Tip phát triển tư duy logic hiệu quả

Có thể hiểu đơn giản tư duy logics chính là hành động phân tích một tình huống và đưa ra giải pháp hợp lý dựa trên bằng chứng và dữ kiện. Có rất nhiều cách để phát triển tư duy này, có thể tham khảo một vài gợi ý dưới đây cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội.

Xây dựng thói quen sáng tạo

Hãy dành nhiều thời gian hơn cho những sở thích sáng tạo như chơi nhạc, giải câu đố và đọc sách. Đây là một số sở thích và thói quen có thể kích thích trí óc và thúc đẩy tư duy logic một cách tốt hơn. Tư duy sáng tạo đến từ việc thực hành nhiều trong việc giải quyết vấn đề hơn. 

Nên xây dựng và rèn luyện thói quen sáng tạo từ sớm
Nên xây dựng và rèn luyện thói quen sáng tạo từ sớm

Một trong những cách tốt nhất để củng cố kỹ năng tư duy này đó là đặt câu hỏi về những điều mà chúng ta thường chấp nhận là sự thật. Việc thường xuyên đặt câu hỏi giúp nhìn nhận tình huống một cách toàn diện hơn, cho phép tiếp cận các vấn đề trong công việc một cách hợp lý và sáng tạo hơn. Đặt câu hỏi cũng là cách xây dựng thói quen sáng tạo rất hiệu quả. Đồng thời, có thể áp dụng phương pháp này ở bất cứ đâu, đặc biệt là tại nơi làm việc. 

Tạo được thói quen và duy trì tốt thói quen này sẽ hỗ trợ cho việc rèn luyện tư duy sáng tạo rất tốt. Có rất nhiều cách và phương pháp để rèn và nâng cao sự sáng tạo. Hãy lựa chọn và tìm ra phương pháp phù hợp và tối ưu nhất để đạt được kết quả như ý. 

Xem thêm: Sinh viên năm cuối nên làm gì để chuẩn bị cho tương lai tại đây

Học cách suy nghĩ mở, tư duy đa chiều

Suy nghĩ mở khuyến khích chúng ta tiếp cận thông tin và ý tưởng mới một cách cởi mở, không bị bó buộc bởi những định kiến ​​hay quan điểm cố hữu. Nó giúp nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó đưa ra những phân tích và đánh giá logic hơn.

Bên cạnh đó, một tư duy đa chiều đòi hỏi chúng ta phải xem xét tất cả các khía cạnh của một vấn đề trước khi đưa ra kết luận. Thay vì chỉ tập trung vào một quan điểm duy nhất, chúng ta cần cân nhắc các yếu tố khác nhau, cả ủng hộ và phản đối ý kiến ​​của mình.

Có thể khi mới làm quen với cách tư duy mở này sẽ rất khó khăn, chúng ta thường khá bó hẹp suy nghĩ, tư duy của bản thân. Vậy nên, hãy rèn luyện từ từ, ban đầu có thể mở ra ít phương án sau đó nâng cấp dần lên mở rộng vốn suy nghĩ và lựa chọn suy nghĩ, tư duy tốt nhất.  

Luôn nhìn nhận một vấn đề theo nhiều chiều hướng, khía cạnh
Luôn nhìn nhận một vấn đề theo nhiều chiều hướng, khía cạnh

Thực hành chia nhỏ

Nếu là người có tư duy tổng thể, thật khó để xem xét tất cả các chi tiết trước khi đi sâu vào và cố gắng đưa ra giải pháp. Tuy nhiên, một yếu tố quan trọng của tư duy logic là việc chia nhỏ các sự kiện riêng lẻ và kết nối chúng với một kết luận hợp lý. 

Bắt đầu bằng cách chia nhỏ một nhiệm vụ mà chúng ta phải làm trong cuộc sống hàng ngày. Ví dụ: nếu nhiệm vụ hằng ngày là “chuẩn bị đi làm”, hãy chia nó thành các nhiệm vụ như “đánh răng”, “tắm” và “mặc quần áo”. Cách thực hành này sẽ giúp phát triển thói quen tập trung vào các phần nhỏ hơn của các vấn đề lớn hơn.

