Lập trình web được chia thành rất nhiều mảng trong đó Back End và Front End là những nội dung quan trọng góp phần sáng tạo nên website hoàn chỉnh. Hai khái niệm này có những điểm gì khác nhau và cần nắm vững những kỹ năng gì để trở thành nhà lập trình sáng tạo website chuyên nghiệp. Tìm hiểu ngay bài viết dưới đây cùng Cao đẳng FTC.
Nội dung bài viết
Back End và Front End là gì?
Front-End là giao diện của một trang web, phần người dùng tương tác trực tiếp trên website. Chúng bao gồm tất cả những thứ mà người dùng có thể trải nghiệm trên một ứng dụng hay một website. Những thứ dễ dàng cảm nhận và nhìn thấy được hiển thị trên website như màu sắc, văn bản, hình ảnh, đồ thị, bảng biểu, menu điều hướng, …chúng đều thuộc Front – End.
Trái ngược với Front – End là những thứ người dùng có thể nhìn thấy và trải nghiệm được thì Back – End là những thứ người dùng không thể thấy được. Back-end của một trang web bao gồm ba thành phần: máy chủ, ứng dụng và cơ sở dữ liệu. Các nhà phát triển sẽ sử dụng các ngôn ngữ lập trình như Ruby, Python, PHP và Java, cũng như các công nghệ như Oracle, SQL Server và MySQL, để liên kết các thành phần này. Chúng hoạt động ở chế độ nền và cung cấp chức năng và trải nghiệm cho tất cả người dùng.
Một ví dụ so sánh dễ hiểu hơn về Back End và Front End trong lập trình web thuộc chuyên ngành công nghệ thông tin so với một bộ phim truyền hình. Đó là nếu Front End là mặt nổi, là những người diễn viên lên sóng truyền hình được đông đảo bạn trẻ và người hâm mộ biết đến thì Back End là những người đứng sau cánh gà từ đội ngũ ekip làm phim đến biên tập và đạo diễn, những người thầm lặng góp phần lên sự thành công của một bộ phim truyền hình.
Xem thêm: Top 3 ngành nghề lương cao khi ra trường tại đây
Điểm khác biệt giữa Back End và Front End
Các nhà phát triển back-end và front-end cần cộng tác và có sự phối hợp nhịp nhàng nhằm đảm bảo ứng dụng hoặc trang web chạy trơn tru, mượt mà. Lập trình web có 3 hướng để phát triển là lập trình Front end, lập trình back end và cuối cùng là lập trình full-stack. Trong đó, Backend và Front-end giống như hai mặt của cùng một đồng tiền. Mặc dù cả hai đều rất quan trọng đối với sự phát triển web, nhưng chúng khác nhau về vai trò, trách nhiệm và môi trường làm việc. Cụ thể:
– Về vai trò, trách nhiệm: Front-end đề cập đến giao diện người dùng (yếu tố trực quan của trang web) còn backend đề cập đến phía máy chủ của trang web hoặc ứng dụng, nơi mà người dùng không thể nhìn thấy
– Về môi trường làm việc: Các công cụ phát triển front-end phổ biến nhất là jQuery và HTML5, trong khi đó các công cụ phát triển back-end phổ biến là MySQL và PHP.
Xem thêm: Học lập trình web mất bao lâu có thể đi làm tại đây
Lập trình Front-End cần những kỹ năng nào?
Đối với những người mới thì học lập trình Front end chính là lựa chọn lý tưởng, đơn giản hơn khá nhiều so với lập trình Back End. Trước tiên cần thành thạo ngôn ngữ đánh dấu siêu văn bản (HTML). Đây là một loại ngôn ngữ đánh dấu được sử dụng để tạo giao diện người dùng. Tiếp đó không thể không nhắc đến CSS là ngôn ngữ chi phối cách các thành phần bố cục, màu sắc và phông chữ của trang web được hiển thị.
