Nỗi lo lắng của rất nhiều người học tại các trường Cao đẳng, Đại học là học xong ra trường khó tìm việc làm, lương thấp, thất nghiệp, …Và đó cũng là nỗi lo chung của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Cùng tìm hiểu các định hướng nghề, cơ hội việc làm dành cho sinh viên Quản trị qua bài viết dưới đây.
Nội dung bài viết
Quản trị kinh doanh học gì?
Đây là ngành học không còn quá xa lạ với các bạn sinh viên lựa chọn nhóm ngành kinh tế. Là ngành học phù hợp với cả đối tượng người học là nam và nữ, đặc biệt là những bạn trẻ năng động, có tinh thần thực chiến, đam mê kinh doanh.
Trước khi định hướng nghề nghiệp, cần phải hiểu ngành học Quản trị kinh doanh học những gì? Ngành học này mang 3 nét đặc trưng chính, đó là:
- Trang bị kiến thức đa dạng về kinh tế thương mại nhằm giúp sinh viên có thể nắm được công việc của nhiều vị trí trong tổ chức: được học hỏi nguồn kiến thức khá rộng từ kế toán, nhân sự, marketing cho đến quản lý điều hành, …
- Đào tạo cách quản lý vận hành tổ chức: Đây là mục đích chính của ngành học. Nhờ nguồn kiến thức bao quát, sinh viên tự tin trong vai trò lãnh đạo. Từ nền tảng học thuật, sinh viên có thể quản lý, phát triển và duy trì sự ổn định của tổ chức.
- Phát triển tư duy khởi nghiệp: Người học Quản trị kinh doanh luôn gắn liền với những phẩm chất như năng động, sáng tạo, không ngại thử thách. Do đó, bên cạnh các kiến thức kỹ năng, sinh viên còn liên tục được trau dồi tinh thần khởi nghiệp, khởi tạo những giá trị cho bản thân và xã hội.
Định hướng nghề cho sinh viên ngành Quản trị
Dựa trên những nội dung đào tạo chính của ngành học Quản trị kinh doanh dành cho người học, có thể thấy sinh viên ngành Quản trị kinh doanh có 2 hướng lựa chọn chính: làm việc trong các phòng ban thuộc tổ chức doanh nghiệp hoặc tự khởi nghiệp.
Hai con đường này có những lợi thế và thách thức riêng, không có con đường nào đúng hay sai chỉ có con đường phù hợp với mục đích, mong muốn và khả năng của bản thân. Hãy cùng FTC tham khảo các định hướng nghề nghiệp dưới đây để có quyết định lựa chọn phù hợp và đúng đắn nhất.
Xem thêm: 5 kỹ năng mềm không thể thiếu dành cho sinh viên kinh tế tại đây
Startup – khởi nghiệp
Nhiều bạn trẻ nhiệt huyết đã lựa chọn con đường khởi nghiệp để thỏa mãn bản thân và thử thách chính mình. Đây là con đường đầy thách thức nhưng không kém phần thú vị, phù hợp với những ai đam mê học hỏi và sẵn sàng đối mặt với khó khăn.
Khởi nghiệp từ sớm với tư duy của một nhà quản trị cùng những kiến thức chuyên môn đã nắm vững khi ngồi trên ghế nhà trường, chắc chắn sẽ là cẩm nang hữu ích giúp con đường khởi nghiệp bớt khó khăn hơn.
Khởi nghiệp, tự làm chủ doanh nghiệp, cửa hàng kinh doanh từ sớm sẽ tự do và chủ động về thời gian, tiền bạc không bị ràng buộc bởi lãnh đạo. Đồng thời, đây cũng là cách mang đến nguồn doanh thu khổng lồ nếu việc kinh doanh thuận lợi, suôn sẻ
Tuy nhiên, con đường này cũng đầy rẫy khó khăn đòi hỏi người đối mặt phải có “tinh thần thép” đặc biệt là áp lực về tài chính và sự cạnh tranh khốc liệt từ thị trường. Chỉ cần một chút sai lệch trong đường đi nước bước cũng có thể đối mặt với nguy cơ thua lỗ hoặc thất bại.
Nhân viên kinh doanh
Nhân viên kinh doanh có nhiệm vụ đưa ra các chiến lược kinh doanh, tìm kiếm cơ hội và thúc đẩy doanh thu lợi nhuận cho doanh nghiệp. Nhân viên sẽ thực hiện các hoạt động tiếp thị, tư vấn, bán sản phẩm dịch vụ, tìm kiếm và chăm sóc khách hàng tiềm năng.
