Mỗi dịp Tết đến Xuân về, nhà nhà lại tất bật chuẩn bị mọi thứ thật chu đáo, tỉ mỉ, cẩn thận mọi thứ mong một cái Tết thật vui vẻ, đầm ấm bên những người thân yêu và mong ước một năm mới tràn đầy may mắn, tài lộc. Một trong những điều rất quan trọng vào ngày Tết bạn cần chuẩn bị đó chính là mâm ngũ quả. Cùng khám phá các cách trưng bày mâm quả vào dịp Tết Nguyên Đán của từng vùng miền.
Nội dung bài viết
Mâm ngũ quả ngày Tết
Mâm ngũ quả là một trong những điều quan trọng không thể thiếu để trưng bày trên bàn thờ gia tiên trong những ngày Tết Nguyên Đán của người Việt thể hiện lòng hiếu thảo, tôn kính và ước mong những điều tốt lành sẽ đến trong năm mới.
Sở dĩ có sự xuất hiện của ngũ quả bởi dựa trên quan niệm dân gian về ngũ hành gồm kim loại (kim), nước (thủy), gỗ (mộc), lửa (hỏa) và thổ (đất) đã ăn sâu vào tiềm thức và đời sống văn hóa các dân tộc phương Đông, trong đó có người Việt Nam.
“Ngũ quả” chỉ sự tập trung đầy đủ các loại trái cây trong đất trời, thể hiện sự phát triển bền vững, mạnh mẽ với mong muốn âm dương hòa hợp, sinh sôi nảy nở. Và cũng bởi ý nghĩa trên, ông cha ta đã chọn 5 loại trái cây để cúng vào đêm giao thừa với ngụ ý rằng: những sản vật này được đúc kết từ biết bao công sức, mồ hôi và nước mắt của người lao động, kính dâng lên đất trời, thần thánh trong giờ phút linh thiêng của vạn vật sinh tồn. Từ đó, có thể thấy ý nghĩa của mâm ngũ quả ngày Tết vô cùng quan trọng và lớn lao biết nhường nào.
Xem thêm: 7 món ăn cổ truyền trong mâm cỗ ngày Tết Tại đây
Gợi ý cách bày mâm ngũ quả theo vùng miền
Mâm ngũ quả được bày biện bởi 5 loại quả, tùy vào từng vùng miền, nét đặc trưng văn hóa mà có những cách bày trí khác nhau.
Miền Bắc
Ở miền Bắc, đa số mọi người đều bày biện mâm ngũ quả theo thuyết Ngũ hành trong văn hóa phương Đông là nhất nhất vạn vật phải dung hòa cùng trời đất. Do đó, mâm ngũ quả cũng thường phải phối theo 5 màu: kim trắng, mộc xanh, thủy đen, hỏa đỏ, thổ vàng. Cũng bởi điều ấy mà mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc thường có 5 loại quả: chuối, bưởi, đào, hồng và quýt.
Cách trình bày phổ biến và truyền thống nhất là: để nải chuối ở dưới cùng, đỡ lấy toàn bộ các loại quả khác. Ở chính giữa là quả bưởi hoặc phật thủ vàng, đào, hồng, quýt thì bày xung quanh còn những chỗ trống có thể cài xen kẽ quất, táo hoặc quả ớt chín đỏ.
Miền Trung
Miền Trung được ví như là đòn gánh đỡ hai đầu Nam – Bắc của đất nước ta. Nơi đây vốn là mảnh đất nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt và không hề nhận được sự ưu ái của thiên nhiên ban tặng một chút nào, hàng năm còn gánh chịu vô số cơn bão lớn cuốn trôi hoa màu, tài sản của họ.