HTML và CSS được biết tới là 2 trong số những ngôn ngữ lập trình cơ bản được sử dụng để phát triển được giao diện của website. Bởi thế, một lập trình viên Front End giỏi cần nắm bắt chi tiết, chắc chắn 2 ngôn ngữ cơ bản này. Lúc đó việc hoàn thành giao diện website theo yêu cầu mới được hoàn thành tốt, có được chất lượng cao như mong muốn.
Ngoài ra, JavaScript cũng đòi hỏi nhà lập trình web cần vận dụng thành thạo. Bởi đây là ngôn ngữ kịch bản nhằm sửa đổi và mở rộng chức năng của một trang web.
Công việc chính của các nhà lập trình viên Front End đều xoay quanh 4 frameworks phổ biến. Trong số nhiều frameworks của ngôn ngữ lập trình JavaScript thì cần được nắm bắt thêm đó là AngularJS, Backbone, Ember, và cuối cùng là ReactJS.
Những frameworks này sẽ là công cụ hỗ trợ đắc lực hoàn thành tốt được công việc của một nhà lập trình web nói chung và nhà lập trình viên Front End nói riêng. Từ đó, góp phần tạo ra được giao diện web chất lượng.
Xem thêm: Gợi ý cách học lập trình Android hiệu quả tại đây
Những kỹ năng cần có của nhà lập trình Back-End
Để trở thành một nhà lập trình web chuyên nghiệp đặc biệt là lập trình Back – End cần phải thường xuyên rèn luyện và thành thạo các ngôn ngữ lập trình sau:
- Java: Là ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất cho các trang web và ứng dụng như Netflix, Tinder, Google Earth và Uber.
- Ruby on Rails (RoR): Đây là ngôn ngữ được ưa chuộng bởi các Developer, nó giúp việc lập trình BackEnd trở nên dễ dàng hơn.
- Python: Python là một trong những ngôn ngữ lập trình được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới. Một số trang web và ứng dụng sử dụng ngôn ngữ Python: Spotify, Google, Instagram, Reddit, Dropbox.
- PHP: Ngôn ngữ lập trình này khá dễ học. Đây cũng là ngôn ngữ lập trình được sử dụng cho các website như Facebook, Wikipedia, Tumblr, MailChimp và Flickr.
Bên cạnh đó, các nhà phát triển backend cũng cần có kiến thức sâu rộng về các công nghệ quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau. Hiện nay, có 2 loại cơ sở dữ liệu có sẵn trên thị trường đó là SQL và NoSQL.
– Cơ sở dữ liệu SQL: là nơi dữ liệu được lập sơ đồ trong một bảng và mỗi bảng sẽ được liên kết với nhau, hoạt động trên các truy vấn và tạo ra kết quả dựa trên chúng.
– Cơ sở dữ liệu NoSQL: không cần cấu trúc dữ liệu trước, hoạt động trên JSON (JavaScript Object Notation) và XML (Ngôn ngữ đánh dấu mở rộng).
Như vậy có thể thấy rằng để trở thành nhà lập trình web có rất nhiều hướng đi và ngã rẽ, có thể lựa chọn theo hướng Back End hoặc Front End tùy vào khả năng, niềm yêu thích và mục tiêu phát triển công việc của mỗi người.
Để làm được điều đó, việc trau dồi rèn luyện kiến thức, nâng cao kinh nghiệm và trải nghiệm bản thân là điều rất cần thiết và quý giá. Việc sở hữu tấm bằng Cao đẳng, Đại học các chuyên ngành liên quan đến công nghệ thông tin cũng là tấm thẻ đen quyền lực giúp các nhà tuyển dụng có tiêu chí đánh giá khách quan hơn.
Vậy nên, nếu đang có mong muốn phát triển bản thân theo con đường trở thành lập trình viên, người học có thể lựa chọn theo học ngành công nghệ thông tin tại Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội (FTC).
Chỉ với 3 năm học tập và rèn luyện tích lũy kiến thức và trau dồi kỹ năng, sinh viên hoàn thành chương trình học được cấp bằng cao đẳng chính quy có giá trị lâu dài trên toàn quốc, đồng thời có thể tham gia học liên thông lên đại học dễ dàng.
Xem thêm: Giới thiệu ngành công nghệ thông tin tại đây