biển phải định hướng vào sản phẩm và khách hàng. Cần xác định rõ sản phẩm, dịch vụ kinh doanh của mình có những đặc điểm gì và dựa vào đó xác định chân dung khách hàng họ là ai?
Bởi lẽ xác định đúng đắn sản phẩm, dịch vụ và chân dung khách hàng là yếu tố cốt lõi giúp việc định hướng, đề xuất các hoạt động kinh doanh, chiến lược marketing đúng đắn và hiệu quả. Xác định khách hàng muốn gì, cần gì, doanh nghiệp đáp ứng được những gì khách hàng yêu cầu để từ đó làm cơ sở nâng cao năng lực cạnh tranh để khách hàng hưởng lợi nhiều hơn từ sự đổi mới và cải tiến của cảng
Đồng thời cần xây dựng hình ảnh tốt đẹp trong mắt khách hàng và cộng đồng, trên cơ sở cung ứng dịch vụ hoàn hảo cho khách hàng. Xây dựng và quản trị thương hiệu công ty, sử dụng các phương tiện công cụ truyền thông để quảng bá hình ảnh cảng đến các hãng tàu, các nhà Logistics, các mainlines, feeders, và shippers.
Thiết lập hệ thống thông tin khách hàng để tiếp nhận và phản hồi các thông tin khách hàng nhanh chóng, kịp thời, tìm cách khắc phục các sản phẩm hỏng, sản phẩm không phù hợp và phản hồi thông qua các kênh thông tin.
Chính sách Marketing Mix
Marketing mix xoay quanh 4 vấn đề chính là sản phẩm, phân phối, giá, xúc tiến. Doanh nghiệp cần tập trung vào:
Chiến lược sản phẩm: Trong công tác bán hàng, đàm phán ký kết hợp đồng với các shippers, nhà vận tải, forwarder… doanh nghiệp cảng biển cần đáp ứng yêu cầu khách hàng theo đa dạng sản phẩm dịch vụ, năng suất cao, chất lượng tốt, thủ tục nhanh gọn, ….để thỏa mãn nhu cầu khách hàng
Chiến lược giá: áp dụng chiến lược giá phù hợp, vừa đảm bảo lợi nhuận vừa cạnh tranh với các đối thủ, đồng thời thường xuyên áp dụng các chính sách chiết khấu, giảm giá thành viên, …
Chiến lược phân phối: vận dụng tối đa kênh phân phối 1 cấp, đến trực tiếp khách hàng hoặc có thể sử dụng linh hoạt các đại lý, các nhà phân phối trung gian để tăng hiệu quả kênh.
Chiến lược xúc tiến: thực hiện đa dạng các hình thức như quảng cáo trên các phương tiện cả offline và online, có các chính sách khuyến mãi vào những dịp đặc biệt, lễ, tết, đẩy mạnh hoạt động quan hệ công chúng, …
Xây dựng và quảng bá thương hiệu
Đây là một chiến lược rất quan trọng góp phần củng cố hình ảnh doanh nghiệp với khách hàng và cộng đồng. Việc đầu tiên cần chú trọng đến là sự Uy tín của một cảng thông qua việc cam kết cung cấp đúng sản phẩm, dịch vụ như hợp đồng đã ký kết, đề cao chất lượng, tính minh bạch và hướng tới lợi ích của khách hàng.
Tiếp đó là xây dựng hình ảnh thương hiệu đẹp trong mắt nhân viên của doanh nghiệp, cần thực hiện đúng trách nhiệm theo Luật lao động với nhân viên, quan tâm đến đời sống tinh thần của họ thông qua các buổi training, team building, …
Ngoài ra cũng cần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp trong cộng đồng thông qua các hoạt động thiện nguyện, tài trợ, các chiến dịch tổ chức sự kiện truyền thông được đăng tải trên các trang truyền thông, …..
Trên đây là một số đánh giá khách quan và phương hướng đẩy mạnh marketing dịch vụ cảng. Để biết thêm đa dạng các thông tin về logistics, các kiến thức về marketing thương mại, bạn có thể tham khảo hai ngành học này tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội.
Xem thêm: Cơ hội việc làm ngành logistics Tại đây