Điện tử công nghiệp luôn giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước. Vậy nên, ngày càng có nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực này tạo nên sự thiếu hụt nhân lực lớn. Với sinh viên cao đẳng điện tử công nghiệp tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội khi tốt nghiệp có thể đảm nhận đa dạng các công việc với mức thu nhập hấp dẫn.
Nội dung bài viết
Vai trò của điện tử công nghiệp với nền kinh tế
Điện tử công nghiệp là ngành nghề khá trẻ so với các ngành nghề kỹ thuật khác nhưng có tốc độ tăng trưởng nhanh. Sự phát triển của ngành công nghiệp điện tử trở thành thế mạnh của các nước phát triển. Có thể nói, điện tử công nghiệp là thước đo trình độ phát triển kinh tế, kỹ thuật của các nước trên thế giới.
Bởi ngành này khắc phục được các hạn chế như gây ô nhiễm môi trường, không tiêu thụ nhiều kim loại, điện, nước, không chiếm diện tích rộng. Mặt khác, công nghiệp điện tử cũng là ngành cần lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao đòi hỏi được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp qua trường lớp.
Chính vì tầm quan trọng như trên, ngành học này được đẩy mạnh triển khai trong hoạt động đào tạo nghề nghiệp trọng điểm quốc gia và được đông đảo sinh viên lựa chọn theo học. Điện tử công nghiệp đã và đang trở thành một trong những ngành công nghiệp chủ chốt trong nền kinh tế của Việt Nam.
Thống kê mức lương trung bình ngành
Theo một số nghiên cứu tại các nước có nền kinh tế phát triển, kỹ sư điện điện tử là một trong những nghề nghiệp có mức thu nhập nằm trong top 10 nghề nghiệp có mức lương khởi điểm cao nhất hiện nay.
Theo thống kê khảo sát tại nước ta, hiện nay mức lương của ngành Điện tử Công nghiệp cũng khá hấp dẫn, dao động từ 6 – 8 triệu/ tháng đối với những người mới ra trường. Sau 1 – 2 năm, khi có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tăng lên, mức lương có thể lên đến 10 – 12 triệu /tháng.
Đặc biệt, nếu có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt, kết hợp với vốn ngoại ngữ thông thạo thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15 – 20 triệu/ tháng, có cơ hội làm việc với các tập đoàn nước ngoài, có cơ hội thăng tiến cao hơn nữa.
Các vị trí việc làm ngành Điện tử công nghiệp
Với tấm bằng cử nhân thực hành điện tử công nghiệp, bạn có thể làm việc tại các công ty, xí nghiệp, nhà máy, các cơ sở sản xuất kinh doanh có liên quan đến các thiết bị điện tử hoặc các trung tâm, cơ sở sửa chữa đồ dân dụng, điện tử. Bên cạnh đó, còn có thể làm việc tại các viện nghiên cứu, giảng dạy tại các cơ sở đào tạo chuyên ngành này.
Bạn có thể tham khảo một số vị trí công việc như:
Kỹ sư điện tử công nghiệp
Kỹ sư điện tử công nghiệp là người trực tiếp bảo dưỡng, kiểm tra, sửa chữa hệ thống mạch điện, thiết bị điện tử công nghiệp, bộ điều khiển khởi động hay bộ mạch kỹ thuật bằng công nghệ chuyên dụng như IC hay bộ vi xử lý.
Đồng thời cũng đảm nhận một số công việc quan trọng khác như: lắp ráp, vận hành thiết bị điện tử của các xí nghiệp hay dây chuyền công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa những dụng cụ liên quan tới mạch điện, thiết bị điện và điện nói chung.
Xem thêm: Các tố chất cần có của kỹ sư điện tử tại đây
Kỹ thuật viên cơ khí thang máy
Khi ngày càng có nhiều các tòa chung cư cao chọc trời mọc lên tại các khu đô thị thì nhu cầu sử dụng thang máy để di chuyển thuận tiện là rất lớn. Công việc chính của kỹ thuật viên cơ khí thang máy đó là chịu trách nhiệm cùng các đồng đội lắp đặt phần cơ và điện, test hệ thống điện thang máy, thang cuốn. Đồng thời chịu trách nhiệm trong việc lên kế hoạch, thực hiện bảo trì, bảo dưỡng, sửa chữa các thang máy theo yêu cầu của công ty.
Bên cạnh đó, họ cũng cần chủ động hướng dẫn cho khách hàng, đối tác về cách thức sử dụng và hướng dẫn cứu hộ thang máy. Khi có những sự cố đột ngột xảy ra, bạn cũng phải có mặt kịp thời để khắc phục tạm thời sau đó báo cáo lại cho giám sát để điều phối và sửa chữa hoàn chỉnh.
Với những yêu cầu công việc và sức nặng của công việc, nghề kỹ thuật viên cơ khí thang máy có mức lương khá cao. Với sinh viên ngành Điện tử công nghiệp mới ra trường, mức lương dao động từ 7-12 triệu đồng/ tháng.
Thợ điện dân dụng
Thợ điện được đánh giá là nghề không sợ thiếu việc làm bởi điện là nhu cầu thiết yếu và được sử dụng rộng rãi ở khắp mọi nơi. Việc sử dụng các thiết bị điện, điện tử trong một thời gian dài cũng sẽ không tránh khỏi bị hư hỏng dẫn tới nhu cầu về nhân lực sửa chữa ngày càng tăng cao.
Tại một cửa hàng chuyên lắp đặt, sửa chữa điện, điện tử gia dụng, người thợ làm việc ở đây được hưởng mức lương khá cao. Với thợ chính, lương mỗi tháng vào khoảng 13 – 15 triệu đồng, thợ phụ là 8 triệu đồng/tháng
Ngoài việc làm tại các cửa hàng, các nhà máy điện. Với đặc thù công việc này bạn có thể tự mở cửa hàng tại nhà để sửa chữa đồng thời kinh doanh thêm các sản phẩm đồ điện, điện tử. Kết hợp kinh doanh và sửa chữa, mức thu nhập hàng tháng của bạn sẽ rất cao đó.
Nhân viên bảo trì cơ khí
Với vị trí kỹ sư bảo trì cơ khí, mức thu nhập trung bình dao động từ 10 – 12 triệu đồng/ tháng. Các vị trí công việc chính cần phải đảm nhiệm đó là:
- Trực tiếp tham gia quá trình bóc tách vật tư, thiết kế, phân tích bản vẽ sản phẩm, máy móc theo yêu cầu của khách hàng.
- Giám sát quá trình thi công để hoàn thiện và khắc phục sai sót, hoàn tất sản phẩm như thiết kế.
- Thực hiện công việc kiểm tra, bảo trì cho máy móc, thiết bị của nhà xưởng và công trình.
- Tư vấn kỹ thuật cho các phòng ban khác.
- Đưa ra các đề xuất, ý tưởng để cải tiến, khắc phục vấn đề của máy móc, công nghệ.
- Tiến hành làm báo cáo và các công việc khác theo yêu cầu phân công của cấp trên.
Xem thêm: Tổng quan về ngành Điện tử công nghiệp tại FTC tại đây