Do đó, vào dịp Tết Nguyên đán, ở đây rất ít hoa quả nên người dân cũng không quá câu nệ hình thức mà chủ yếu có gì cúng nấy và thành tâm dâng cúng lên tổ tiên, bày tỏ tấm lòng thành kính nhất. Bởi thế, mâm ngũ quả ngày Tết của mỗi nhà lại khác nhau và các loại quả đặc trưng của nơi đây, thường thấy nhiều là thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa…
Miền Nam
Nếu như người miền Bắc bày quả theo thuyết Ngũ hành với mong muốn may mắn, tốt lành thì người dân miền Nam lại bày biện mâm ngũ quả với mong muốn là “cầu sung vừa đủ xài” để bước sang năm mới đủ đầy, sung túc. Do đó, trong mâm ngũ quả ngày Tết miền Nam thường tương ứng với 5 loại quả: mãng cầu, sung, dừa, đu đủ và xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả dứa với mong muốn là con đàn cháu đống đầy nhà hay một cặp dưa hấu để cầu xin sự may mắn.
Trong khi, mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Bắc có thể thờ chuối, lê thì người miền Nam lại rất kỵ những quả này bởi có phát âm tương tự với những từ có ý nghĩa không tốt như chuối gần với từ chúi nhủi, làm ăn không phất lên được, cam, quýt với ý nghĩa cam làm quýt chịu, lê gần với lê lết, đổ bể, thất bại.
Xem thêm: Bí quyết nấu xôi ngon dẻo tại nhà tại đây
Ngành Nấu ăn tại FTC
Trên đây là những thông tin hữu ích FTC gửi tới bạn đọc về ý nghĩa và cách bày trí mâm ngũ quả theo văn hóa và đặc trưng của ba vùng miền Bắc – Trung – Nam trên dải đất hình chữ S thân thương.
Để có thêm nhiều hiểu biết và kiến thức hay về lĩnh vực văn hóa ẩm thực bạn nên lựa chọn theo học các khóa đào tạo chuyên sâu. Bạn nên lựa chọn theo học ngành Nấu ăn bởi:
Là ngành học tiềm năng: đa dạng các vị trí công việc với mức thu nhập hấp dẫn khi du lịch kết hợp nghỉ dưỡng ngày càng phát triển, nhu cầu của khách hàng cũng tăng cao với xu hướng “ăn ngon, mặc đẹp” tại các nhà hàng, khách sạn lớn.
Lộ trình thăng tiến rõ ràng: thực tập sinh → Phụ bếp → Trợ lý bếp → Đầu bếp → Trưởng nhóm → Bếp trưởng → Bếp trưởng điều hành → Giám đốc khối ẩm thực. Để chinh phục vị trí cao nhất trong lộ trình nghề bếp, xây dựng kiến thức, nghiệp vụ vững chắc chính là yếu tố quan trọng nhất.
Là ngành học có tỷ lệ sinh viên ra trường có việc làm cao nhất với con số ấn tượng đó là 90% sinh viên có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp. Làm việc trong lĩnh vực Du lịch & Ẩm thực nên có đặc quyền thường xuyên được đi du lịch, nghỉ dưỡng, học thêm bồi dưỡng kinh nghiệm, kỹ năng, được gặp gỡ giao lưu với người nước ngoài và có cơ hội làm việc tại nước ngoài.
Học nấu ăn ngon tại trường Cao đẳng Ngoại ngữ và Công nghệ Hà Nội để có cơ hội sở hữu bí quyết từ siêu đầu bếp. Đến với FTC, bạn được cung cấp kiến thức nền vững chắc, sát với thực tế và dựa trên nhu cầu thưởng thức ẩm thực của khách hàng.
Với thời gian đào tạo cao đẳng chính quy (3 năm) hoặc liên thông trung cấp lên cao đẳng (1 – 1,5 năm), sinh viên khi ra trường được nhận bằng Cử nhân thực hành ngành Kỹ thuật chế biến món ăn. Học nghề nấu ăn chuyên nghiệp tại FTC để có cơ hội việc làm ổn định, lương cao, thỏa mãn đam mê đầu bếp của bản thân và thấu cảm được chữ “Tâm” khi làm nghề!
Xem thêm: ngành nấu ăn tại FTC Tại đây