Người Việt chúng ta thực chất rất có năng khiếu trong việc học ngôn ngữ, tuy nhiên lại thường quá coi trọng việc học cấu trúc và từ vựng tiếng Nhật mà xem nhẹ việc luyện phát âm, điều đó khiến chúng ta gặp khó khăn trong quá trình giao tiếp. Do đó hiện nay nghe và nói chính là những kỹ năng được ưu tiên hàng đầu khi học bất kỳ một ngôn ngữ nào. Dưới đây FTC xin chia sẻ những bí kíp để bạn có một phát âm thật chuẩn chỉ như người Nhật nhé!
Nội dung bài viết
Đối với Nguyên âm
Trong tiếng Nhật có 5 nguyên âm cơ bản: あ (a), い (i), う (u), え (e), お (o). い (i) và お (o) có cách đọc tương tự như cách phiên âm, tức là vẫn có cách phát âm là “i”, “o” tương tự như tiếng Việt. Trong khi đó, あ (a) sẽ được phát âm nhẹ hơn một chút và う (u) thì khi phát âm sẽ có khẩu hình miệng chữ u nhưng âm thoát ra thành tiếng lại là ư, nên khi nghe, う (u) sẽ có vẻ lai giữa u và ư. え (e) cũng tưng tự như う (u) , âm thanh được phát ra lai giữa e và ê.
Khi đọc cả cụm “あいうえお” thì do tiếng Nhật có thanh điệu nên không đọc là “a i ư ê ô” mà sẽ đọc là “à i ư ề ộ” nhé. Tương tự vậy, hàng KA “かきくけこ” sẽ đọc là “cà ki cư kề cộ” trong tiếng Việt. Nhớ là phát âm nhẹ nhàng thôi nhé. Vì ngữ điệu của người Nhật có phần cao và nhẹ hơn tiếng Việt của chúng ta.
Xem thêm: Cơ hội việc làm dành cho sinh viên ngành ngôn ngữ Nhật tại đây
Đối với Phụ âm
– Hàng “ka” (かきくけこ): Phát âm như “ka ki kư kê cô” tiếng Việt.
– Hàng “sa” (さしすせそ): Như “sa shi sư sê sô”. Riêng “shi し” bạn không phát âm như “si” của tiếng Việt (chỉ có đầu lưỡi chạm kẽ hai hàm răng) mà phải phát âm nhiều âm gió là “shi” (áp cả lưỡi lên thành trên của miệng để tạo khe hẹp nhằm tạo ra âm gió). Tóm lại hàng này có âm “shi” là bạn phải chú ý phát âm sao cho nhiều âm gió nhất có thể. Bạn cứ tưởng tượng như phát âm “ch’si” vậy.
– Hàng “ta” (たちつてと = ta chi tsu te to): “ta te to” thì phát âm như “TA TÊ TÔ” tiếng Việt. “chi” thì như “CHI”. Riêng “tsu” thì phát âm gần như “chư” tiếng Việt nhưng hơi khác chút: Trong khi “chư” phát âm sẽ áp lưỡi lên thành trên miệng thì “tsu” chỉ chạm đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng để tạo âm gió ngắn và dứt khoát. Có thể tưởng tượng giống như khi phát âm “ch’xư” trong tiếng Việt vậy. Các âm “TA TE TO” thì một số người Nhật sẽ phát âm thành lai giữa “TA” với “THA”. Bạn nên phát âm “TA” rõ ràng dứt khoát hơn trong tiếng Việt bằng cách đặt đầu lưỡi vào kẽ hai hàm răng và phát âm dứt khoát.
– Hàng “na” (なにぬねの): Không có gì đặc biệt, phát âm là “na ni nư nê nô”.
– Hàng “ma” (まみむめも): Cũng không có gì đặc biệt => “ma mi mư mê mô”.
– Hàng “ra” (らりるれろ): Phát âm như “ra ri rư rê rô” nhưng nhẹ nhàng hơn, giống như lai giữa “ra” và “la” vậy. Nếu bạn phát âm “ra” theo kiểu tiếng Việt thì người Nhật nghe sẽ không hiểu. Còn nếu bạn phát âm là “la” thì người Nhật luôn hiểu. Bạn phải học cách phát âm nhẹ nhàng lai giữa “ra” và “la”. Các ca sỹ Nhật Bản khi hát sẽ phát âm là “la” cho điệu đàng.