Chia nhỏ các đầu mục công việc để tránh sự chồng chéo, dễ gỡ rối vấn đề
Chia nhỏ các đầu mục công việc để tránh sự chồng chéo, dễ gỡ rối vấn đề

Đảm bảo các đầu mục nhỏ được hoàn thành, tìm và gỡ rối được các vướng mắc nhỏ khi đó sẽ không bị dồn các đầu mối công việc. Mọi việc sẽ được gỡ và giải quyết nhanh chóng theo tư duy một chiều xuyên suốt.

Chúng ta có thể bị giới hạn trong cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, chẳng hạn như cố gắng tiếp cận một vấn đề theo cách vẫn thường làm vì nhìn chung nó có hiệu quả với chúng ta. Tuy nhiên, việc này có thể đang bỏ lỡ những con đường và giải pháp khác mà chúng ta thậm chí chưa bao giờ cân nhắc.

Hãy nhận biết cách người khác giải quyết vấn đề và chiến lược họ sử dụng, cho dù trong cuộc họp công việc, bài giảng trên lớp hay dự án nhóm. Hãy tò mò về lý do tại sao họ lại đưa ra những lựa chọn cụ thể và đi theo một hướng cụ thể.

Xem thêm: Nên chọn ngành phù hợp với năng lực và sở thích tại đây

Cố gắng đoán trước kết quả các quyết định

Khi nỗ lực củng cố kỹ năng tư duy logic, sẽ rất hữu ích nếu chúng ta xem xét những tác động mà các quyết định ở cả trong tương lai. Chúng ta càng chú ý đến kết quả của các quyết định của mình thì quá trình này sẽ càng trở nên dễ dàng hơn. 

Khi nghĩ ra giải pháp cho một vấn đề trong công việc, hãy thử nghĩ xem kết quả có thể xảy ra như thế nào. Cuối cùng sẽ thấy dễ dàng hơn khi nghĩ đến kết quả trước mắt và lâu dài của các quyết định của mình.

Dự đoán trước kết quả dù đúng hay sao không quan trọng
Dự đoán trước kết quả dù đúng hay sao không quan trọng

Suy nghĩ và cố gắng đoán trước được kết quả, đưa ra các phương án đề phòng dự bị sát với thực tết nhất sẽ là một khía cạnh quan trọng hỗ trợ rèn luyện và củng cố kỹ năng rất tốt. Vậy nên, đừng ngần ngại đoán trước các kết quả kể cả chúng nó sai vì khi thực hành nhiều sẽ hình thành tư duy phản xạ tốt, các lần dự đoán tiếp theo sẽ chính xác hơn

Sử dụng logic để giải quyết vấn đề

Logic giúp phân tích thông tin một cách có hệ thống, từ đó xác định các yếu tố chính, mối liên hệ giữa chúng và loại bỏ những thông tin không liên quan. Nhờ vậy, có thể nắm bắt bản chất vấn đề một cách rõ ràng và chính xác hơn. 

Hơn nữa, việc thường xuyên sử dụng logic để giải quyết vấn đề sẽ giúp hình thành thói quen tư duy logic trong mọi tình huống, đưa ra những nhận định, đánh giá chính xác và có cơ sở hơn. Nhờ vậy, chúng ta có thể học tập và làm việc hiệu quả hơn, cũng như có khả năng thích nghi tốt hơn với những thay đổi của môi trường xung quanh.

Logic là nền tảng vững chắc giúp tổ chức và sắp xếp thông tin một cách khoa học. Nhờ vậy, chúng ta có thể dễ dàng phân tích vấn đề một cách cẩn trọng và hiệu quả hơn từ đó giải quyết triệt để và nhanh chóng vấn đề

Xem thêm: 5 kỹ năng mềm không thể thiếu dành cho sinh viên tại đây