Kinh tế – xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi con người cũng cần thay đổi để thích ứng kịp thời. Kỷ nguyên số, công nghệ 4.0 đòi hỏi người lao động cần có những phẩm chất và kỹ năng mềm nào để có thể phát triển và gắn bó lâu dài với công việc. Hãy cùng Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội tìm hiểu 3 tố chất vàng tại bài viết bên dưới.
Nội dung bài viết
Thái độ
Người lao động đang làm việc hay sinh viên mới ra trường luôn có 3 yếu tố gây ấn tượng với nhà tuyển dụng, đó chính là kiến thức, kỹ năng chuyên môn và thái độ làm việc. Đặc biệt, yếu tố mà các tập đoàn, công ty lớn ở Việt Nam kỳ vọng nhiều nhất đối với các nhân sự trẻ chính là thái độ tốt (sự kiên trì, bền bỉ, sự tận tâm, sẵn sàng phục vụ người khác, sự tin cậy…), chiếm tới 93%.
Theo đó, thái độ thể hiện xu hướng phản ứng của nhân sự đối với môi trường làm việc, gắn với nhận thức, cảm xúc và hành vi. Những thái độ tích cực như ham học hỏi, năng động, nhiệt huyết, đam mê thử thách và chăm chỉ nhiệt tình luôn nhận được niềm tin từ phía nhà tuyển dụng.
Kiến thức
Nhiều doanh nghiệp đã chia sẻ, những ứng viên tìm việc làm với các bằng cấp trường lớp và kinh nghiệm cần thiết có rất nhiều. Nhưng để tìm được một ứng viên lý tưởng với kỹ năng mềm hoàn hảo, đặc biệt là kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, thái độ hòa nhập và trách nhiệm nghề nghiệp thì lại rất ít.
Bên cạnh đó, có một số đặc điểm biến đổi so với trước đây do tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, đòi hỏi sự thay đổi trong công nghệ kỹ thuật số hay sự chuyển đổi ngành nghề, để phù hợp thị trường lao động đang phát triển và hội nhập.Do đó, lao động tay nghề cần phải đảm bảo các tiêu chuẩn chất lượng nghề nghiệp như: năng lực nghề nghiệp (am hiểu và ứng dụng nghề, thích ứng môi trường làm việc, dễ đào tạo nâng cao…), kỹ năng mềm đặc biệt, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm và hài hòa áp lực công việc.
Ngoài ra, nhân lực chất lượng cao cũng cần có những năng lực cốt lõi, đặc biệt là năng lực đổi mới sáng tạo, năng lực thích ứng với sự biến đổi nhanh chóng của công nghệ số. Song song đó, các tiêu chí nhân lực chất lượng cao mang tính quốc tế cần phải đáp ứng nhu cầu việc làm sau khi ra trường, thích nghi nhanh, dễ chuyển đổi điều kiện công việc, dễ đào tạo nâng cao, kỹ năng mềm, ngoại ngữ thành thạo, năng suất lao động cao…
Đặc biệt chú trọng những kỹ năng mềm về nhận thức, tư duy phản biện, sáng tạo ý tưởng, ra quyết định đúng đắn trong nhiều môi trường thử thách, biến động… Nhìn chung, sự kết hợp của công nghệ kỹ thuật số, vật chất và sinh học không chỉ tác động đến sự chuyển dịch cơ cấu lao động, mà còn hội tụ tất cả các kỹ năng xã hội và sáng tạo.
Xem thêm: Các hoạt động thường niên dành cho sinh viên khi lựa chọn theo học tại FTC tại đây
Kỹ năng chuyên môn
Hơn nữa, xu thế hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế toàn cầu cũng yêu cầu người lao động có những kỹ năng chuyên sâu mang tính toàn cầu hơn. Cụ thể, để cạnh tranh trong thời đại mới, người lao động cần sử dụng được nhiều hơn một ngôn ngữ, những kỹ năng phù hợp thực tế cũng cần được phát triển, để người lao động có thể làm việc trong môi trường đa quốc gia với các đồng nghiệp đến từ nhiều nơi trên thế giới.
Vấn đề quan trọng là phải dựa trên nền tảng chuyển đổi số như hiện nay để đào tạo cho người lao động ngày càng trở nên phù hợp hơn, tiếp cận nhanh hơn, dễ dàng hơn, khả năng thích ứng cao hơn với xã hội trong thời đại công nghệ số.
Do đó, đối với học sinh – sinh viên cần phải xác định mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng và đề ra hướng phát triển nghề nghiệp đúng đắn, không ngừng làm giàu kiến thức, kỹ năng, ngoại ngữ, thái độ hòa nhập và trách nhiệm nghề nghiệp… để kịp thời tiếp cận với xu thế mới của thị trường lao động một cách bền vững và nhanh chóng.
Xem thêm: Các ngành nghề không lo thất nghiệp tại đây