– Hàng “wa wo” (わを): Phát âm như “OA” và “Ô”. Mặc dù “wo を” phát âm giống “o お” nhưng khi viết romaji vẫn viết là “wo” (không phát âm là “ua” đâu nhé).
– Hàng “ya yu yo”: Phát âm là “ya” (ia), “yu” (iu), “yô” (iô). Chú ý là phát âm “y” rõ và liền với âm sau chứ không phát âm thành “da”, “du”, “dô” hay “gia”, “giu”, “giô” nhé. Nếu bạn phát âm như vậy người Nhật sẽ nghe nhầm thành ざ, じゃ, v.v…. => Nên phát âm rõ ràng không nên cẩu thả.
Xem thêm: Tip học ngôn ngữ Nhật hiệu quả tại đây
Đối với Trường âm
Trường âm trong tiếng Nhật là những nguyên âm kéo dài, có độ dài gấp đôi các nguyên âm [あ] [い] [う] [え] [お] (theo wikipedia). Tức là khi đọc, trường âm có giá trị bằng một phách kéo dài nguyên âm trước nó. Chẳng hạn:
Hàng あ có trường âm là あ. Ví dụ: お母さん (okaasan);おばさん(obaasan).
Hàng い có trường âm là い. Ví dụ: おじいさん (ojiisan);おにいさん(oniisan).
Hàng う có trường âm là う. Ví dụ: 空気(kuuki);ゆうべ(yuube)
Hàng え là có trường âm là い. Ví dụ: 時計(tokei);せんせい(sensei). Chú ý: khi đóng vai trò là trường âm của hàng e thì chữ i được phát âm thành ê. Ví dụ: tokee; sensee
Hàng お có trường âm là う. Ví dụ: とおり;こうえん. Chú ý, khi âm u đóng vai trò là trường âm của o, thì nó cũng sẽ được phát âm như một âm o.
Cách phát âm trường âm khá đơn giản, nhưng người Việt chúng ta thường không quen phát âm kéo dài, nên thường bỏ qua điều này. Vấn đề này sẽ dẫn đến việc khi giao tiếp, người nghe cảm thấy khó hiểu.
Đối với âm tắc xát (âm ngắt)
Khi phát âm, âm ngắt được phát âm với độ dài tương đương 1 phách như với các âm khác. Nói cách khác, ta phải gấp đôi phụ âm đứng sau nó, hạ giọng và không được đọc lên chữ つ.
Ví dụ: かつて : Đã từng, trước kia . => Sau khi kéo dài và xúc âm sẽ làm thay đổi nghĩa của các từ: かって: ích kỷ, chỉ nghĩ đến bản thân.
しつけ: Sự giáo dục, lịch sự => しっけ: Sự ẩm thấp.
Học tiếng Nhật Bản tại FTC
Học ngôn ngữ Nhật dễ dàng hơn tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) – nơi sinh viên được tự học, tự thực hành và giao tiếp với người bản xứ. Với chương trình đào tạo được cập nhật, đổi mới thường xuyên cùng đội ngũ giảng viên giàu kinh nghiệm, sinh viên được đào tạo từ kiến thức cơ bản đến nâng cao. Chỉ với 3 năm, sinh viên tốt nghiệp được nhận bằng Cao đẳng chính quy có giá trị lâu dài và vĩnh viễn, đồng thời học liên thông lên đại học một cách dễ dàng. Vậy nên, hãy đăng ký xét tuyển và trở thành tân sinh viên ngành tiếng Nhật Bản tại FTC ngay nhé.
Để đăng ký xét tuyển liên hệ hotline 0866981669 ( cô Linh) để được tư vấn và hướng dẫn xét tuyển hoặc chuẩn bị hồ sơ xét tuyển gồm:
- 01 Phiếu đăng ký xét tuyển (theo mẫu của Nhà trường)
- 02 Học bạ photo công chứng
- 02 Bằng tốt nghiệp THPT hoặc giấy chứng nhận Tốt nghiệp tạm thời photo công chứng
- 02 Căn cước công dân photo công chứng
- 01 Giấy khai sinh photo công chứng
- 02 ảnh 3x4cm
- Lệ phí xét tuyển: 100.000 đồng/ hồ sơ
Địa chỉ nhận hồ sơ: P205, trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội – Số 1 phố Kiều Mai, P. Phúc Diễn, Q Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội
Hotline: 0866981669
Xem thêm: Giới thiệu tổng quan về ngành ngôn ngữ Nhật tại đây