Không quá khó hiểu khi trong những năm gần đây số lượng các thí sinh bỏ đăng ký xét tuyển đại học bằng hình thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT tăng cao. Bởi hiện nay có đa dạng các hình thức xét tuyển và có đa dạng sự lựa chọn cho người học thay vì chọn học đại học như trước đây
Nội dung bài viết
Khá đông học sinh bỏ xét tuyển đại học
Theo thống kê trên hệ thống của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khoảng 337.000 thí sinh không đăng ký nguyện vọng, đồng nghĩa bỏ cơ hội vào đại học. Con số trên được thống kế và chốt và lúc 17h ngày 30/7 – thời điểm khóa cổng đăng ký xét tuyển đại học.
Tổng số thí sinh thi tốt nghiệp THPT là hơn 1,07 triệu. Như vậy, khoảng 337.000 em bỏ cơ hội đại học. Tỷ lệ thí sinh bỏ xét tuyển là 31,5%, giảm 2,6% so với năm ngoái.
So với 2 năm trước, số thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học tăng lên. Cụ thể, năm 2023, có hơn 660.000 thí sinh đã nhập nguyện vọng đăng ký xét tuyển trên Hệ thống, tương đương 65,9% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2023.
Trước đó, năm 2022, Bộ GD&ĐT ghi nhận hơn 616.000 thí sinh đăng ký tham gia xét tuyển đại học, chiếm tỉ lệ 64,1% so với số thí sinh đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Từ ngày 31/7 đến ngày 6/8, các thí sinh đã đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học cần nộp lệ phí trực tuyến qua Cổng Dịch vụ công quốc gia thông qua các kênh thanh toán ngân hàng, các ví thanh toán điện tử và kênh thanh toán di động với phí đăng ký là 20.000 đồng/ nguyện vọng .
Xem thêm: Vai trò của ngôn ngữ anh trong bối cảnh hội nhập tại đây
Nhiều thí sinh điểm cao bỏ đại học vào cao đẳng
Rất nhiều thí sinh bỏ xét tuyển đại học để lựa chọn học cao đẳng. Không chỉ là thí sinh có điểm trung bình, thấp, mà các thí sinh có điểm thi khá cao.
Mức điểm thi đó có thể đỗ được vào rất nhiều các trường đại học top giữa. Thế nhưng các thí sinh đã lựa chọn bỏ xét tuyển đại học, lựa chọn học cao đẳng nghề bởi vì muốn rút ngắn thời gian học, thực hành nhiều hơn để vừa ra trường sớm, lại có tay nghề để tìm công việc cho thu nhập tốt
Theo chia sẻ của các thí sinh, thời gian học đại học dài gấp đôi, học thiên về lý thuyết nên các môn lý thuyết nhiều. Trong khi đó, xu hướng mới hiện nay là muốn có tay nghề, đi làm sớm, thấy việc học lý thuyết xuông rất nhàm chán.
Nếu như vài năm trước khi, thí sinh trượt đại học mới vào cao đẳng. Thì hiện nay, có rất nhiều các thí sinh đã lựa chọn học cao đẳng từ đầu và không xét tuyển đại học. Đây là tín hiệu tích cực, cho thấy thí sinh có tìm hiểu kỹ càng và định hướng nghề nghiệp tốt hơn trước rất nhiều
Xem thêm: Các loại học bổng siêu hot tại FTC tại đây
Lợi thế khi học cao đẳng so với đại học
Có thể thấy, mỗi sự lựa chọn đều có những lý do riêng. Hệ cao đẳng có một số ưu điểm so với đại học như học phí phù hợp, thời gian học ngắn (2,5 – 3 năm) nhưng thực hành nhiều, tối thiểu khoảng 70% chương trình đào tạo.
Bên cạnh đó việc học nghề sớm mang đến nhiều cơ hội việc làm khi sinh viên vừa có kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm “thực chiến”. Việc thường xuyên được cọ xát, thực hành giúp các bạn trẻ xây dựng tác phong, thái độ làm việc chỉn chu. Đây là điều doanh nghiệp nào cũng chú trọng khi đánh giá ứng viên trong quá trình tuyển dụng.
Báo cáo điều tra lao động việc làm năm 2021 của Tổng cục Thống kê cho thấy số người thất nghiệp có bằng đại học trở lên chiếm 13,4%. Đây là mức “khá cao”, theo đánh giá của đơn vị khảo sát. Trong khi đó, tỷ lệ thất nghiệp của người có trình độ cao đẳng chỉ 5,3%.
Về mức lương, cũng theo báo cáo này, lao động có trình độ trung cấp, cao đẳng có thể kiếm khoảng 7 triệu đồng một tháng, còn đại học trở lên là 9,2 triệu đồng. Khoảng cách thực tế giữa cao đẳng và đại học có thể ít hơn, bởi nhóm có thu nhập trung bình 9,2 triệu đã gồm cả người có bằng thạc sĩ, tiến sĩ.
Thực tế, thu nhập của những sinh viên tốt nghiệp cao đẳng không thấp hơn bạn bè cùng ngành tốt nghiệp đại học. Nhiều ngành nghề 100% sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp, nhận lương 7-15 triệu đồng mỗi tháng. Mặt khác có một số ngành nghề đặc thù còn được hỗ trợ 70% học phí toàn khóa mang đến rất nhiều lợi thế cho người học.
Xem thêm: Top các ngành nghề dẫn đầu xu hướng tuyển sinh 2024 tại đây
Lựa chọn học tại Cao đẳng FTC
Với phương châm “Thực học, thực hành, thực nghiệp”, Cao đẳng FTC luôn hướng đến một môi trường giáo dục toàn diện, người học được phát triển trí tuệ, được nâng cao năng lực, được rèn luyện nhân cách và được học cách để hòa hợp và có thể phát triển sự nghiệp thành công.
Học Cao đẳng tại FTC, sinh viên có đa dạng sự lựa chọn về ngành nghề với nhiều ngành nghề hot, cơ hội việc làm rộng mở và nhu cầu tuyển dụng cao. Hiện nay, Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC) đang tuyển sinh và đào tạo với 17 mã ngành nghề được chia thành 4 nhóm ngành hướng đến đối tượng tuyển sinh chính là các thí sinh đã tốt nghiệp THPT.
Bốn nhóm ngành tại Cao đẳng FTC gồm:
- Nhóm ngành ngôn ngữ nước ngoài: Tiếng Anh, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Hàn Quốc, Tiếng Nhật
- Nhóm ngành công nghệ kỹ thuật: Công nghệ thông tin, Công nghệ kỹ thuật điện điện tử, Thiết kế đồ họa, Công nghệ kỹ thuật ô tô, Thiết kế đồ họa
- Nhóm ngành kinh tế thương mại: Thương mại điện tử, Quản trị kinh doanh, Marketing thương mại, Logistics
- Nhóm ngành du lịch dịch vụ: Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, Hướng dẫn du lịch, Kỹ thuật chế biến món ăn, Chăm sóc sắc đẹp
Với hàng loạt các mục tiêu và định hướng phát triển bền vững trong công tác giáo dục. Cao đẳng FTC sẽ luôn phấn đấu, nỗ lực từng bước hoàn thiện, đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo để xây dựng một môi trường học tập giúp người học phát triển toàn diện, đáp ứng đa dạng nhu cầu của mọi người học.
Xem thêm: Cao đẳng Ngoại ngữ mang đến cơ hội nghề nghiệp vững chắc tại đây