Với những ai đam mê kinh doanh và không ngại khó khăn, quyết tâm hết mình đạt được mục tiêu thì Sales chính là định hướng rất đáng để xem xét, vì có thể nói đây là một trong những định hướng nghề nghiệp được trả lương cao nhất, đặc biệt là khi đạt được những vị trí từ manager trở lên.
Tất nhiên áp lực doanh số là điều không thể nào tránh khỏi được. Phần lớn những vị trí sales đều chấp nhận những bạn sinh viên mới ra trường hoặc không đòi hỏi quá nhiều kinh nghiệm. Tất nhiên với một trình độ tiếng Anh tốt và kỹ năng vững vàng, sẽ dễ dàng tìm kiếm công việc ở một doanh nghiệp lớn hơn.
Xem thêm: Sinh viên kinh tế thích hoạt động thực tế tại đây
Chuyên viên Marketing
Đây chắc chắn là một trong những lĩnh vực mà nhiều bạn trẻ thấy thích thú và muốn làm việc. Bởi đây là ngành nghề có cơ hội thăng tiến rõ ràng và rất phù hợp với người học ngành Quản trị kinh doanh.
Nghề Marketing rất phù hợp với những bạn trẻ Gen Z năng động, sáng tạo và luôn có tư duy đổi mới. Nhiệm vụ chính của chuyên viên marketing là lập kế hoạch dựa trên nghiên cứu thị trường, thực thi các chiến lược tiếp thị hiệu quả để tăng cường nhận thức thương hiệu với khách hàng mục tiêu, từ đó tăng doanh số bán hàng.
Công việc của vị trí này bao gồm: nghiên cứu thị trường, tâm lý và hành vi khách hàng, phân tích đối thủ cạnh tranh, lập kế hoạch marketing, sáng tạo nội dung, tổ chức các chiến dịch quảng cáo, đo lường hiệu quả…
Chuyên viên nghiên cứu thị trường
Công việc chính của vị trí này là nghiên cứu chuyên sâu về khách hàng, đối thủ cạnh tranh, thị trường theo khu vực và xu hướng phát triển của thị trường trong tương lai. Từ đó hỗ trợ các phòng ban khác lên kế hoạch tổ chức các hoạt động kinh doanh, tiếp thị, phát triển sản phẩm dịch vụ một cách hiệu quả.
Ngoài ra, nhân viên tại vị trí này cũng cần nghiên cứu các thị trường mới tiềm năng để mở rộng quy mô kinh doanh của công ty. Đây là công việc đòi hỏi tư duy trí óc, tính cẩn thận, chăm chỉ cao. Chính vì thế, vị trí định hướng nghề nghiệp này rất phù hợp với các bạn sinh viên nữ.
Quản trị nhân sự
Nếu là người có năng khiếu trong việc tương tác, óc nhạy bén và khả năng thấu hiểu người khác thì có vẻ như lĩnh vực nhân sự sẽ là sự lựa chọn rất phù hợp. Cũng giống như marketing, nhân sự (HR) cũng là lĩnh vực mà các bạn sinh viên ngành Quản trị kinh doanh được đào tạo mũi nhọn.
Đây là lĩnh vực sẽ phát triển mạnh mẽ trong tương lai theo dự báo của các chuyên gia. Vậy nên lựa chọn theo ngành nghề này sẽ mang đến cơ hội việc làm phong phú. Công việc bao gồm tuyển dụng, đào tạo và quản lý lực lượng nhân sự lao động trong tổ chức.
Xem thêm: Các môn học quan trọng ngành quản trị kinh doanh tại đây
Chuyên viên quản lý và chăm sóc khách hàng
Chuyên viên quản lý và chăm sóc khách hàng tập trung duy trì, phát triển mối quan hệ với khách hàng hiện tại và đề xuất các chiến lược cải thiện trải nghiệm của người tiêu dùng. Với công việc này, chuyên viên cần liên lạc trực tiếp với khách hàng để giải quyết thắc mắc, theo dõi báo cáo phản hồi của khách hàng, xử lý khiếu nại.
Có thể thấy rằng có rất nhiều hướng rẽ khác nhau dành cho sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Lựa chọn theo học ngành này sẽ mang lại rất nhiều cơ hội việc làm, người học không phải lo lắng “thất nghiệp”.
Để đăng ký xét tuyển và theo học ngành Quản trị kinh doanh tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC), thí sinh liên hệ hotline 0866 981 669 (cô Linh) để được tư vấn và hướng dẫn xét tuyển nhanh chóng