IT luôn được ví von là vua của mọi ngành nghề, là ngành học xong không lo thiếu việc làm và có mức thu nhập hấp dẫn. Nhưng thực hư có như vậy? Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội dự báo biến động và đánh giá thị trường nhân sự năm 2023 và dự báo xu hướng tuyển dụng Lập trình viên năm 2024
Nội dung bài viết
Tổng quan thị trường nhân sự ngành Lập trình 2023
Đối mặt với làn sóng sa thải ồ ạt, rất nhiều các doanh nghiệp và các ngành nghề bị trì trệ và kém phát triển. Tuy nhiên, vẫn có những ngành có chuyển biến tích cực, ít chịu tác động có thể kể đến là công nghệ thông tin.
Theo khảo sát và thống kê, đánh giá chung cho thấy mức lương bình quân của ngành lập trình năm 2023 không thay đổi nhiều so với năm trước đó. Đây là ngành nghề đòi hỏi sức sáng tạo và cường độ công việc cao. Vậy nên, mức lương của nghề lập trình viên vẫn thuộc top cao so với các vị trí công việc khác.
Mặt khác, nghiên cứu và khảo sát với khối doanh nghiệp IT và những nhà lập trình viên cho thấy ngôn ngữ lập trình được đa số các doanh nghiệp ưu tiên sử dụng đó chính là Javascript, Java.
Tiếp đó, các vị trí công việc được các ứng viên quan tâm và được các doanh nghiệp về công nghệ thông tin tuyển dụng nhiều nhất trong năm 2023 phải kể đến 3 vị trí. Đó là Software Developer, Tester/QA-QC và Business Analysis
Tuy nhiên, sự thiếu hụt nhân sự ngành Lập trình luôn là vấn đề khó khăn đối với thị trường lao động thuộc lĩnh vực công nghệ thông tin. Theo dự đoán giai đoạn 2023-2025, Việt Nam sẽ thiếu hụt từ 150.000 đến 200.000 Lập Trình Viên/Kỹ Sư IT hằng năm.
Mặc dù tỷ lệ sinh viên IT tốt nghiệp ra trường tăng qua các năm và số lượng rất lớn nhưng thực tế cho thấy chỉ có khoảng 30% đáp ứng đủ điều kiện về kỹ năng và trình độ chuyên môn để làm việc.
Có thể thấy rằng, các trường vẫn tập trung vào việc giảng dạy lý thuyết, ít thực hành dẫn đến tình trạng sinh viên không nắm vững được kỹ năng và rất khó bắt nhịp được với công việc. Mâu thuẫn giữa đào tạo tại các trường cao đẳng, đại học và yêu cầu tuyển dụng từ phía các doanh nghiệp vẫn là bài toán chưa có lời giải đáp.
Xem thêm: Việt Nam vẫn thiếu hụt hàng trăm nhân sự IT vì sao tại đây
Thị trường lao động ngành Lập trình cạnh tranh khốc liệt
Song song với cơ hội việc làm rộng mở, mức thu nhập đáng mơ ước, các lập trình viên phải đối mặt với nhiều thách thức lớn trong bối cảnh của thị trường việc làm đang suy thoái. Ngành Lập trình ngày càng cạnh tranh khốc liệt trên bản đồ thị trường lao động. Suy thoái kinh tế là thách thức to lớn nhất mà mọi ngành nghề phải đối mặt và lĩnh vực lập trình cũng không ngoại lệ.
Các doanh nghiệp phải thu hẹp quy mô, giảm ngân sách, cắt giảm nhân sự. Mức độ cạnh tranh về các vị trí công nghệ thông tin càng cao khi nguồn cung lớn nhưng cầu không đủ đáp ứng.
Thị trường việc làm IT cạnh tranh gay gắt về cả số lượng và chất lượng khi số lượng vị trí tuyển dụng ít đi nhưng số người tìm việc tăng lên và yêu cầu chất lượng ngày càng khắt khe hơn.
Điều này cũng đặt ra sự cản trở rất lớn đối với sinh viên ngành công nghệ thông tin vừa mới ra trường khi kinh nghiệm còn non nớt và sự vận dụng, va chạm thực tế còn hạn hẹp. Kéo theo hệ lụy to lớn đến việc tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp của bản thân.
Bởi lẽ, năm 2023 sự cạnh tranh và biến động về kinh tế khiến các doanh nghiệp bắt đầu đòi hỏi những nhân lực có tư duy và chuyên môn cao khi trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng phát triển, có thể những công việc trước đây được con người thực hiện sẽ được thay thế bởi máy móc hoặc phần mềm.
Đặc biệt trong năm 2023, Chat GPT như là 1 cơn sốt công nghệ, ảnh hưởng trực tiếp tới ngành lập trình, khi nó có thể giải quyết các vấn đề của người dùng một cách nhanh chóng và chính xác. Điều này là một thách thức lớn cho các lập trình viên trong việc nâng cao kỹ năng chuyên môn và thích ứng với xu hướng công nghệ mới.
Xem thêm: Những nơi làm việc tốt nhất ngành công nghệ thông tin tại đây
Xu hướng tuyển dụng ngành Lập trình 2024
Tiếp nối sự thành công và tổng quan biến động thị trường nhân sự lập trình viên năm 2023. Dự đoán năm 2024 nhu cầu tuyển dụng nghề lập trình vẫn tiếp tục gia tăng mạnh mẽ nhưng kèm theo đó là những yêu cầu khắt khe hơn và tỷ lệ cạnh tranh cao hơn.
Ngoài những kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn, các lập trình viên cần nâng cao kỹ năng của bản thân với sự hiểu biết về các công nghệ mới và đột phá như Cybersecurity, DevOps, AI và Machine Learning, Cloud Computing,…
Ngoại ngữ cũng là kỹ năng cần thiết, ít nhất phải có trình độ ngoại ngữ thành thạo ở mức cơ bản. Đây là một trong những yếu tố quan trọng trong quá trình tuyển chọn của nhà tuyển dụng.
Ngành công nghệ thông tin luôn là một lĩnh vực đầy tiềm năng và cơ hội phát triển lớn. Để có thể bắt kịp xu thế và đáp ứng được các tiêu chí của nhà tuyển dụng, nhân lực lập trình không chỉ đầu tư về kỹ năng chuyên môn, mà còn đòi hỏi kỹ năng mềm, đặc biệt là khả năng làm việc nhiều ngôn ngữ lập trình khác nhau.
Xem thêm: Tổng quan ngành công nghệ thông tin tại đây